Đổi mới kiểm tra, bài 2, tài liệu tập huấn Yên Bái, 2011
Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy |
Ngày 21/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Đổi mới kiểm tra, bài 2, tài liệu tập huấn Yên Bái, 2011 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
TẬP HUẤN
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI BÀI TẬP
MÔN NGỮ VĂN
Tháng 4/2011
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẦU RA
1. Phương pháp đánh giá đầu ra
2. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra và phát triển năng lực hành động
3. Phương pháp đánh giá đầu ra và đổi mới chương trìnhTHPT hiện nay
1. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra và phát triển năng lực hành động
1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
1.2. Chương trình giáo dục định hướng kết quả đầu ra
1.3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
1.4. Chuẩn giáo dục
1.5. Tóm tắt
1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
CT dạy học mang tính “Hàn lâm, kinh viện” – CT “Định hướng nội dung” – “Định hướng đầu vào” – “Điều khiển đầu vào”.
Ưu điểm: Truyền thụ tri thức khoa học, hệ thống
Ngày nay không thích hợp vì:
+ Tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh, quy định cứng nhắc nội dung chi tiết dẫn tới CT bị lạc hậu;
+ CTDHĐHND dẫn tới đánh giá chủ yếu kiểm tra khả năng tái hiện tri thức, ít đánh giá vận dụng;
+ Sản phẩm GD là những con người thụ động, hạn chế năng động, sáng tạo, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
1.2. Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra (CTDHĐHKQĐR)
CTDHĐHKQĐR nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cả về phẩm chất, nhân cách, chú trọng vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
CTDHĐHKQĐR không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những những kết quả đầu ra mong muốn, được mô tả thông qua những thuộc tính nhân cách chung và các kết quả yêu cầu cụ thể hay thông qua hệ thống những năng lực hành động hoặc đưa ra các chuẩn đào tạo.
Ưu điểm: Tạo điều kiện quản lí chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh.
Nhược điểm:
- Nếu không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì dễ dẫn đến những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức.
- Hơn nữa, chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở KQĐR mà còn phụ thuộc vào cả quá trình thực hiện.
1.3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (CTGDĐHPTNL)
a. Khái niệm:
- CTGDĐHPTNL là tên gọi khác hay một mô hình cụ thể của CTGDĐHKQĐR.
- Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Trong CTGDĐHPTNL, năng lực được vận dụng như sau:
+ Mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
+ Nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
+ Năng lực là sự kết hợp của tri thức, hiểu biết, kĩ năng, mong muốn,…;
+ Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn nội dung, hoạt động, phương pháp,…;
+ Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống;
+ Năng lực chung và các năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trong giáo dục và dạy học;
+ Mức độ đối với sự phát triển năng lực được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể, cần phải đạt những gì?
b. Mô hình cấu trúc năng lực hành động
NL cá thể
NL chuyên môn
NL xã hội
NL phương pháp
NL hành động
c. Nội dung và PPDH theo quan điểm phát triển năng lực
1.4. Chuẩn giáo dục
a. Khái niệm
- Chuẩn GD của môn học quy định các mục tiêu GD, các năng lực mà HS ở cuối một năm học nhất định nào đó cần phải đạt được các nội dung trọng tâm.
- Chuẩn GD là công cụ trung tâm nhằm đảm bảo chất lượng.
- Chuẩn GD là phương tiện điều khiển của Nhà nước đối với chất lượng GD.
- Chuẩn GD là công cụ quản lí theo quan điểm điều khiển chất lượng đầu ra.
- Chuẩn GD chính là tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra của nhà trường.
- Chuẩn GD phải có hiệu lực trong dạy học ở nhà trường (lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch; đánh giá).
b. Các loại chuẩn
- Chuẩn nội dung: quy định những nội dung cần dạy;
- Chuẩn kết quả: xác định trình độ của năng lực cần đạt tới đối với HS ở một thời điểm nhất định trong quá trình học tập ở nhà trường. Chuẩn kết quả thường quy định mức độ tối thiểu cần đạt. Đây chính là chuẩn cho việc kiểm tra ở các kì thi.
- Chuẩn điều kiện học tập: xác định những điều kiện nhân lực và nguồn lực khác đảm bảo điều kiện cho dạy và học tốt.
- Chuẩn yêu cầu về trình độ (chuẩn trình độ):
+ Chuẩn tối thiểu: Quy định mức tối thiểu về năng lực mà HS cần đạt ở một thời điểm nhất định.
+ Chuẩn trung bình: Xác định các năng lực mà HSTB cần đạt.
