Đổi mới đánh giá kết quả học tập
Chia sẻ bởi Trương Khắc Nhật Trường |
Ngày 21/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đổi mới đánh giá kết quả học tập thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN THCS
I. Một số khái niệm cơ bản về đánh giá
II. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn NV
III. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
IV. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá
V. Quy trình xây dựng đề kiểm tra
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ:
1. Đánh giá:
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các môn học là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.
2. Kiểm tra :
+ Được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá.
+ Kiểm tra là khâu không thể thiếu giúp giáo viên có thể nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi học sinh qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai đoạn học tập.
3. Đề kiểm tra:
Là những câu hỏi hoặc bài tập đưa ra, đòi hỏi học sinh phải trả lời, giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tương đối cụ thể về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập bộ môn.
4) Chuẩn đánh giá :
Chuẩn là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được.
Chuẩn đánh giá thường được xây dựng trên những mục tiêu cần đạt về kiến thức kĩ năng và có khi là cả thái độ xác định cho mỗi nội dung học tập của môn học.
*Tinh thần chung là đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan.
Thể hiện:
- Sự thay đổi cách ra đề tự luận: đề và đáp án có tính chất mở, đề có nhiều câu hỏi.
-Việc sử dụng các hình thức trắc nghiệm trong KT.
- Quan niệm về kiểm tra bài cũ: linh hoạt về cách thức và thời điểm.
II.THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NV
* Những bất cập:
+ Mức độ đánh giá có tính chất đồng nhất, không phân hoá được học sinh nên khó đánh giá được năng lực học tập của học sinh, dễ tạo điều kiện cho học sinh quay cóp, chép bài, sử dụng phao thi, bài mẫu
+ Một số hình thức kiểm tra mang tính hình thức
+ Tâm lý coi trọng điểm số ở cả người học và người dạy
+ Giáo viên ít dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực Ngữ văn khác khi xây dựng một đề kiểm tra.
+ Đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về kĩ thuật ra đề kiểm tra (xây dựng ma trận, các kiểu câu hỏi…)
+ Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập: số lượng học sinh đông, điều kiện in sao đề…
+ Tỉ lệ giữa câu hỏi TN và câu hỏi tự luận chưa hợp lí…
III.ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NGỮ VĂN:
1/Mục đích chính của đánh giá: nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Đánh giá thường xuyên để:
- Hướng dẫn học sinh học tập
- Hướng dẫn giáo viên giảng dạy.
- Giám sát và nâng cao chất lượng trường học.
Nếu chỉ đánh giá với mục đích kiểm tra và chấm điểm thì không thể nâng cao được chất lượng học tập của học sinh
2.Định hướng đổi mới đánh giá KQHT môn NV.
2.1. Cần bám sát mục tiêu môn học từ đó đề ra các chuẩn kiến thức, kỹ năng , thái độ cần đánh giá
2.2. Cần căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và SGK ngữ văn THCS.
2.3. Coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức,kỹ năng ,thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
2.4. Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
2.5. Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra.
2.6. Chú trọng tính phân hoá trong khi kiểm tra.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨCVÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ:
1.Vận dụng quan sát
2.Vận dụng vấn đáp
3.Vận dụng kiểm tra viết
a.Kiểm tra tự luận
b.Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
c.Kiểm tra kết hợp giữa TNKQ và TL
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 1: Xây dựng kế hoach kiểm tra và ra đề kiểm tra đánh giá.
a. Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá
b. Xác định mục tiêu dạy học
VD:Khung mục tiêu kiểm tra phần thơ hiện đại(NV 9)
Học thuộc lòng các bài thơ.
2. Nhớ được một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
3. Hiểu được nội dung biểu đạt của bài thơ.
4. Phát hiện ra các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ.
5. Nhận ra các tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
6. Nhận ra ý nghĩa tư tưởng của hình tượng thơ.
7. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi bài.
8. Biết khái quát những đặt điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam.
9. Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
10.Biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình.
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí kĩ thuật ra đề kiểm tra (thiết lập ma trận/bảng đặc trưng hai chiều)
Hàng dọc: Nội dung kiến thức/ chương trình được đánh giá
Hàng ngang: Các cấp độ tư duy cần đánh giá
10 bước xây dựng tiêu chí ra đề kiểm tra (ma trận)
1. Liệt kê các nội dung cần kiểm tra
2. Viết các chuẩn chương trình cần kiểm tra ứng với mỗi cấp
độ tư duy.
