Doi moi kiem tra danh gia
Chia sẻ bởi Phạm Xuân Công |
Ngày 27/04/2019 |
54
Chia sẻ tài liệu: Doi moi kiem tra danh gia thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
đổi mới kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của Học sinh
1.Cần nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học bộ môn:
Thực tế dạy học công tác kiểm tra, đánh giá có tác động rất lớn tới các khâu của quá trình dạy học, tới chất lượng giáo dục. "Thi gì- học nấy".
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK và phương pháp dạy học cần phải đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá bao gồm cả hai khía cạnh: Nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành.
Về nội dung: trước kia thường chỉ chú ý tới kiểm tra về kiến thức (ghi nhớ kiến thức là chủ yếu) . Nay cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, đánh giá về kĩ năng, thái độ.
Về phương pháp kiểm tra: trước kia thường đơn điệu chỉ bằng câu hỏi theo dạng "tự luận". Nay cần đưa thêm các dạng câu kiểm tra trắc nghiệm .
Mặt khác, trước đây HS hoàn toàn bị động, công việc kiểm tra đánh giá cho do giáo viên tiến hành. Nay cần chú ý để HS tham gia vào công tác kiểm tra đánh giá một cách chủ động
2. Xác định rõ ràng mục đích của việc kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra
Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.
Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu môn học để họ có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa, nếu cần thiết có thể kiến nghị điều chỉnh lại.
2. Nắm vững nội dung cần kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS phổ thông cần được đánh giá theo 6 mức độ:
(1) Nhận biết
(2) Thông hiểu
(3) Vận dụng
(4) Phân tích
(5) Tổng hợp
(6) Đánh giá
Về kĩ năng
Căn cứ vào nội dung của chương trình SGK và cách trình bày nội dung trong SGK (không chỉ cung cấp kiến thức qua kênh chữ mà còn chú trọng cung cấp kiến thức qua kênh hình: lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh...), việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ năng:
- Khai thác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức.)
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.
3. Nắm vững phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tự luận với câu hỏi mở
Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của HS.
+ Trắc nghiệm khách quan
Loại trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một phạm vi rất rộng của chương trình môn học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao hơn và khuyến khích HS tích luỹ nhiều kiến thức. Kết quả kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm bài.
Một số dạng câu và kĩ thuật cơ bản soạn các câu hỏi trắc nghiệm - Câu hỏi đúng - sai: Câu hỏi loại này thường là câu hỏi trực tiếp, gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai), yêu cầu HS phải xác định đúng hay sai, đây là loại trắc nghiệm rất đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên kết quả bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
* Dạng câu có nhiều lựa chọn
Được trình bày dưới dạng một câu hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi, có thể là một câu hỏi chưa hoàn chỉnh. Phần lựa chọn bao gồm 4 phương án trả lời, học sinh phải lựa chọn một trong các phương án đó.
Ví dụ: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước khi
A. phát xít Nhật tiến vào Đông Dương.
B. phát xít Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp khí giới quân Nhật.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va.
B. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
D. Cả A, B và C.
* Câu hỏi điền khuyết: Căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức đã học mà tìm các từ, các cụm từ điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.
Ví dụ: Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ ........ sao cho đúng với ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám " mở ra một ......................ta". Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, ........................, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.............................., mở đầu thời kì mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do ;...................., làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền
bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc
lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
+ Dạng câu ghép đôi
Được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột ( Cột thời gian, cột sự kiện, hay cột nhân vật, cột sự kiện, địa điểm, sự kiện.)được trình bày không đúng với nhau, HS phải nối hai cọt đó sao cho đúng
Ví dụ: Hãy nối thời gian với sự kiện trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở bảng sau cho đúng
kết quả học tập của Học sinh
1.Cần nhận thức đúng đắn về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học bộ môn:
Thực tế dạy học công tác kiểm tra, đánh giá có tác động rất lớn tới các khâu của quá trình dạy học, tới chất lượng giáo dục. "Thi gì- học nấy".
Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK và phương pháp dạy học cần phải đổi mới việc kiểm tra, đánh giá.
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá bao gồm cả hai khía cạnh: Nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành.
Về nội dung: trước kia thường chỉ chú ý tới kiểm tra về kiến thức (ghi nhớ kiến thức là chủ yếu) . Nay cần chú trọng hơn tới việc kiểm tra, đánh giá về kĩ năng, thái độ.