+ Chuẩn tối đa: Mô tả những năng lực mà HS tốt nhất có thể đạt được.
c. Xây dựng chuẩn lớp học/ môn học
BẢNG 1: Mô tả yêu cầu cơ bản về kết qủa học tập cần đạt đối với mỗi môn học/lớp học
1.5. TÓM TẮT
CTDHĐHKQĐR-CTGDĐHPTNL nhằm khắc phục những nhược điểm của CTGDĐHND;
Mục tiêu GD không chỉ giới hạn truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách thông qua việc phát triển các năng lực cho HS.
Để xác định mục tiêu DH của môn học cần xác định những kết quả, năng lực nào HS cần đạt một cách rõ ràng, cụ thể, đánh giá được.
Khi mô tả mục tiêu của các bài học theo các kiến thức, kĩ năng, thái độ thì cần liên hệ những kiến thức, kĩ năng, thái độ này góp phần phát triển những năng lực nào trong các thành phần của năng lực.
HS cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ trong những tình huống ứng dụng phức hợp nhằm phát triển nhân cách toàn diện.
Phát triển năng lực cho HS cần có nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp.
2. Phương pháp đánh giá đầu ra/ phương pháp đánh giá thực
2.1. Khái niệm PPĐGĐR
2.2. Yêu cầu
2.3. Sự khác nhau giữa PPĐGĐR và PPĐGĐHND (truyền thống)
2.4. Quy trình kiểm tra đánh giá
2.1. Khái niệm PPĐGĐR
Phương pháp đánh giá thực trong chương trình giáo dục định hướng đầu ra bao gồm nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau có thể đánh giá được chất lượng kết quả học tập của học sinh:
“Các kĩ thuật đánh giá gắn với lớp học và hoàn cảnh sống của học sinh và cho phép học sinh thể hiện kết quả học tập thông qua việc sử dụng và áp dụng kiến thức và các kĩ năng vào công việc trong thực tế” (Goodwin).
2.2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra đánh giá
Hỗ trợ quá trình học tập theo yêu cầu chương trình;
Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học chung và từng học sinh;
Khuyến khích các kết quả đầu ra dự kiến;
Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau;
Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau ở học sinh;
Đảm bảo nguyên tắc đánh giá toàn diện, phù hợp, công bằng, tránh những hậu quả không được biết đến trước;
. Đảm bảo nguyên tắc đánh giá hiệu lực, hợp lí, đáng tin cậy và khả thi. Cụ thể là:
- Phản ánh được các kết quả dự kiến;
- Thu thập và lưu lại được những bằng chứng về kết quả học tập của học sinh trong các giai đoạn thời gian khác nhau;
- Thể hiện được tính thống nhất trong các quyết định;
- Các báo cáo được viết dựa trên các minh chứng;
- Khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm đối với học tập của mình;
- Tích hợp trong dạy và học;
2.3. Sự khác nhau giữa PPĐGĐR và PPĐGĐHND (truyền thống)
Khái quát ý tưởng kiểm tra đánh giá đầu ra
2.4. Quy trình kiểm tra đánh giá
Bước 1: Xác định xem cần đánh giá những gì, nghĩa là xác định yêu cầu về kết quả học tập mà học sinh cần đạt đã được nêu ra trong văn bản chương trình (chuẩn môn học). Đồng thời xác định mức độ kết quả học tập mong đợi.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá hoặc kiểm tra. Bản thiết kế phải liệt kê ra những kết quả cần đạt và những phương pháp cần sử dụng để đo được những kết quả đó (trắc nghiệm, tự luận,…)
Bước 3: Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức lựa chọn
Bước 4: Xây dựng “rubric”- Hướng dẫn chấm - chỉ ra những mong đợi về các mức độ thành tích cần đạt được trong bài kiểm tra hoặc đành giá.
Bước 5: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 6: Người đánh giá áp dụng rubric để quyết định mức độ đạt được của mỗi học sinh.
Bước 7: Đưa thông tin phản hồi đến học sinh dựa trên những thể hiện ở rubric.
Chú ý:
- Đối với kiểm tra đánh giá, trường hợp cần thiết, sau khi ra đề và xây dựng biểu điểm có thêm một bước “Đối chiếu”, để kiểm tra sự chuẩn xác của đề và biểu điểm trước khi cho học sinh thực hiện.
- Ta có thể gộp bước 1 với bước 2 , bước 5 với bước 6
- Các lĩnh vực trọng tâm cần kiểm tra;
- Các kết quả đầu ra cần kiểm tra (kĩ năng, năng lực hành động, năng lực sáng tạo,…
- Có thể mô tả trong bảng như sau
BẢNG 2: Phác thảo kết quả đầu ra cần kiểm tra
Bước 1: Lập kế hoạch, gồm các việc
Loại đề này tương đối khác so với loại đề truyền thống.
