Đổi mới dạy học

Chia sẻ bởi Nghiem Thi Thu Hang | Ngày 02/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đổi mới dạy học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Những điều đổi mới và chú ý
Khi giảng dạy đại số 7
sách giáo khoa ccgd
Cơ sở xây dựng
Chương trình toán thcs
Chương trình hiện hành được triển khai từ 1986 đến nay không còn phù hợp nữa.
CTHH nặng về lý thuyết, cách trình bày trong SGK nhiều chỗ nặng nề, mang tính chất kinh viện.
Nước ta sẽ phổ cập GD không chậm hơn năm 2010. Cần giảm tải.
Giảm thời lượng đi đôi với phải giảm lý thuyết.
Tăng thực hành.
Tiếp nối chương trình toán Tiểu học.
Hai phương pháp thường được vận dụng phù hợp với chương trình cải cách:
1. Dạy học giải quyết vấn đề.
2. Dạy học theo nhóm.
định hướng về pp dạy học
1. Dạy học giải quyết vấn đề.
1.1 Các mức độ DHGQ vấn đề:
Tự nghiên cứu vấn đề: GV chỉ tạo tình huống có vấn đề, HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
Đàm thoại và nghiên cứu vấn đề: HS phát hiện và giải quyết vấn đề nhờ sự gợi ý và dẫn dắt của GV.
Thuyết trình và giải quyết vấn đề: GV tạo tình huống có vấn đề, đặt vấn đề, trình bày quá trình suy nghĩ và giải quyết.
1. Dạy học giải quyết vấn đề.
1.2 Một số cách thông dụng tạo tình huống có vấn đề:
Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, đo đạc thực nghiệm.
Lật ngược vấn đề.
Xem xét, tương tự hoá.
Khái quát hoá.
Giải bài tập chưa biết thuật giải.
Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm.
2. Dạy học theo nhóm.
2.1 Một số vấn đề chung:
Lớp học được chia thành các nhóm từ 4 -6 người, tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập.
Trong nhóm có thể phân công mỗi nhóm viên hoàn thành một phần việc, mỗi thành viên đều phải tích cực, không ỷ lại vào người khác.
Các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác.
Nhóm có thể cử một đại diện hoặc một nhóm nhỏ lên trình bày kết quả trước lớp.
2. Dạy học theo nhóm.
2.2 Cấu tạo một tiết học theo nhóm:
a. Làm việc chung cả lớp.
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
b. Làm việc theo nhóm.
Trao đổi ý kiến thực hiện trong nhóm.
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập và trao đổi.
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
2. Dạy học theo nhóm.
2.2 Cấu tạo một tiết học theo nhóm:
c. Thảo luận, tổng kết trước lớp.
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Thảo luận chung.
GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc kiến thức tiếp theo.
d. Kết luận.
Đặc trưng cơ bản của PPDH đổi mới là:
Dạy học thông qua tổ chức các h.động của HS.
Tăng cường HT cá thể, phối hợp với HT hợp tác.
Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
định hướng đánh giá
Hai hình thức đánh giá:
1. Đánh giá thường xuyên.
2. Đánh giá đình kỳ.
Chú ý hình thức kiểm tra bằng các bộ đề trắc nghiệm.
Cơ sở biên soạn sgk toán 7
1. Các quan điểm xây dựng SGK:
Biên soạn theo hướng tạo điều kiện tổ chức các hoạt động của HS nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học.
Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình, đồng thời giúp HS hiểu được các quá trình dẫn đến kiến thức, các cách thức làm việc, các hình thức hoạt động để tự lĩnh hội, khám phá các kiến thức đó.
Cơ sở biên soạn sgk toán 7
2. Các định hướng biên soạn SGK:
Bám sát mục tiêu dạy học bộ môn, chương trình và trình độ chuẩn.
Hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS theo hướng chủ động, tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, coi trọng yếu tố phương pháp trong cách trình bày, chú ý tạo tình huống có vấn đề.
Giảm lý thuyết kinh viện, tăng kỹ năng thực hành.
Hình thức trình bày: dễ học hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp tâm lý lứa tuổi, kích thích tính tò mò khoa học.
