Đổi mới kiểm tra đánh giá

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thanh | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới kiểm tra đánh giá thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường THPT BC Bố Trạch
Sở GD - ĐT Quảng Bình
H?I TH?O
&
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Bố Trạch, 28 - 02 - 2009
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
A. Đặt vấn đề
- Nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục hiện đại
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp giáo dục
- Yêu cầu đặt ra là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, ở các kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
B. Nội dung
1. Vai trò, vị trí của kiểm tra, đánh giá
I. Định hướng chung trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Đây là khâu quan trọng của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
- Công tác quản lí: căn cứ để cán bộ quản lí giáo dục thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức toàn bộ quá trình dạy học: kế hoạch, chương trình và chất lượng dạy học
- Giáo viên: Kết quả kiểm tra đánh giá cơ bản chi phối việc thực hiện kế hoạch chương trình, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giờ dạy
- Học sinh: là cơ sở quan trọng để mỗi học sinh tự nhận thức về năng lực học tập và trình độ kiến thức, từ đó có những điều chỉnh cần thiết về tinh thần, thái độ và phương pháp học tập
2. Hạn chế của công tác kiểm tra đánh giá tại trường học
a, Nguyên nhân của những lệch lạc trong quá trình kiểm tra đánh giá
- Do chạy theo thành tích
- Có tư tưởng “nhân ái” đối với học sinh
b, Biểu hiện đối phó do nguyên lí “học thế nào thi thế ấy”
- Học sinh chỉ rèn luyện cách thi trắc nghiệm mà không rèn luyện tư duy và các kĩ năng khác
- Giáo viên chỉ đơn thuần áp dụng phương pháp này trong kiểm tra, đánh giá, nhất là các môn tự nhiên, ngoại ngữ
- Cụ thể nhất là trong cách thi trắc nghiệm
3. Các biện pháp khắc phục
a, Xác định rõ mục tiêu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
- Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực của người học
- Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
- Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo lợi ích của người học
b, Chú ý yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá
- Cần đạt yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì; sử dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra
- Đảm bảo chất lượng, chính xác, khách quan, công bằng, không đối phó nhưng cũng không nặng áp lực về kết quả
- Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên học sinh, giúp học sinh sửa chữa những thiếu sót
- Đề kiểm tra cần có sự phân hoá, tổng hợp để đánh giá cả quá trình lĩnh hội lẫn tính tích cực chủ động của học sinh
- Không chỉ đánh giá quá trình tái hiện tri thức mà phải đánh giá cả khả năng vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề phức hợp
- Từng bước nâng cao chất lượng đề kiểm tra, đảm bảo vừa bám chuẩn kiến thức vừa đánh giá đúng khả năng của học sinh
- Đa dạng hoá công cụ, sử dụng tối đa công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
II. Đổi mới phươg pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT BC Bố Trạch
1. Thực trạng
- Đầu vào của học sinh thấp, chỉ từ 1,5 – 2.0 điểm/môn
- Ý thức tự học tập, rèn luyện kém do bị “hổng” kiến thức từ những cấp học dưới
- Phương pháp đánh giá học sinh còn có nhiều bất cập do “tư tưởng nhân văn” nên không đánh giá đúng thực chất
B. Nội dung
I. Định hướng chung trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
2. Mô hình đề kiểm tra, đánh giá
Đề kiểm tra
Kiểm tra phân môn (5, 10, 15, 30, 45 phút)
Kiểm tra tổng hợp (45, 90 phút)
Văn học
Tiếng việt
Làm văn
Kiểm tra hết bài
Kiểm tra học kì
Kiểm tra cuối năm
3. Hình thức kiểm tra
a, Vấn đáp
- Cách rèn luyện liên tục, thường xuyên
- Tiến hành vào đầu giờ, cuối giờ hoặc trong quá trình học
- Sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để tiếp cận kiến thức
b, Trắc nghiệm
- Hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay
- Giáo viên có thể đánh giá được học sinh qua hệ thống câu hỏi ngắn gọn
- Có thể sử dụng kết hợp với phương pháp tự luận để đánh giá học sinh
c, Tự luận
- Hiệu quả để rèn luyện kĩ năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Vừa đáp ứng yêu cầu đánh giá kiến thức vừa trau dồi kĩ năng và thái độ, tình cảm của học sinh
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
II. Đổi mới phươg pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT BC Bố Trạch
1. Thực trạng
B. Nội dung
I. Định hướng chung trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
2. Mô hình đề kiểm tra, đánh giá
3. Hình thức kiểm tra
4. Các yêu cầu đối với đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn
a, Bám chuẩn kiến thức
b, Bao quát, rải đều trong chương trình
c, Chính xác, khoa học, rõ ràng
d, Phù hợp về mặt thời gian kiểm tra và mục đích kiểm tra
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
II. Đổi mới phươg pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT BC Bố Trạch
B. Nội dung
I. Định hướng chung trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
4. Các yêu cầu đối với đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn
5. Yêu cầu về đề kiểm tra đối với từng phân môn
a, Văn học
- Phải bám sát các kiểu văn bản được học, nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa cụ thể của mỗi văn bản
- Ví dụ:
+ Đối với văn bản tự sự:
+ Đối với văn bản trữ tình:
* Cốt truyện, các biến cố, tình tiết...
* Nhân vật chính, ý nghĩa của nhân vật
* Các biện pháp nghệ thuật
1. Thực trạng
2. Mô hình đề kiểm tra, đánh giá
3. Hình thức kiểm tra
* Cảm xúc của tác giả, nhân vật trữ tình
* Hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
II. Đổi mới phươg pháp kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT BC Bố Trạch
B. Nội dung
I. Định hướng chung trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá
...
5. Yêu cầu về đề kiểm tra đối với từng phân môn
a, Văn học
b, Tiếng việt
- Phân môn có sự tích hợp theo chiều dọc, kiến thức có sự liên kết xuyên suốt qua các cấp học
- Cần chú trọng đến khả năng nhận biết, vận dụng đúng, có hiệu quả trong tạo lập văn bản
c, Làm văn
- Có thể ra đề kiểm tra 5’, 10’ hoặc vấn đáp đối với kiến thức lí thuyết
- Chủ yếu thực hành, vận dụng tích hợp với hai phân môn văn học và tiếng việt để kiểm tra, đánh giá
d, Dạng đề tổng hợp
- Kiểm tra, đánh giá tổng hợp cả ba phân môn, vừa đáp ứng yêu cầu bao quát kiến thức, vừa phân loại được học sinh
- Có thể sử dụng dạng đề mở (đặc biệt là dạng đề nghị luận xã hội) để kích thích học sinh sáng tạo, phát hiện cái mới
- Có thể tích hợp với kiến thức các môn học sử, địa, GDCD...
- Sử dụng nhiều dạng câu hỏi, nhiều tỉ lệ điểm, mức độ khó dễ khác nhau
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ & THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
C. Kết luận
- Đổi mới kiểm tra đánh giá là biện pháp quan trọng để thúc đẩy đổi mới phương pháp giáo dục
- Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, cán bộ coi thi và học sinh cần phải làm việc nghiêm túc
- Nên có ngân hàng đề từ nhiều nguồn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá, nhất là so sánh được chất lượng các khoá học khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)