- Loại đề này yêu cầu học sinh hoàn thành trong một khoảng thời gian dài hơn – có thể mất vài ngày, không ở trong phạm vi lớp học;
- Đề kiểm tra này cũng yêu cầu học sinh thực hiện một số bài thực hành và làm việc theo nhóm; có thể tìm hiểu thêm trong tài liệu hoặc cha mẹ, người khác.
- Nội dung và hoạt động kiểm tra sẽ nhằm vào đánh giá những nhóm năng lực/phẩm chất trình bày trong Bảng 2.
Bảng này nêu những năng lực/phẩm chất cụ thể mà giáo viên sẽ kiểm tra học sinh. Giáo viên bộ môn có thể họp lại và thảo luận về những cách thức thiết kế bài kiểm tra khác nhau - những loại câu hỏi và nhiệm vụ yêu cầu đối với học sinh.
Bước 2. Thiết kế đề kiểm tra
Xin lưu ý rằng mặc dù trong khi làm bài HS cần tái hiện lại và thể hiện một số kiến thức, song kiểm tra kiến thức tái hiện không phải là trọng tâm của loại bài kiểm tra này. Loại bài kiểm tra này nhằm đánh giá những năng lực hành động /phẩm chất cần thiết.
Những đề kiểm tra này không dành riêng cho bất kì đối tượng HS nào hay loại hình trường nào. GV cần phải xây dựng những đề kiểm tra thực sự phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và những nguồn lực có sẵn: sát với thực tế địa phương, điều kiện nhà trường và đặc điểm tâm lý học sinh. Học sinh thực hiện làm bài như thực hiện nhiệm vụ trong cuộc sống thực.
Sau khi các bài kiểm tra đã được giáo viên thiết kế xong, tổ trưởng bộ môn hãy góp ý và thảo luận với các giáo viên khác.
Rubric là một tập hợp các quy tắc nhằm giúp đưa ra những đánh giá về học sinh thông qua những minh chứng có được từ kết quả học tập của học sinh thể hiện ở các bài kiểm tra hoặc ở phần đánh giá chung.
Mỗi một bài kiểm tra phải có rubric để có thể có cơ sở đưa ra những quyết định hợp lý và tin cậy về kết quả học tập của học sinh. Rubric còn được sử dụng khi cần giải thích rõ cho mọi người (học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và những người khác) về chuẩn quy định cho các mức điểm khác nhau.
Bước 3. Xây dựng cách cho điểm (Rubric)
Giáo viên còn có thể sử dụng Rubric như là một công cụ để thiết lập mối liên hệ giữa việc đánh giá, phản hồi và quá trình dạy học. Rubric cũng mang lại những thông tin đầy đủ nhất để chuyển đến học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên về kết quả học tập của học sinh và giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học theo hướng hiệu quả hơn.
Với Rubric, giáo viên có thể đánh giá được những kiến thức mà học sinh nắm được đối với bộ môn và những năng lực/phẩm chất cụ thể đã nêu trong Bảng 2.
Rubric có nhiều cách thể hiện, song cách rõ ràng, dễ vận dụng và hiệu quả là trình bày dưới dạng bảng (ma trận 2 chiều). Bảng mẫu thiết kế Rubric sẽ tương tự như Bảng 3 dưới đây.
BẢNG 3: Mẫu thiết kế rubric trong đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra sự chuẩn xác của đề và biểu điểm trước khi cho học sinh thực hiện:
Giáo viên ra đề và xây dựng rubric tự kiểm tra;
Trao đổi với giáo viên hay tổ, nhóm trưởng ;
Trao đổi trong nhóm ra đề;
…….
Bước 4 : Đối chiếu
Học sinh làm bài kiểm tra và giáo viên chấm điểm dựa trên rubric
Việc chấm điểm cho bài kiểm tra đánh giá đầu ra học kì/năm học phức tạp hơn bài kiểm tra học kì/năm học truyền thống.
Một số bước bài kiểm tra được chấm điểm ngay khi học sinh đang làm bài (đi lấy số liệu, thảo luận nhóm, làm thí nghiệm...).
- Ví dụ, nếu một phẩm chất/năng lực nào đó liên quan đến cách thức học sinh làm việc theo nhóm, khi đó rubric sẽ chỉ ra những chuẩn khác nhau liên quan đến làm việc theo nhóm để có các mức điểm khác nhau. Những mô tả này có thể được áp dụng để quan sát học sinh hoạt động trong các nhóm.
Bước 5. Thực hiện bài kiểm tra và chấm điểm:
Một số khâu trong bài kiểm tra khác được chấm điểm khi học sinh đã hoàn thành bài làm.