3. Tính % của tổng điểm của mỗi nội dung
4. Quyết định tổng điểm của bài kiểm tra
5. Tính toán số điểm với mỗi nội dung chính
6. Quyết định tỷ lệ % điểm số của các nội dung với mỗi chuẩn
7. Tính toán số lượng điểm số cần thiết cho mỗi chuẩn
8. Tính toán số lượng điểm số của mỗi cấp độ tư duy
9. Tính tỉ lệ % của điểm số cho mỗi cấp độ tư duy
10. Đánh giá tiêu chí kĩ thuật do mình xây dựng để xác định liệu chúng có đúng như mong muốn. Chỉnh sửa nếu cần thiết.
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 3: Viết câu hỏi theo các tiêu chí và các phương án trả lời (ma trận)
a. Xác định ngữ liệu
b. Viết các câu hỏi
c. Xây dựng đáp án và biểu điểm
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 4: Kiểm tra thử nghiệm các câu hỏi
Giáo viên phải kiểm tra các câu hỏi xem có đạt yêu cầu hay không, có thoả mãn các tiêu chí của một câu hỏi trong đề kiểm tra được thiết kế theo ma trận hay không theo 2 bảng tiêu chí đánh giá sau:
Bảng 2: Tiêu chí cơ bản cho việc giám sát chất lượng câu hỏi tự luận
Đối với mỗi câu hỏi tự luận trong đề kiểm tra, hãy đặt ra các câu hỏi sau đây, hãy xem lại nếu câu trả lời là “không” với 1 hoặc nhiều câu hỏi tự luận
1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy (kiến thức,
kỹ năng…)?
2. Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cần
nhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không?
3. Bài luận có đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vào một tình huống mới hay hoặc một tình
huống giả định nào đó hay không?
4. Xét trong mối quan hệ với các câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung
và cấp độ tư duy đã nêu rõ trong tiêu chí kiểm tra hay không?
5. Nội dung câu hỏi có cụ thể không? Trong câu hỏi có nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn là ra
một đề bài quá rộng để bất cứ câu trả lời nào cũng có thể đáp ứng được?
6.Yêu cầu của câu hỏi có nằm trong pham vi kiến thức và nhận thức phù hợp của học sinh hay không
7. Để đạt điểm cao, học sinh có đòi hỏi phải thể hiện quan điểm của mình hơn là chỉ nhờ lại các
khái niệm, thông tin, ý kiến…đã đọc hay không?
8. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh dễ hiểu và không bị lạc đề hay không?
9. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh hiểu được yêu cầu về:
- Số lượng từ/độ dài của bài luận ? - Mục đích của bài luận?
- Thời gian để viết bài luận? - Tiêu chí đánh giá câu trả lời?
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh cần nêu ý kiến và chứng minh cho quan điểm của mình về một
vấn đề đang gây tranh cãi nào đó, câu hỏi có nêu rõ rằng bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa
trên những lập luận logic hợp lý cho quan điểm của mình thay vì học sinh sẽ chọn theo quan điểm
nào?
Thực hành
1/Lập lại ma trận đề kiểm tra lớp 6.
2/Nhận xét đề kiểm tra lớp 9.
3/Soạn đề kiểm tra học kì I lớp 9 thời gian 90 phút
Yêu cầu:
+ Lập bảng đặc trưng 2 chiều cho toàn bộ đề.
+ Viết các câu hỏi ở các cấp độ tư duy.
LƯU Ý VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT
1/ Thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra.
2/ Căn cứ vào điều kiện cụ thể: Trình độ học sinh, cơ sở vật chất,…để lựa chọn hình thức kiểm tra, yêu cầu kiểm tra.
3/ Cần coi trọng đánh giá cả quá trình học tập bên cạnh đánh giá qua bài kiểm tra.
4/ Thực hiện đánh giá nhiều chiều, nhiều mức độ.
I. Một số khái niệm cơ bản về đánh giá
II. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn NV
III. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
IV. Một số hình thức kiểm tra, đánh giá
V. Quy trình xây dựng đề kiểm tra
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ:
1. Đánh giá:
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các môn học là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn.
2. Kiểm tra :
+ Được xem là phương tiện và hình thức quan trọng nhất của đánh giá.