Những tư tưởng chỉ đạo xây dựng chương trình mới
Giảm lý thuyết.
Tăng luyện tập và thực hành.
- Chú trọng rèn khả năng thực hành, khả năng giải các bài toán khó có nội dung thực tiễn.
- Nâng cao kỹ năng giải toán và ứng dụng toán học vào các môn học khác.
- Rèn cho HS biết cách giải quyết vấn đề, cân nhắc các giải pháp
- Tăng cường sử dụng máy tính bỏ túi.
Tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành: 40% lý thuyết, 60% luyện tập, thực hành và giải toán.
đặc điểm sgk toán 7
SGK Toán 7 gồm hai tập:
Tập 1 gồm:
Phần Đại số: Chương I: Số hữu tỉ - Số thực.
Chương II: Hàm số và đồ thị.
Phần Hình học:
Chương I: Đ.thẳng vuông góc - Đ.thẳng song song.
Chương II: Tam giác.
Tập 2 gồm:
Phần Đại số:
Chương IV:Biểu thức đại số.
Phần Hình học:
Chương III: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng qui của tam giác.
Những điểm mới về nội dung:
1. Vấn đề mở rộng các tập hợp số:
- Vấn đề số hữu tỉ đối với lớp 7 chủ yếu là rèn kĩ năng tính toán và trình bày thêm qui tắc chuyển vế.
- Đưa ra khái niệm số vô tỉ và định nghĩa số thực.
- Giới thiệu việc biểu diễn các số hữu tỉ và số thực trên trục số.
- Hoàn thiện vấn đề xây dựng hệ thống số.
- Phục vụ mục đích tính toán.
Những điểm mới về nội dung:
2. Vấn đề hàm số và đồ thị:
- Trình bày khái niệm hàm số thông qua các đại lượng biến thiên.
- Không sử dụng các thuật ngữ "qui tắc" và "tương ứng" do đó khái niệm hàm số đưa ra tự nhiên hơn, gần gũi với HS lớp 7 hơn.
- Các ví dụ và các bài toán đều xuất phát từ những bài toán thực tế rất gần gũi với HS.
- Chú trọng đến vấn đề giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số ứng dụng quan trọng của khái niệm hàm số..
- Đưa ra đồ thị hàm số y = ax và y = a/x.
Những điểm mới về nội dung:
3. Vấn đề biểu thức đại số:
- Không trình bày vấn đề BTĐS theo quan điểm hàm số.
- Trình bày vấn đề BTĐS theo quan điểm cấu trúc đại số.
- Chỉ trình bày khái niệm bậc của đa thức đối với tập thể biến.
Các phép toán cộng trừ các đơn thức đồng dạng Cộng trừ đa thức được coi như việc vận dụng các kiến thức đã học trước đó.
- Khuyến khích dạy học theo nhóm.
Những điểm mới về nội dung:
3. Vấn đề biểu thức đại số:
- Chú trọng rèn kĩ năng thực hành cho HS.
- Rèn về khả năng tính giá trị biểu thức từ đó tự rút ra các giá trị thích hợp của biến.
- Kết hợp rèn khả năng tính toán và cung cấp một số thông tin về danh nhân, địa lý, vật lý.
- Các bài toán thực tế tuy đơn giản nhưng thiết thực, gần gũi với cuộc sống.
-Trình bày các phép toán cộng, trừ thực hiện trên các đơn thức đồng dạng như là kết quả của việc vận dụng những tính chất, quy tắc đã có trước đó..

Những điểm mới về nội dung:
4. Hệ thống bài tập:
a. Những hạn chế về bài tập trong SGK hiện hành:
- Chưa phong phú, đa dạng do đó chưa thực sự lôi cuốn HS đặc biệt là HS trung bình (ở các em vẫn còn tâm lý ngại khó, sợ học toán).
- Chưa kích thích được HS khá, giỏi phát huy hết khả năng của mình (thiếu nhiểu bài tập dạng mở, toán nguỵ biện.).
- ít bài toán liên quan đến đời sống thực tế do đó chưa làm cho HS thấy rõ sự cần thiết của toán học và mối liên quan mật thiết của toán với cuộc sống.