Khi chấm điểm mỗi học sinh (bất kể khi học sinh đang làm bài hay đã hoàn thành) đều cần đối chiếu và xem xét các tiêu chí đề ra trong rubric, đặc biệt khi ra quyết định về các mức điểm khác nhau của học sinh.
Giáo viên cần giải thích cho học sinh TẠI SAO học sinh lại đạt được mức điểm này chứ không phải mức khác dựa trên rubric.
Để chấm và cho điểm bài kiểm tra, phải chấm và cho điểm từng phần có thể theo bảng 4 sau.
BẢNG 4: Chấm điểm bài kiểm tra học kì / năm học
Một trong những lí do giáo viên kiểm tra học sinh là để cung cấp cho các em những nhận xét về việc học tập của các em, qua đó các em có thể cải thiện tình hình học tập trong thời gian tiếp theo. Rubric là công cụ chủ lực của phương pháp đánh giá mới cho phép giáo viên thực hiện điều đó;
Với những thông tin ghi lại được theo Bảng 4, giáo viên có thể cung cấp cho mỗi học sinh thông tin về kết quả học tập tốt mà các em đạt được hoặc những kết quả chưa tốt để các em nỗ lực học hơn nữa;
Hơn nữa, rubric giúp giáo viên trao đổi với các cấp quản lí, giáo viên khác, phụ huynh học sinh về những tiêu chuẩn khác nhau và tại sao việc học tập của học sinh được xếp hạng khác nhau dựa trên kết quả học tập của từng em. Rubric giúp xác định những gì cần phải làm để vươn tới mức xếp hạng cao hơn.
Bước 6. Phản hồi : Cung cấp thông tin phản hồi về kết quả bài làm của học sinh
Nhận xét đánh giá của giáo viên đã thử nghiệm về kiểm tra đánh giá theo đề kiểu mới (đánh giá thực/đánh giá đầu ra):
Học sinh làm đề kiểu mới hào hứng, năng động và sôi nổi hơn vì được phân nhóm làm việc, được thảo luận, được đi tìm hiểu thực tế,..
Kiểm tra đánh giá được nhiều năng lực (vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tìm hiểu và khai thác thông tin, lập báo cáo, trình bày,..; năng lực làm việc theo nhóm, năng lực sáng tạo,...).
Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu cao hơn kiểm tra đánh giá truyền thống (tương ứng là 96% và 84,8%); tỷ lệ khá giỏi cao hơn (44,8% và 26%).
Đề kiểm tra cần sát thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường và năng lực học sinh thì mới khả thi và hiệu quả (một số đề hơi cao).
Chấm bài theo rubric rất tốt, chính xác và có điều kiện nhận xét phản hồi cho học sinh, phụ huynh. Nhưng tốn nhiều thời gian và vất vả .
Kiểm tra đánh giá học kì kiểu mới này là tốt và thực hiện được, Nhưng mất nhiều thời gian, công sức của cả thày và trò. Thí điểm thì được, nhưng triển khai đại trà phải có sự chỉ đạo của Bộ, quy định từ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, chế độ chính sách, hướng dẫn và bồi dưỡng cách làm..thì mới thực hiện được.
Sự khác nhau giữa phương pháp đánh giá đầu ra với phương pháp truyền thống
3. Phương pháp đánh giá đầu ra và đổi mới chương trình THPT hiện nay
- Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá đầu ra để tăng thêm sự hiểu biết, tham khảo, thấy được những hạn chế trong chương trình, nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Đồng thời biết được xu hướng tiến bộ để tìm cách vận dụng một cách thích hợp trong chỉ đạo dạy và học.
- Quan điểm chỉ đạo và Chương trình THPT mới hiên nay đang chuyển dần theo xu hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, gắn với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của xã hội:
+ Quy định về chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ, tăng cường thí nghiệm, thực hành, đưa công nghệ thông tin vào dạy học,…
+ Kiểm tra đánh giá cả nhận biết, thông hiểu, vận dụng, khuyến khích ra đề mở đánh giá sự sáng tạo của học sinh, xây dựng ma trận hai chiều trong biên soạn đề và hướng dẫn chấm,…
- Trước mắt các nhà trường cần thực hiện tốt sự chỉ đạo của Bộ và chuẩn bị đón nhận chương trình THPT mới mà Dự án về chương trình THPT mới của Bộ đang nghiên cứu để bắt đầu thực hiện từ khoảng năm 2015.
-----------------------------
CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC,THÀNH CÔNG !