+ Kiểm tra là khâu không thể thiếu giúp giáo viên có thể nắm bắt cụ thể, chính xác năng lực học tập của mỗi học sinh qua việc giải quyết những tình huống đặt ra liên quan đến các nội dung của một bài học, một chương hoặc một giai đoạn học tập.
3. Đề kiểm tra:
Là những câu hỏi hoặc bài tập đưa ra, đòi hỏi học sinh phải trả lời, giải quyết bằng hình thức trình bày miệng, viết hoặc thực hành, có quy định tương đối cụ thể về thời gian thực hiện, qua đó nhằm xem xét kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập bộ môn.
4) Chuẩn đánh giá :
Chuẩn là những yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong xem xét, đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Chuẩn đánh giá là biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được.
Chuẩn đánh giá thường được xây dựng trên những mục tiêu cần đạt về kiến thức kĩ năng và có khi là cả thái độ xác định cho mỗi nội dung học tập của môn học.
*Tinh thần chung là đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng toàn diện hơn, đa dạng hơn, tăng cường hơn tính chính xác và khách quan.
Thể hiện:
- Sự thay đổi cách ra đề tự luận: đề và đáp án có tính chất mở, đề có nhiều câu hỏi.
-Việc sử dụng các hình thức trắc nghiệm trong KT.
- Quan niệm về kiểm tra bài cũ: linh hoạt về cách thức và thời điểm.
II.THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NV
* Những bất cập:
+ Mức độ đánh giá có tính chất đồng nhất, không phân hoá được học sinh nên khó đánh giá được năng lực học tập của học sinh, dễ tạo điều kiện cho học sinh quay cóp, chép bài, sử dụng phao thi, bài mẫu
+ Một số hình thức kiểm tra mang tính hình thức
+ Tâm lý coi trọng điểm số ở cả người học và người dạy
+ Giáo viên ít dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực Ngữ văn khác khi xây dựng một đề kiểm tra.
+ Đa số giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về kĩ thuật ra đề kiểm tra (xây dựng ma trận, các kiểu câu hỏi…)
+ Cơ sở vật chất còn nhiều bất cập: số lượng học sinh đông, điều kiện in sao đề…
+ Tỉ lệ giữa câu hỏi TN và câu hỏi tự luận chưa hợp lí…
III.ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT MÔN NGỮ VĂN:
1/Mục đích chính của đánh giá: nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Đánh giá thường xuyên để:
- Hướng dẫn học sinh học tập
- Hướng dẫn giáo viên giảng dạy.
- Giám sát và nâng cao chất lượng trường học.
Nếu chỉ đánh giá với mục đích kiểm tra và chấm điểm thì không thể nâng cao được chất lượng học tập của học sinh
2.Định hướng đổi mới đánh giá KQHT môn NV.
2.1. Cần bám sát mục tiêu môn học từ đó đề ra các chuẩn kiến thức, kỹ năng , thái độ cần đánh giá
2.2. Cần căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và SGK ngữ văn THCS.
2.3. Coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức,kỹ năng ,thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
2.4. Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
2.5. Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra.
2.6. Chú trọng tính phân hoá trong khi kiểm tra.
IV. MỘT SỐ HÌNH THỨCVÀ KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ:
1.Vận dụng quan sát
2.Vận dụng vấn đáp
3.Vận dụng kiểm tra viết
a.Kiểm tra tự luận
b.Kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
c.Kiểm tra kết hợp giữa TNKQ và TL
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 1: Xây dựng kế hoach kiểm tra và ra đề kiểm tra đánh giá.
a. Xác định mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá
b. Xác định mục tiêu dạy học
VD:Khung mục tiêu kiểm tra phần thơ hiện đại(NV 9)
Học thuộc lòng các bài thơ.
2. Nhớ được một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
3. Hiểu được nội dung biểu đạt của bài thơ.
4. Phát hiện ra các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ.
5. Nhận ra các tình cảm, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
6. Nhận ra ý nghĩa tư tưởng của hình tượng thơ.
7. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi bài.
8. Biết khái quát những đặt điểm cơ bản của thơ hiện đại Việt Nam.
9. Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.
10.Biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình.