Những điểm mới về nội dung:
4. Hệ thống bài tập:
b. Đặc điểm hệ thống bài tập trong SGKCC lớp 7:
Phong phú, đa dạng do đó lôi cuốn, hấp dẫn HS.
Nhiều bài toán gắn với nội dung thực tế, có tác dụng:
Giúp HS thấy rõ lợi ích của toán đối với đời sống con người.
Bước đầu làm quen với việc vận dụng toán vào giải các bài toán thực tế.
Các cẫu hỏi bài tập, câu phát biểu nêu ra ở mỗi đầu bài học kích thích HS tích cực suy nghĩ, khám phá kiến thức.
Những điểm mới về nội dung:
4. Hệ thống bài tập:
c. Những đổi mới về phương pháp:
Phương pháp trình bày.
ít có những bài trùng lặp về dạng.
Không có bài quá khó về suy luận hoặc quá phức tạp về tính toán.
Đặc điểm của hệ thống bài tập là có quan tâm đến việc trình bày lời giải mẫu và hướng dẫn giải bài có chú trọng đến tính thuật toán nếu có trong bài.
Những điểm mới về nội dung:
4. Hệ thống bài tập:
c. Những đổi mới về phương pháp:
Hình thức thể hiện:
Câu đố toán học.
Điền vào chỗ trống.
Một số bài tập có nhiều kết quả để HS lựa chọn, đánh giá.
Dạng bài tập, cách trình bày phong phú, kỹ năng thực hành được chú trọng đã tạo nên một bước chuyển hẳn về chất lượng trong việc dạy học Toán ở lớp 7. Ngoài ra cần chú ý rèn cho HS khả năng lập luận, suy luận, suy diễn.
Phân tích một số chương:
Chương I: số hữu tỉ - số thực:
Là chương mở đầu của Đại số 7 đồng thời cũng là phần tiếp nối của chương trình phân số lớp 6.
1. Mục tiêu:
- HS nắm được một số kiến thức về số hữu tỉ: cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa.
- HS hiểu và vận dụng được các tính chất của tỉ lệ thức, của dãy tỉ số bằng nhau, qui tắc làm tròn số.
- HS bước đầu có khái niệm về căn bậc hai, số vô tỉ, số thực.
- HS có kĩ năng thực hiện các phép tính về số hữu tỉ.
- HS bước đầu có ý thức vận dụng các hiểu biết về số hữu tỉ, số thực để giải quyết các bài toán thực tế.
Phân tích một số chương:
Chương I: số hữu tỉ - số thực:
2. Nội dung:
- Tiếp nối chương trình lớp 6: Các qui tắc cộng, trừ, nhân, chia được thực hiện trên các phân số mở rộng ở lớp 6 nay được sử dụng ở các số hữu tỉ.
- Mở rộng tập hợp số theo con đường hình thành các khái niệm từ sự khái quát hoá các hiện tượng cụ thể, đơn lẻ.
- Chú trọng đến rèn luyện kĩ năng tính toán và khả năng ứng dụng trong thực tế của các phép toán cho HS.
- Nội dung gồm 12 mục trình bày trong 23 tiết.
Phân tích một số chương:
3. Hình thức thể hiện:
Sử dụng tương đối nhiều:
- Các sơ đồ.
- Hình vẽ minh họa.
- Bảng Hệ thống hoá.
- Bảng Tóm tắt kiến thức.
- Các câu hỏi thường xuất hiện ở đầu mỗi bài học kích thích trí tò mò khoa học của HS.
- Sơ đồ về quan hệ giữa các tập hợp số giúp HS thấy rõ hơn sự mở rộng các tập hợp số một cách có hệ thống.
Phân tích một số chương:
Chương II: hàm số và đồ thị:
1. Mục tiêu:
- HS hiểu được công thức đặc trưng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch:
- HS biết vận dụng các công thức và tính chất để giải các bài toán cơ bản về các loại đại lượng trên.
- HS có hiểu biết ban đầu về khái niệm hàm số và đồ thị.