TẬP HUẤN
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA,
XÂY DỰNG THƯ VIỆN CÂU HỎI BÀI TẬP
MÔN NGỮ VĂN
Tháng 4/2011
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐẦU RA
1. Phương pháp đánh giá đầu ra
2. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra và phát triển năng lực hành động
3. Phương pháp đánh giá đầu ra và đổi mới chương trìnhTHPT hiện nay
1. Giáo dục định hướng kết quả đầu ra và phát triển năng lực hành động
1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
1.2. Chương trình giáo dục định hướng kết quả đầu ra
1.3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực
1.4. Chuẩn giáo dục
1.5. Tóm tắt
1.1. Chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học
CT dạy học mang tính “Hàn lâm, kinh viện” – CT “Định hướng nội dung” – “Định hướng đầu vào” – “Điều khiển đầu vào”.
Ưu điểm: Truyền thụ tri thức khoa học, hệ thống
Ngày nay không thích hợp vì:
+ Tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh, quy định cứng nhắc nội dung chi tiết dẫn tới CT bị lạc hậu;
+ CTDHĐHND dẫn tới đánh giá chủ yếu kiểm tra khả năng tái hiện tri thức, ít đánh giá vận dụng;
+ Sản phẩm GD là những con người thụ động, hạn chế năng động, sáng tạo, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
1.2. Chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra (CTDHĐHKQĐR)
CTDHĐHKQĐR nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra cả về phẩm chất, nhân cách, chú trọng vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
CTDHĐHKQĐR không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những những kết quả đầu ra mong muốn, được mô tả thông qua những thuộc tính nhân cách chung và các kết quả yêu cầu cụ thể hay thông qua hệ thống những năng lực hành động hoặc đưa ra các chuẩn đào tạo.
Ưu điểm: Tạo điều kiện quản lí chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của học sinh.
Nhược điểm:
- Nếu không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì dễ dẫn đến những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức.
- Hơn nữa, chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở KQĐR mà còn phụ thuộc vào cả quá trình thực hiện.
1.3. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (CTGDĐHPTNL)
a. Khái niệm:
- CTGDĐHPTNL là tên gọi khác hay một mô hình cụ thể của CTGDĐHKQĐR.
- Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Trong CTGDĐHPTNL, năng lực được vận dụng như sau:
+ Mục tiêu dạy học của môn học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành;
+ Nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực;
+ Năng lực là sự kết hợp của tri thức, hiểu biết, kĩ năng, mong muốn,…;
+ Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn nội dung, hoạt động, phương pháp,…;
+ Năng lực mô tả việc giải quyết những nhiệm vụ trong các tình huống;
+ Năng lực chung và các năng lực chuyên môn tạo thành cơ sở chung trong giáo dục và dạy học;
+ Mức độ đối với sự phát triển năng lực được xác định trong các chuẩn: Đến một thời điểm nhất định nào đó, học sinh có thể, cần phải đạt những gì?
b. Mô hình cấu trúc năng lực hành động
NL cá thể
NL chuyên môn
NL xã hội
NL phương pháp
NL hành động
c. Nội dung và PPDH theo quan điểm phát triển năng lực
1.4. Chuẩn giáo dục
a. Khái niệm
- Chuẩn GD của môn học quy định các mục tiêu GD, các năng lực mà HS ở cuối một năm học nhất định nào đó cần phải đạt được các nội dung trọng tâm.
- Chuẩn GD là công cụ trung tâm nhằm đảm bảo chất lượng.
- Chuẩn GD là phương tiện điều khiển của Nhà nước đối với chất lượng GD.
- Chuẩn GD là công cụ quản lí theo quan điểm điều khiển chất lượng đầu ra.
- Chuẩn GD chính là tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra của nhà trường.
- Chuẩn GD phải có hiệu lực trong dạy học ở nhà trường (lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch; đánh giá).
b. Các loại chuẩn
- Chuẩn nội dung: quy định những nội dung cần dạy;
- Chuẩn kết quả: xác định trình độ của năng lực cần đạt tới đối với HS ở một thời điểm nhất định trong quá trình học tập ở nhà trường. Chuẩn kết quả thường quy định mức độ tối thiểu cần đạt. Đây chính là chuẩn cho việc kiểm tra ở các kì thi.
- Chuẩn điều kiện học tập: xác định những điều kiện nhân lực và nguồn lực khác đảm bảo điều kiện cho dạy và học tốt.
- Chuẩn yêu cầu về trình độ (chuẩn trình độ):
+ Chuẩn tối thiểu: Quy định mức tối thiểu về năng lực mà HS cần đạt ở một thời điểm nhất định.
+ Chuẩn trung bình: Xác định các năng lực mà HSTB cần đạt.