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 2: Xây dựng các tiêu chí kĩ thuật ra đề kiểm tra (thiết lập ma trận/bảng đặc trưng hai chiều)
Hàng dọc: Nội dung kiến thức/ chương trình được đánh giá
Hàng ngang: Các cấp độ tư duy cần đánh giá
10 bước xây dựng tiêu chí ra đề kiểm tra (ma trận)
1. Liệt kê các nội dung cần kiểm tra
2. Viết các chuẩn chương trình cần kiểm tra ứng với mỗi cấp
độ tư duy.
3. Tính % của tổng điểm của mỗi nội dung
4. Quyết định tổng điểm của bài kiểm tra
5. Tính toán số điểm với mỗi nội dung chính
6. Quyết định tỷ lệ % điểm số của các nội dung với mỗi chuẩn
7. Tính toán số lượng điểm số cần thiết cho mỗi chuẩn
8. Tính toán số lượng điểm số của mỗi cấp độ tư duy
9. Tính tỉ lệ % của điểm số cho mỗi cấp độ tư duy
10. Đánh giá tiêu chí kĩ thuật do mình xây dựng để xác định liệu chúng có đúng như mong muốn. Chỉnh sửa nếu cần thiết.
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 3: Viết câu hỏi theo các tiêu chí và các phương án trả lời (ma trận)
a. Xác định ngữ liệu
b. Viết các câu hỏi
c. Xây dựng đáp án và biểu điểm
V. QUY TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA:
Bước 4: Kiểm tra thử nghiệm các câu hỏi
Giáo viên phải kiểm tra các câu hỏi xem có đạt yêu cầu hay không, có thoả mãn các tiêu chí của một câu hỏi trong đề kiểm tra được thiết kế theo ma trận hay không theo 2 bảng tiêu chí đánh giá sau:
Bảng 2: Tiêu chí cơ bản cho việc giám sát chất lượng câu hỏi tự luận
Đối với mỗi câu hỏi tự luận trong đề kiểm tra, hãy đặt ra các câu hỏi sau đây, hãy xem lại nếu câu trả lời là “không” với 1 hoặc nhiều câu hỏi tự luận
1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy (kiến thức,
kỹ năng…)?
2. Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cần
nhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không?
3. Bài luận có đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức vào một tình huống mới hay hoặc một tình
huống giả định nào đó hay không?
4. Xét trong mối quan hệ với các câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung
và cấp độ tư duy đã nêu rõ trong tiêu chí kiểm tra hay không?
5. Nội dung câu hỏi có cụ thể không? Trong câu hỏi có nêu rõ yêu cầu và hướng dẫn cụ thể hơn là ra
một đề bài quá rộng để bất cứ câu trả lời nào cũng có thể đáp ứng được?
6.Yêu cầu của câu hỏi có nằm trong pham vi kiến thức và nhận thức phù hợp của học sinh hay không
7. Để đạt điểm cao, học sinh có đòi hỏi phải thể hiện quan điểm của mình hơn là chỉ nhờ lại các
khái niệm, thông tin, ý kiến…đã đọc hay không?
8. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh dễ hiểu và không bị lạc đề hay không?
9. Câu hỏi có được diễn đạt để học sinh hiểu được yêu cầu về:
- Số lượng từ/độ dài của bài luận ? - Mục đích của bài luận?
- Thời gian để viết bài luận? - Tiêu chí đánh giá câu trả lời?
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh cần nêu ý kiến và chứng minh cho quan điểm của mình về một
vấn đề đang gây tranh cãi nào đó, câu hỏi có nêu rõ rằng bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa
trên những lập luận logic hợp lý cho quan điểm của mình thay vì học sinh sẽ chọn theo quan điểm
nào?
Thực hành
1/Lập lại ma trận đề kiểm tra lớp 6.
2/Nhận xét đề kiểm tra lớp 9.
3/Soạn đề kiểm tra học kì I lớp 9 thời gian 90 phút
Yêu cầu:
+ Lập bảng đặc trưng 2 chiều cho toàn bộ đề.
+ Viết các câu hỏi ở các cấp độ tư duy.
LƯU Ý VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KQHT
1/ Thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra.
2/ Căn cứ vào điều kiện cụ thể: Trình độ học sinh, cơ sở vật chất,…để lựa chọn hình thức kiểm tra, yêu cầu kiểm tra.
3/ Cần coi trọng đánh giá cả quá trình học tập bên cạnh đánh giá qua bài kiểm tra.
4/ Thực hiện đánh giá nhiều chiều, nhiều mức độ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Khắc Nhật Trường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)