Dôi dieu ve Ho Xuan Huong
Chia sẻ bởi Hang Nga |
Ngày 21/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: dôi dieu ve Ho Xuan Huong thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đôi điều về nữ sĩ
Hồ Xuân Hương
A-Lời mở đầu
- Thiên tài , kỳ nữ, hay nói giản dị hơn : Danh tài độc đáo Hồ Xuân Hương, tên tuổi kỳ diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận xưa nay .
Hồ Xuân Hương xuất hiện giữa làng văn học Việt Nam ở Thế kỷXVII như một hiện tượng lạ. CáI lạ trong phong cách của bà khác hẳn với hình thể trao lưu văn học lúc bấy giờ, mà có lẽ ít có nghệ sĩ nào có được. Thơ Xuân Hương dí dỏm,hài hước đến thô tục xong lại thâm thuý đến lạ thường.
- Người đọc thường nói đến Xuân Hương với những chùm thơ viết về người phụ nữ đầy lênh đênh và sóng gió, với những trăn trở và bế tắc về cuộc đời: tình duyên, hạnh phúc, lứa đôi.Cái hay mà Xuân Hương tạo ra chính là đã đem lại sự đồng cảm với những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, phải chăng bằng chính cuộc đời ngang trái và dở dang của mình mà Xuân Hương đã viết nên những vần thơ như quằn quại, than thở về thân phận của mình nói riêng và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến điêu tàn nói chung.
I- Tiểu sử và cuộc đời
Bà sinh năm nào, mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được
Quê ở làng Quỳnh Đôi- huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ An
Thân phụ là cụ Hồ Phi Diễn. Cụ đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ có một ngôI nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường
đường chồng con của bà lận đận, hai lần lấy chồng thì hai lần đều làm lẽ: " Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm. Cầm bằng làm mướn mướn không công"
Cuối đời bà đi ngao du ở nhiều nơi thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh, giao lưu với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du, Chiêu Hổ.
II- Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương để lại tập thơ Lưu Hương Ký được phát hiện năm 1964 gồm có 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán.
Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian
Tiếng nói củ yếu trong thơ của nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ
Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế
Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm khẳng định rằng: Hồ Xuân Hương là nhà thơ viết thơ Nôm thuần tuý, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán, với cách tả tình, tả cảnh, dùng chữ hiệp vần rất khéo
Thủa sinh thời Xuân Diệu gọi thẳng bà là nhà thơ dòng Việt là bà chúa thơ Nôm
III- Nôi dung thơ Hồ Xuân Hương
1- Nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương
Trước đây có nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng ngoại lệ trong lịch sử văn học dân tộc. Hồ Xuân Hương không ngoại lệ chút nào cả. Những gì Hồ Xuân Hương có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong lịch sử văn học, văn hoá dân tộc. Ngay những cái người ta có vẻ kiêng dè nhất khi nói đến Hồ Xuân Hương trong những bài thơ như: thiếu nữ ngủ ngày, đánh đu, dệt cửi, đá ông chồng bà chồng, chùa quán sứ, cái quạt.thì đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong ca dao, tục ngữ, trong loại câu đố tục giảng thanh, trong trò chơI chữ, nói láI nhan nhản trong các truyện khôi hài, tiếu lâm. và không phảI chỉ có văn học dân gian, mà cả nghệ thuật dân gian nữa: trên những bức phù điêu ở đình Đông Viên, mgười ta thấy nhà điêu khắc dân gian chạm khắc cảnh những cô gái tắm ở hồ sen giữa đồng, hay là cảnh một cô gái vừa mới tắm xong đứng chải tóc bên cạnh người yêu. Những cảnh như thế chẳng Hồ Xuân Hương thì còn là gì nữa!