+ Chuẩn tối đa: Mô tả những năng lực mà HS tốt nhất có thể đạt được.
c. Xây dựng chuẩn lớp học/ môn học
BẢNG 1: Mô tả yêu cầu cơ bản về kết qủa học tập cần đạt đối với mỗi môn học/lớp học
1.5. TÓM TẮT
CTDHĐHKQĐR-CTGDĐHPTNL nhằm khắc phục những nhược điểm của CTGDĐHND;
Mục tiêu GD không chỉ giới hạn truyền thụ hệ thống tri thức chuyên môn mà nhằm phát triển toàn diện nhân cách thông qua việc phát triển các năng lực cho HS.
Để xác định mục tiêu DH của môn học cần xác định những kết quả, năng lực nào HS cần đạt một cách rõ ràng, cụ thể, đánh giá được.
Khi mô tả mục tiêu của các bài học theo các kiến thức, kĩ năng, thái độ thì cần liên hệ những kiến thức, kĩ năng, thái độ này góp phần phát triển những năng lực nào trong các thành phần của năng lực.
HS cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ trong những tình huống ứng dụng phức hợp nhằm phát triển nhân cách toàn diện.
Phát triển năng lực cho HS cần có nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp.
2. Phương pháp đánh giá đầu ra/ phương pháp đánh giá thực
2.1. Khái niệm PPĐGĐR
2.2. Yêu cầu
2.3. Sự khác nhau giữa PPĐGĐR và PPĐGĐHND (truyền thống)
2.4. Quy trình kiểm tra đánh giá
2.1. Khái niệm PPĐGĐR
Phương pháp đánh giá thực trong chương trình giáo dục định hướng đầu ra bao gồm nhiều kĩ thuật đánh giá khác nhau có thể đánh giá được chất lượng kết quả học tập của học sinh:
“Các kĩ thuật đánh giá gắn với lớp học và hoàn cảnh sống của học sinh và cho phép học sinh thể hiện kết quả học tập thông qua việc sử dụng và áp dụng kiến thức và các kĩ năng vào công việc trong thực tế” (Goodwin).
2.2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra đánh giá
Hỗ trợ quá trình học tập theo yêu cầu chương trình;
Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học chung và từng học sinh;
Khuyến khích các kết quả đầu ra dự kiến;
Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau;
Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau ở học sinh;
Đảm bảo nguyên tắc đánh giá toàn diện, phù hợp, công bằng, tránh những hậu quả không được biết đến trước;
. Đảm bảo nguyên tắc đánh giá hiệu lực, hợp lí, đáng tin cậy và khả thi. Cụ thể là:
- Phản ánh được các kết quả dự kiến;
- Thu thập và lưu lại được những bằng chứng về kết quả học tập của học sinh trong các giai đoạn thời gian khác nhau;
- Thể hiện được tính thống nhất trong các quyết định;
- Các báo cáo được viết dựa trên các minh chứng;
- Khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm đối với học tập của mình;
- Tích hợp trong dạy và học;
2.3. Sự khác nhau giữa PPĐGĐR và PPĐGĐHND (truyền thống)
Khái quát ý tưởng kiểm tra đánh giá đầu ra
2.4. Quy trình kiểm tra đánh giá
Bước 1: Xác định xem cần đánh giá những gì, nghĩa là xác định yêu cầu về kết quả học tập mà học sinh cần đạt đã được nêu ra trong văn bản chương trình (chuẩn môn học). Đồng thời xác định mức độ kết quả học tập mong đợi.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá hoặc kiểm tra. Bản thiết kế phải liệt kê ra những kết quả cần đạt và những phương pháp cần sử dụng để đo được những kết quả đó (trắc nghiệm, tự luận,…)
Bước 3: Xây dựng đề kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức lựa chọn
Bước 4: Xây dựng “rubric”- Hướng dẫn chấm - chỉ ra những mong đợi về các mức độ thành tích cần đạt được trong bài kiểm tra hoặc đành giá.
Bước 5: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 6: Người đánh giá áp dụng rubric để quyết định mức độ đạt được của mỗi học sinh.
Bước 7: Đưa thông tin phản hồi đến học sinh dựa trên những thể hiện ở rubric.
Chú ý:
- Đối với kiểm tra đánh giá, trường hợp cần thiết, sau khi ra đề và xây dựng biểu điểm có thêm một bước “Đối chiếu”, để kiểm tra sự chuẩn xác của đề và biểu điểm trước khi cho học sinh thực hiện.
- Ta có thể gộp bước 1 với bước 2 , bước 5 với bước 6
- Các lĩnh vực trọng tâm cần kiểm tra;
- Các kết quả đầu ra cần kiểm tra (kĩ năng, năng lực hành động, năng lực sáng tạo,…
- Có thể mô tả trong bảng như sau
BẢNG 2: Phác thảo kết quả đầu ra cần kiểm tra
Bước 1: Lập kế hoạch, gồm các việc
Loại đề này tương đối khác so với loại đề truyền thống.