Về phương pháp kiểm tra: trước kia thường đơn điệu chỉ bằng câu hỏi theo dạng "tự luận". Nay cần đưa thêm các dạng câu kiểm tra trắc nghiệm .
Mặt khác, trước đây HS hoàn toàn bị động, công việc kiểm tra đánh giá cho do giáo viên tiến hành. Nay cần chú ý để HS tham gia vào công tác kiểm tra đánh giá một cách chủ động
2. Xác định rõ ràng mục đích của việc kiểm tra, đánh giá:
Kiểm tra được xem là phương tiện và hình thức của đánh giá. Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá.
Làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng và thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra
Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy việc học tập của các em.
Giúp cho cán bộ quản lí giáo dục ở các cấp biết mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu môn học để họ có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn
Phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa, nếu cần thiết có thể kiến nghị điều chỉnh lại.
2. Nắm vững nội dung cần kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá của môn học cần bao gồm cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Song chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS.
Về mặt kiến thức
Kết quả học tập của HS phổ thông cần được đánh giá theo 6 mức độ:
(1) Nhận biết
(2) Thông hiểu
(3) Vận dụng
(4) Phân tích
(5) Tổng hợp
(6) Đánh giá
Về kĩ năng
Căn cứ vào nội dung của chương trình SGK và cách trình bày nội dung trong SGK (không chỉ cung cấp kiến thức qua kênh chữ mà còn chú trọng cung cấp kiến thức qua kênh hình: lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh...), việc kiểm tra, đánh giá kĩ năng của HS còn cần tập trung vào các kĩ năng:
- Khai thác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh
- Kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức.)
- Kĩ năng thu thập, xử lí, viết báo cáo và trình bày các thông tin lịch sử.
Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cần hạn chế kiểm tra trí nhớ mà tăng cường kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và khả năng tư duy của HS.
3. Nắm vững phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra bao gồm câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
+ Tự luận với câu hỏi mở
Tự luận cho phép đánh giá được sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, khả năng diễn đạt của HS.
+ Trắc nghiệm khách quan
Loại trắc nghiệm này bao gồm nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một phạm vi rất rộng của chương trình môn học, do đó độ tin cậy của bài trắc nghiệm cao hơn và khuyến khích HS tích luỹ nhiều kiến thức. Kết quả kiểm tra, đánh giá khách quan hơn, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm bài.
Một số dạng câu và kĩ thuật cơ bản soạn các câu hỏi trắc nghiệm - Câu hỏi đúng - sai: Câu hỏi loại này thường là câu hỏi trực tiếp, gồm hai lựa chọn (đúng hoặc sai), yêu cầu HS phải xác định đúng hay sai, đây là loại trắc nghiệm rất đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên kết quả bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trong các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai?
* Dạng câu có nhiều lựa chọn
Được trình bày dưới dạng một câu hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn là một câu hỏi, có thể là một câu hỏi chưa hoàn chỉnh. Phần lựa chọn bao gồm 4 phương án trả lời, học sinh phải lựa chọn một trong các phương án đó.
Ví dụ: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1. Đảng ta phát động cao trào kháng Nhật cứu nước khi
A. phát xít Nhật tiến vào Đông Dương.
B. phát xít Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
C. phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
D. quân Đồng minh kéo vào nước ta giải giáp khí giới quân Nhật.
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự Na-va.
B. Giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
D. Cả A, B và C.
* Câu hỏi điền khuyết: Căn cứ vào các dữ liệu đã cho hoặc dựa vào kiến thức đã học mà tìm các từ, các cụm từ điền vào chỗ trống theo yêu cầu của bài tập.
Ví dụ: Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ ........ sao cho đúng với ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám " mở ra một ......................ta". Nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, ........................, nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.............................., mở đầu thời kì mới của dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do ;...................., làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền
bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc
lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
+ Dạng câu ghép đôi
Được trình bày dưới dạng một bảng thống kê bao gồm hai cột ( Cột thời gian, cột sự kiện, hay cột nhân vật, cột sự kiện, địa điểm, sự kiện.)được trình bày không đúng với nhau, HS phải nối hai cọt đó sao cho đúng
Ví dụ: Hãy nối thời gian với sự kiện trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở bảng sau cho đúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Xuân Công
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)