Hồ Xuân Hương không ngoại lệ, nhưng trong truyền thống của văn học, văn hoá dân tộc Hồ Xuân Hương nghiêng về bình dân hơn là bác học. Nhà nữ thi sĩ này dường như mượn của văn học bác học cáI phần trang sức bên ngoài để trình làng, còn nén chặt bên trong đến tràn ứ lại là cáI phần hồn dân gian đầy sức sống của mình. Tuy nhiên cảm giác Xuân Hương là một ngoại lệ không phảI hoàn toàn không có cơ sở, nhưng đúng ra đó là độc đáo, chứ không phải ngoại lệ
Hồ Xuân Hương là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc
2- Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta do những điều kiện xã hội đặc biệt mà trong văn học nước ta đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, trong trào lưu văn học này lần đầu tiên người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm ; Nguyễn gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc; Nguyễn Du có Thuý Kiều trong truyện Kiều; trong những truyện Nôm của những nhà thơ khác nhau như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trần cũng có một loạt những cô gái như Dao Tiên, Quỳnh Thư, Trần Kiều Liên.Nói chung văn học trong thời kì phong kiến ở một đất nước chịu sự chi phối nặng nề của Tông Nho mà lại viết về phụ nữ , không phải phụ nữ công, dung ,ngôn, hạnh, Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu. mà là nhưng phụ nữ trẻ đẹp, xao xuyến , rạo rực trước một tình yêu say đắmkể như thế cũng đã là mới mẻ, đã là táo bạo. Chắc chắn nếu xã hội không có nhưng yếu tố mới, nếu chủ nghĩa nhân đạo không trở thành một trào lưu, sẽ không thể có một sự thể hiện như thế. Nhưng điểm lại nhưng nhân vật phụ nữ của văn học giai đoạn này, hầu như đều xuất thân từ tâng lớp quý phái
Người đầu tiên và có thể la duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phảI một cô gáI quý tộc mà đích thực là cô gáI bình dân, bình dân từ cốt cách cho đến hình hài "thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non" là Hồ Xuân Hương. Đọc Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với nhưng nhân vật của nhà thơ, ta thấy ngay đây không phải là nhưng cô gái yểu điệu kín cổng cao tường, sống tong lầu son gác tía, mà là những cô gáI lực lưỡng thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa hiên, tóc bỏ đuôi gà đi dự các hội vui xuân, hay đi làm việc ngoài đồng, đi chợ ngồi quạt mát dưới những gốc cây, nói cười rúc rích với nhau,nhại lại người khác rất tài, và táo tợn đến mức thấy một anh con trai nào đI qua có vẻ bẽn lẽn hay làm dáng làm duyên một tí là trêu ghẹo, gọi họ là chông, là người tình, là em của mình, và nghịch ngợm đến mức có thể vật cổ anh ta xuống mà cù mà cưa bằng dứa dại cho đến lúc anh ta phảI đỏ mặt tía tai lên mới chịu buông tha. Nhà thơ cũng không cần khoác cho nhân vật của mình một gia thế nào. Họ sống hồn nhiên như thế chẳng phảI là đáng yêu lắm hay sao? đối với họ cái quí nhất là sống thoải mái không bị ràng buộc câu thúc bởi bất cứ một thế lực nào.
Hô Xuân Hương đề cao những phụ nữ ấy. Đó là nhân vật trung tâm có mặt hay giấu mặt trong hầu hết các bài thơ của bà , và nhà thơ nhìn đời bằng đôI mắt của những phụ nữ ấy,nên bao giờ bà cũng tinh tường sắc sảo và nghịch ngợm. Hô Xuân Hương không nhìn đời bằng cặp kính màu của đạo đức. Bảo bà không đạo đức thì không đúng, nhưng đạo đức cao nhất đối với bà không phảI là những quan niệm phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ,mà là những quan niệm phù hợp nhất với sự phát triển tự nhiên của con người. Bà không cần thứ đạo đức giả tạo của chế độ Phong kiến. Sao lại bảo cơ thể của phụ nữ là " nguồn gốc của tội lỗi, là tai hoạ của con người mà không phải là Cái ĐẹP " Cáigì thuộc về con người đối với tôi đều quí", câu tục ngữ cổ mà Mac rất thích đó hết sức phù hợp với quan niệm của Hồ Xuân Hương
Hô Xuân Hương sẵn sàng ca ngợi vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ, trong bài thơ " thiếu nữ ngủ ngày" ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp về cơ thể đầy sức sống của người thiếu nữ:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơI quá giấc nồng
Lược trúc chảI cài trên máI tóc
Yêm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong
Ai bảo đây là những câu thơ dâm đãng? cái đẹp bất cứ ở đâu và khi nào cũng không bao giờ khơI gợi cảm giác về sự dâm đãng. Nguyễn Du tả cảnh Thuý Kiều tắm. Nhà thơ gọi cơ thể Thuý Kiều là một toà thiên nhiên trong ngọc trắng ngà, nhưng nhà thơ vẫn phảI kiểu cách bày đặt buổi tắm ấy: " thang lang rủ bức trướng hồng tầm hoa". Hô Xuân Hương thì không cần bày biện gì hết. đã là vàng thì sợ gì lửa; đã là chân lý thì sợ gì ánh sáng mặt trời! Bà tả cái cơ thể đẹp của người phụ nữ giữa ban ngày, vào một buổi trưa hè có gió mát " thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng" . Dụng ý của Xuân Hương ở đây là ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. đối với bà cơ thể đẹp cũng là một niềm tự hào của con người cũng như người ta tự hào về tài năng và tuổi trẻ của mình.