- Loại đề này yêu cầu học sinh hoàn thành trong một khoảng thời gian dài hơn – có thể mất vài ngày, không ở trong phạm vi lớp học;
- Đề kiểm tra này cũng yêu cầu học sinh thực hiện một số bài thực hành và làm việc theo nhóm; có thể tìm hiểu thêm trong tài liệu hoặc cha mẹ, người khác.
- Nội dung và hoạt động kiểm tra sẽ nhằm vào đánh giá những nhóm năng lực/phẩm chất trình bày trong Bảng 2.
Bảng này nêu những năng lực/phẩm chất cụ thể mà giáo viên sẽ kiểm tra học sinh. Giáo viên bộ môn có thể họp lại và thảo luận về những cách thức thiết kế bài kiểm tra khác nhau - những loại câu hỏi và nhiệm vụ yêu cầu đối với học sinh.
Bước 2. Thiết kế đề kiểm tra
Xin lưu ý rằng mặc dù trong khi làm bài HS cần tái hiện lại và thể hiện một số kiến thức, song kiểm tra kiến thức tái hiện không phải là trọng tâm của loại bài kiểm tra này. Loại bài kiểm tra này nhằm đánh giá những năng lực hành động /phẩm chất cần thiết.
Những đề kiểm tra này không dành riêng cho bất kì đối tượng HS nào hay loại hình trường nào. GV cần phải xây dựng những đề kiểm tra thực sự phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và những nguồn lực có sẵn: sát với thực tế địa phương, điều kiện nhà trường và đặc điểm tâm lý học sinh. Học sinh thực hiện làm bài như thực hiện nhiệm vụ trong cuộc sống thực.
Sau khi các bài kiểm tra đã được giáo viên thiết kế xong, tổ trưởng bộ môn hãy góp ý và thảo luận với các giáo viên khác.
Rubric là một tập hợp các quy tắc nhằm giúp đưa ra những đánh giá về học sinh thông qua những minh chứng có được từ kết quả học tập của học sinh thể hiện ở các bài kiểm tra hoặc ở phần đánh giá chung.
Mỗi một bài kiểm tra phải có rubric để có thể có cơ sở đưa ra những quyết định hợp lý và tin cậy về kết quả học tập của học sinh. Rubric còn được sử dụng khi cần giải thích rõ cho mọi người (học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và những người khác) về chuẩn quy định cho các mức điểm khác nhau.
Bước 3. Xây dựng cách cho điểm (Rubric)
Giáo viên còn có thể sử dụng Rubric như là một công cụ để thiết lập mối liên hệ giữa việc đánh giá, phản hồi và quá trình dạy học. Rubric cũng mang lại những thông tin đầy đủ nhất để chuyển đến học sinh, phụ huynh học sinh và giáo viên về kết quả học tập của học sinh và giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học theo hướng hiệu quả hơn.
Với Rubric, giáo viên có thể đánh giá được những kiến thức mà học sinh nắm được đối với bộ môn và những năng lực/phẩm chất cụ thể đã nêu trong Bảng 2.
Rubric có nhiều cách thể hiện, song cách rõ ràng, dễ vận dụng và hiệu quả là trình bày dưới dạng bảng (ma trận 2 chiều). Bảng mẫu thiết kế Rubric sẽ tương tự như Bảng 3 dưới đây.
BẢNG 3: Mẫu thiết kế rubric trong đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra sự chuẩn xác của đề và biểu điểm trước khi cho học sinh thực hiện:
Giáo viên ra đề và xây dựng rubric tự kiểm tra;
Trao đổi với giáo viên hay tổ, nhóm trưởng ;
Trao đổi trong nhóm ra đề;
…….
Bước 4 : Đối chiếu
Học sinh làm bài kiểm tra và giáo viên chấm điểm dựa trên rubric
Việc chấm điểm cho bài kiểm tra đánh giá đầu ra học kì/năm học phức tạp hơn bài kiểm tra học kì/năm học truyền thống.
Một số bước bài kiểm tra được chấm điểm ngay khi học sinh đang làm bài (đi lấy số liệu, thảo luận nhóm, làm thí nghiệm...).
- Ví dụ, nếu một phẩm chất/năng lực nào đó liên quan đến cách thức học sinh làm việc theo nhóm, khi đó rubric sẽ chỉ ra những chuẩn khác nhau liên quan đến làm việc theo nhóm để có các mức điểm khác nhau. Những mô tả này có thể được áp dụng để quan sát học sinh hoạt động trong các nhóm.
Bước 5. Thực hiện bài kiểm tra và chấm điểm:
Một số khâu trong bài kiểm tra khác được chấm điểm khi học sinh đã hoàn thành bài làm.