- HS biết vẽ hệ trục toạ độ, xác định toạ độ của điểm và biết vẽ đồ thị hàm số y = ax.
- HS biết tìm trên đồ thị giá trị của biến số và hàm số.
Phân tích một số chương:
Chương II: hàm số và đồ thị:
2. Nội dung:
- Gồm 7 mục trình bày trong 17 tiết.
- Đại lượng tỉ lệ thuận.
- Đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Hàm số.
- Đồ thị của hàm số y = ax.
- Ôn tập và kiểm tra cuối chương.
Phân tích một số chương:
Chương II: hàm số và đồ thị:
3. Phương pháp:
- Sử dụng nhiều hình vẽ minh họa.
- Sử dụng các bài toán thực tế để đi đến khái niệm về các đại lượng tỉ lệ thuận (nghịch).
- Sử dụng các bảng chưa hoàn chỉnh để HS vận dụng các đại lượng.
- Sử dụng mối liên quan giữa hai đại lượng để định nghĩa hàm số.
- Nêu một số bài toán và mẫu về vẽ đồ thị hàm số.
- Gắn các vấn đề với thực tiễn.
Phân tích một số chương:
Chương Iv: biểu thức đại số:
1. Mục tiêu:
- HS biết được một số VD về biểu thức đại số.
- HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
- HS nhận biết được đơn thức, đa thức, đơn thức đồng dạng, thu gọn đa thức.
- HS biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- HS có kĩ năng cộng, trừ đa thức.
- HS hiểu khái niệm nghiệm của đa thức và kiểm tra một số có phải là nghiệm của đa thức không.
Phân tích một số chương:
Chương Iv: biểu thức đại số:
2. Nội dung:
Chương biểu thức đại số có 9 mục được dạy trong 15 tiết, bao gồm:
- Khái niệm biểu thức đại số và giá trị biểu thức đại số.
- Đơn thức, đơn thức đồng dạng.
- Đa thức, đa thức một biến.
- Cộng, trừ đa thức.
- Nghiệm của đa thức một biến.
Phân tích một số chương:
Chương Iv: biểu thức đại số:
3. Phương pháp:
- Dạy học theo phương pháp đổi mới, theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS.
- Một số bài nên cho HS thảo luận theo nhóm để rút ra kiến thức.
- Tuỳ thuộc nội dung bài và đối tượng HS, GV có thể chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cáo hiệu quả giảng dạy phần đại số theo SGKCC lớp 7
1. Chuẩn bị thật tốt cho giáo viên THCS.
2. Đặt học sinh vào các hoạt động để nhận thức các kiến thức mới.
3. Kết hợp liên hệ kiến thức cũ và mới.
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần đại số theo SGKcc lớp 7
5. Kết hợp trực giác và suy luận.
4. Tăng cường các bài luyện tập tại lớp thành các sai lầm do nhận thức trực giác.
6. Thường xuyên phối hợp bồi dưỡng các phẩm chất trí tuệ cho học sinh.
Thực nghiệm
1. Mục đích thực nghiệm:
Phần A. Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm:
- Bước đầu tìm hiểu khả năng triển khai trong thực tiễn giảng dạy SGK ở phổ thông.
Kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả việc
sử dụng các biện pháp đã đề xuất.
Thực nghiệm
2. Nội dung thực nghiệm:
Phần A. Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm:
- Đánh giá hiệu quả việc lựa chọn vận dụng các biện pháp thể hiện qua các giáo án đã thiết kế.
- Khẳng định tính khả thi của chương trình cải cách.
Thực nghiệm
3. Thời điểm thực nghiệm:
Phần A. Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm:
Địa điểm thực nghiệm:
Theo lịch trình giảng dạy.
+ Lớp 7 một số trường THCS quận Cầu Giấy.
+ Lớp 7 một số trường THCS quận Thanh Xuân.
Thực nghiệm
4. Phương pháp thực nghiệm:
Phần A. Mục đích, nội dung và phương pháp thực nghiệm:
- Tổ chức dạy thực nghiệm trên lớp.
- Soạn giáo án.
- Rút kinh nghiệm, đánh giá.
