Doi moi kiem tra danh gia
Chia sẻ bởi Chu Duc Thuyet |
Ngày 02/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Doi moi kiem tra danh gia thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 4
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
LẬP KẾ HOẠCH KTĐG
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI
II. CÁC KHÁI NIỆM
III.ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
IV.LẬP KẾ HOẠCH
- Hiện nay chưa đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh.(Như giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học)
- Chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc để xem học sinh hình thành kỹ năng đến mức nào.
- Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THCS là dạy cách học,
Do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học".
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI
Một vài thay đổi đang được thử nghiệm chỉ là thiên về phần kỹ thuật của KTĐG, còn nhìn chung cách đánh giá hiện nay vẫn nặng về kiến thức sách vở mà chủ yếu là ở mức nhớ và tái hiện kiến thức, chu kỳ đánh giá chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy-học, và mục đích của KTĐG vẫn chủ yếu để phục vụ quản lý như xếp loại học sinh, xét lên lớp, cấp chứng chỉ, vv. Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho HS và GV về quá trình dạy-học của KTĐG hầu như luôn bị bỏ qua ở mọi môn học, mọi trình độ và moi cấp quản lý.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
II.CÁC KHÁI NIỆM
Đánh giá:
Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đánh giá kết quả học tập của hs đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định.
Chức năng đánh giá : nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học và điều chỉnh hoạt động này.
Chuẩn đánh giá: cái để làm căn cứ mà so sánh
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
2. Đảm bảo tính toàn diện
3. Đảm bảo tính hệ thống
4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
5. Đảm bảo tính công bằng
2.Kiểm tra:
“Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”;
Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập. Nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trog các kỳ thi, kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
III.ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1.Những điểm cần đổi mới:
Yêu cầu đánh giá.
Đổi mới hình thức đánh giá.
Phương thức đánh giá.
Phương tiện đánh giá.
Tiêu chí đánh giá.
Thiết kế ra đề.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học.
2.Những điểm cần lưu ý khi ra đề kt
Bám sát chuẩn đánh giá y/c cơ bản tối thiểu cần đạt được. Là can cứ đo chính xác mức độ nhận thức của học sinh
Tiến hành đúng thời điểm theo các hình thức đã quy định.
Đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị, độ khó độ phân biệt theo các cấp độ:nhớ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
3.Các khâu ra đề kt
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
3. Thiết lập bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Bước 4. Biên soạn câu hỏi
Việc biên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do khung đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:
LOẠI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng;
Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
LOẠI TỰ LUẬN
Câu hỏi phải đánh giá được nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp về trình bày và số điểm tương ứng;
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức
Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải rõ ràng.
Câu hỏi lưu ý: Độ dài; Mục đích; Thời gian để viết bài; Các tiêu chí cần đạt.
Nếu câu hỏi mở cần nêu rõ: bài làm sẽ chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6. Xem xét lại và biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
IV. LẬP KẾ HOẠCH
Các bước lập kế hoạch đánh giá
- Chuẩn bị.
- Lập Khung đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động.
Xây dựng chương trình hành động.
Hình thành kế hoạch đánh giá môn học.
Kiểm tra tính khả thi của môn học
2. Lập kế hoạch
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ !
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
LẬP KẾ HOẠCH KTĐG
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI
II. CÁC KHÁI NIỆM
III.ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
IV.LẬP KẾ HOẠCH
- Hiện nay chưa đề cao đến việc kiểm tra đánh giá ở lĩnh vực nhận thức của học sinh.(Như giáo viên mới chỉ đánh giá để biết được mức độ tiếp thu kiến thức và kỹ năng của người học)
- Chưa chú ý đến yêu cầu thực hiện những công việc để xem học sinh hình thành kỹ năng đến mức nào.
- Theo các nhà nghiên cứu giáo dục thì quan trọng nhất trong việc đào tạo ở THCS là dạy cách học,
Do vậy việc nâng cao mức độ đánh giá cần được quán triệt khi chọn nội dung đánh giá cũng như hình thức đánh giá và đặc biệt cần phải bảo đảm nguyên tắc "Kiểm tra đánh giá của giáo viên phải kích thích được sự tự kiểm tra đánh giá của người học và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và mức độ đạt được mục tiêu dạy học".
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI
Một vài thay đổi đang được thử nghiệm chỉ là thiên về phần kỹ thuật của KTĐG, còn nhìn chung cách đánh giá hiện nay vẫn nặng về kiến thức sách vở mà chủ yếu là ở mức nhớ và tái hiện kiến thức, chu kỳ đánh giá chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy-học, và mục đích của KTĐG vẫn chủ yếu để phục vụ quản lý như xếp loại học sinh, xét lên lớp, cấp chứng chỉ, vv. Trong khi đó, chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho HS và GV về quá trình dạy-học của KTĐG hầu như luôn bị bỏ qua ở mọi môn học, mọi trình độ và moi cấp quản lý.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
II.CÁC KHÁI NIỆM
Đánh giá:
Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đánh giá kết quả học tập của hs đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thông tin, xử lí thông tin và ra quyết định.
Chức năng đánh giá : nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học và điều chỉnh hoạt động này.
Chuẩn đánh giá: cái để làm căn cứ mà so sánh
1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
2. Đảm bảo tính toàn diện
3. Đảm bảo tính hệ thống
4. Đảm bảo tính công khai và tính phát triển
5. Đảm bảo tính công bằng
2.Kiểm tra:
“Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”;
Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập. Nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trog các kỳ thi, kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
III.ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1.Những điểm cần đổi mới:
Yêu cầu đánh giá.
Đổi mới hình thức đánh giá.
Phương thức đánh giá.
Phương tiện đánh giá.
Tiêu chí đánh giá.
Thiết kế ra đề.
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện và thiết bị dạy học.
2.Những điểm cần lưu ý khi ra đề kt
Bám sát chuẩn đánh giá y/c cơ bản tối thiểu cần đạt được. Là can cứ đo chính xác mức độ nhận thức của học sinh
Tiến hành đúng thời điểm theo các hình thức đã quy định.
Đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị, độ khó độ phân biệt theo các cấp độ:nhớ, nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
3.Các khâu ra đề kt
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra tự luận;
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
3. Thiết lập bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Bước 4. Biên soạn câu hỏi
Việc biên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do khung đề quy định.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau:
LOẠI TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
Hạn chế trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
Mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất một đáp án đúng;
Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
LOẠI TỰ LUẬN
Câu hỏi phải đánh giá được nội dung quan trọng của chương trình;
Câu hỏi phải phù hợp về trình bày và số điểm tương ứng;
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức
Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải rõ ràng.
Câu hỏi lưu ý: Độ dài; Mục đích; Thời gian để viết bài; Các tiêu chí cần đạt.
Nếu câu hỏi mở cần nêu rõ: bài làm sẽ chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6. Xem xét lại và biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
IV. LẬP KẾ HOẠCH
Các bước lập kế hoạch đánh giá
- Chuẩn bị.
- Lập Khung đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động.
Xây dựng chương trình hành động.
Hình thành kế hoạch đánh giá môn học.
Kiểm tra tính khả thi của môn học
2. Lập kế hoạch
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Chu Duc Thuyet
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)