Khi chấm điểm mỗi học sinh (bất kể khi học sinh đang làm bài hay đã hoàn thành) đều cần đối chiếu và xem xét các tiêu chí đề ra trong rubric, đặc biệt khi ra quyết định về các mức điểm khác nhau của học sinh.
Giáo viên cần giải thích cho học sinh TẠI SAO học sinh lại đạt được mức điểm này chứ không phải mức khác dựa trên rubric.
Để chấm và cho điểm bài kiểm tra, phải chấm và cho điểm từng phần có thể theo bảng 4 sau.
BẢNG 4: Chấm điểm bài kiểm tra học kì / năm học
Một trong những lí do giáo viên kiểm tra học sinh là để cung cấp cho các em những nhận xét về việc học tập của các em, qua đó các em có thể cải thiện tình hình học tập trong thời gian tiếp theo. Rubric là công cụ chủ lực của phương pháp đánh giá mới cho phép giáo viên thực hiện điều đó;
Với những thông tin ghi lại được theo Bảng 4, giáo viên có thể cung cấp cho mỗi học sinh thông tin về kết quả học tập tốt mà các em đạt được hoặc những kết quả chưa tốt để các em nỗ lực học hơn nữa;
Hơn nữa, rubric giúp giáo viên trao đổi với các cấp quản lí, giáo viên khác, phụ huynh học sinh về những tiêu chuẩn khác nhau và tại sao việc học tập của học sinh được xếp hạng khác nhau dựa trên kết quả học tập của từng em. Rubric giúp xác định những gì cần phải làm để vươn tới mức xếp hạng cao hơn.
Bước 6. Phản hồi : Cung cấp thông tin phản hồi về kết quả bài làm của học sinh
Nhận xét đánh giá của giáo viên đã thử nghiệm về kiểm tra đánh giá theo đề kiểu mới (đánh giá thực/đánh giá đầu ra):
Học sinh làm đề kiểu mới hào hứng, năng động và sôi nổi hơn vì được phân nhóm làm việc, được thảo luận, được đi tìm hiểu thực tế,..
Kiểm tra đánh giá được nhiều năng lực (vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, tìm hiểu và khai thác thông tin, lập báo cáo, trình bày,..; năng lực làm việc theo nhóm, năng lực sáng tạo,...).
Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu cao hơn kiểm tra đánh giá truyền thống (tương ứng là 96% và 84,8%); tỷ lệ khá giỏi cao hơn (44,8% và 26%).
Đề kiểm tra cần sát thực tế, phù hợp với điều kiện nhà trường và năng lực học sinh thì mới khả thi và hiệu quả (một số đề hơi cao).
Chấm bài theo rubric rất tốt, chính xác và có điều kiện nhận xét phản hồi cho học sinh, phụ huynh. Nhưng tốn nhiều thời gian và vất vả .
Kiểm tra đánh giá học kì kiểu mới này là tốt và thực hiện được, Nhưng mất nhiều thời gian, công sức của cả thày và trò. Thí điểm thì được, nhưng triển khai đại trà phải có sự chỉ đạo của Bộ, quy định từ kế hoạch dạy học, phân phối chương trình, chế độ chính sách, hướng dẫn và bồi dưỡng cách làm..thì mới thực hiện được.
Sự khác nhau giữa phương pháp đánh giá đầu ra với phương pháp truyền thống
3. Phương pháp đánh giá đầu ra và đổi mới chương trình THPT hiện nay
- Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá đầu ra để tăng thêm sự hiểu biết, tham khảo, thấy được những hạn chế trong chương trình, nội dung và phương pháp dạy học hiện nay. Đồng thời biết được xu hướng tiến bộ để tìm cách vận dụng một cách thích hợp trong chỉ đạo dạy và học.
- Quan điểm chỉ đạo và Chương trình THPT mới hiên nay đang chuyển dần theo xu hướng tăng cường rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực, gắn với cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của xã hội:
+ Quy định về chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ, tăng cường thí nghiệm, thực hành, đưa công nghệ thông tin vào dạy học,…
+ Kiểm tra đánh giá cả nhận biết, thông hiểu, vận dụng, khuyến khích ra đề mở đánh giá sự sáng tạo của học sinh, xây dựng ma trận hai chiều trong biên soạn đề và hướng dẫn chấm,…
- Trước mắt các nhà trường cần thực hiện tốt sự chỉ đạo của Bộ và chuẩn bị đón nhận chương trình THPT mới mà Dự án về chương trình THPT mới của Bộ đang nghiên cứu để bắt đầu thực hiện từ khoảng năm 2015.
-----------------------------
CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHOẺ, HẠNH PHÚC,THÀNH CÔNG !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)