Thực nghiệm
Phần B: Một số tiết dạy mẫu:
Bài 2: Căn bậc hai. Số vô tỉ.
Bài 1: Cộng, trừ số hữu tỉ.
Bài 3: Hàm số.
+ Học sinh lớp 7 thí điểm khá linh hoạt khi xử lý các bài toán có yêu cầu phải chủ động tìm tòi, bước đầu tập làm quen với công việc sáng tạo.
Phần C. Đánh giá kết quả:
+ Học sinh theo chương trình hiện hành tỏ ra nắm vững các quy tắc và biết cách giải các bài toán một cách hợp lý. Tuy nhiên đối với những bài đòi hỏi tính chủ động tích cực thì học sinh theo chương ttrình thí điểm tỏ ra có ưu thế hơn.
+ Cách trình bày của SGK kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh.
Phần D. ý kiến giáo viên THCS:
+ Gắn kiến thức cũ với kiến thức mới.
+ Nội dung gắn với thực tiễn, chú trọng các kỹ năng thực hành.
+ Kiến thức được trình bày liên tết với các kiến thức vật lý, địa lý, lịch sử, nội trợ..
Những ưu điểmchính
+ Cách đặt vấn đề của SGK nhiều khi thiếu sự tổng quát cần thiết.
Phần D. ý kiến giáo viên THCS:
+ Cần bổ sung thêm các dạng bài tập, nhất là dạng củng cố khái niệm tính chất và những bài dạng trắc nghiệm.
+Cần tập huấn cho giáo viên từ cấp nhóm trưởng trở lên để làm nòng cốt.
Những điểm cần khắc phục
Kết luận
I. Đặc điểm mới về nội dung SGKCC:
+ Không lặp lại các kiến thức đã học ở lớp trước
+ Chú ý đến việc hình thành các kiến thức mới nhờ sự liên hệ với các kiến thức cũ.
+ Các kiến thức được đưa ra một cách chọn lọc, có chú ý đến tính trực quan dễ hiểu đối với học sinh lớp 7.
+ Giảm tải.
II. Đề xuất:
1. Các đề xuất về giải pháp:
+ Cần phải bồi dưỡng GV từ cấp trường thông qua bồi dưỡng nòng cốt từ cấp quận.
+ Cần cho HS ôn tập thường xuyên, chú trọng đến tính hệ thống của kiến thức.
+ Nên biên soạn bộ giáo án mẫu và có một số bộ sách tham khảo, hướng dẫn cho GV và phụ huynh HS.
+ Bồi dưỡng GV cần đi đôi với kiểm tra và giám sát việc thực hiện chương trình.
2. Các đề xuất về nội dung:
+ Cần tăng thêm lượng các bài toán tính tổng đại số của các số hữu tỉ; rèn luyện khả năng biến đổi linh hoạt của HS: tách các số hạng, sử dụng nhuần nhuyễn các tính chất giao hoán, kết hợp.
+ Nên nêu nhận xét tổng quát về giá trị thích hợp của biến.
+ Phần bậc của đa thức nên được đặc biệt chú ý do tầm quan trọng của khái niệm này.
Bài 2:

Cácôc
cộng, trừ số hữu tỷ
Bài 2:
Bài 2:
1. Cộng trừ hai số hữu tỷ:
Có thể cộng trừ hai số
hữu tỷ x, y bằng cách nào?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
Bài 2:
1. Cộng trừ hai số hữu tỷ:
Phép
cộng
số hữu tỷ
có t/c gì?
Tính:
Bài 2:
Bạn còn nhớ quy tắc "chuyển vế" và quy tắc "dấu ngoặc" trong Z?
Thế quy tắc "chuyển vế" trong Q phát biểu như thế nào?
2. Quy tắc "chuyển vế":
Bài 2:
2. Quy tắc "chuyển vế":
Với x, y, z ? Q: x + y = z ? x = z - y
Ví Dụ
Tìm x biết:
Với x, y, z ? Q: x + y = z ? x = z - y
Với x, y, z ? Q: x + y = z ? x = z - y
* Điền vào ô trống:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nghiem Thi Thu Hang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)