Ơ bài tranh tố nữ Xuân Hương đã ca ngợi tuổi trẻ một cách nồng nhiệt:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
Xiếu mai chỉ dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôiđành phận mỏng manh
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình
Hai cô thiếu nữ xinh tươI, trong trắng như tập trung mọi tinh tuý của đất trời làm lòng người rung động biết bao nhiêu. Ta không thể không thấy thú vị trước hình ảnh " đôi lứa như in tờ giấy trắng" và tự cảm nhận đầy đủ cái ý nghĩa tuyệt vời của tạo hoá: " nghìn năm còn mãi cái xuân xanh"
Hình ảnh người thiếu nữ trong câu đối tết của nhà thơ không phảI là hình ảnh một nội tướng trong gia đình , mà là hình ảnh người chủ thực sự của đất trời của tự nhiên, của vũ trụ:
" Sáng mùng một lỏng then tạo hoá
Mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào"
Thiếu nữ với mùa xuân đó là biểu tượng của cáI đẹp muôn đời, của cáI đẹp cuộc sống
Dường như không chỉ là ý thức mà trở thành tiềm thức, Hồ Xuân Hương có một lòng tin mãnh liệt vào tài trí, và khả năng sáng tạo của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương không bao giờ mặc cảm phụ nữ phảI thua đàn ông, mà đối với bà có khi còn ngược lại. Bà dỗ người phụ nữ khóc chồng " nín đI kẻo thẹn với non sông" chứ không phảI là thẹn với đàn ông!Bà luôn đặt người phụ nữ ngang tầm với non sông, sông núi. Sự cô đơn của họ cũng có tầm vóc vũ trụ " trơ cáI hồng nhan với nước non", và cuộc đời bảy nổi ba chìm của họ cũng là " Bảy nổi ba chìm vưói nước non".dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng giữ trọn tấm lòng sắt son của mình:
" rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Hơn bất cứ người nào khác ý thức về giới tính đã đI sâu vào máu thịt của nhà thơ này , nên khi tố cáo bà cũng chỉ tố cáo những nỗi khổ thuộc về giới tính của mình như làm lẽ , không chồng mà chửa, chết chồng:
Làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong
Xuất phát từ cuộc đời lẽ mọn đầy cay đắng của mình, Xuân Hương đã cất lên tiếng chửi cay nghiệt: " chém cha cái kiếp lấy chồng chung", và hàm chứa trong tiếng chửi ấy là nỗi niềm uất ức, đau đớn đến nghẹn ngào
Khãc «ng phñ VÜnh Têng
Tr¨m n¨m «ng phñ VÜnh Têng «i!
C¸i nî ba sinh ®· tr¶ råi
ch«n chÆt v¨n ch¬ng ba thíc ®Êt
Tung hª hå thØ bèn ph¬ng trêi
C¸n c©n t¹o ho¸ r¬I ®©u mÊt
MiÖng tói cµn kh«n khÐp l¹i råi
H¨m b¶y th¸ng trêi ®µ mÊy chèc
Tr¨m n¨m «ng phñ VÜnh Têng «i!
Mét trong nh÷ng nçi khæ lín nhÊt cña ®êi mét ngêi ®µn bµ lµ chång chÕt, víi Xuan H¬ng «ng phñ VÜnh Têng chÕt ®I Xu©n H¬ng võa mÊt ngêi ®Çu gèi tay Êp, võa mÊt mét ngêi b¹n v¨n ch¬ng t©m ®Çu ý hîp. chÝnh v× vËy tiÕng khãc chång cña Hå Xu©n H¬ng ë ®©y ®· ®éng ®Õn c¶ «ng trêi. «ng trêi qu¶ lµ ®· kh«ng c«ng b»ng víi Xu©n H¬ng, c¸n c©n t¹o ho¸ cña «ng trêi ®· r¬i ®©u mÊt råi. TiÕng khãc chång ë ®©y cµng tha thiÕt nghÑn ngµo.
Không chồng mà chửa
Cả nể cho nên hoá dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu nay đà nảy nét ngang
CáI nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan
Ơ bài thơ này Xuân Hương ca ngợi nhân cách của người phụ nữ, dám hy sinh cho tình yêu, hết sức tự trọng và dám thách thức trước những đe doạ của xã hội Phong Kiến: " Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa. Mảnh tình một khối thiếp xin mang". Tình và nghĩa gắn liền, đó là truyền thống của dân tộc ta, Xuân Hương nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà những người đàn ông thường vô tâm khi để lại hậu quả cho người phụ nữ. Tác giả đã đứng về phía người phụ nữ mà bênh vực và cảm thông thậm chí còn trân trọng với những người con gái chẳng may bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy.
. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương tin ở phẩm chất và tài năng của mình, không né tránh mà nhìn thẳng vào cuộc đời, lấy lương tri làm ngọn đuốc cho mọi suy nghĩ và hành động nên luôn luôn đúng. Hô Xuân Hương không phải là một nhà thơ duy vật , nhưng bà tỏ ra không một chút cảm tình nào với Tôn giáo và sự mê tín. Người ta lên chùa để lễ báI cầu xin còn bà lên chùa để nhìn thấy ở đó sự giả dối và biếng nhác:
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơI nao
Chày kinh, tiểu để xuông không đấm
Tràng hạt vãI lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo"( Chùa Quán Sứ)
Người ta qua đền thì chắp tay thành kính, Xuân Hương qua đó chỉ nghé mắt trong ngang" :
nghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền TháI Thú đứng cheo leo
ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"( Đề đền Sầm Nghi Đống)
Đối với Hồ Xuân Hương, mọi thành quả là do bàn tay khối óc của con người làm ra. Với khả năng lao động và sáng tạo của người phụ nữ thì người phụ nữ sẽ làm được tất cả mọi việc, chứ không chỉ có đàn ông thôi
3- Bản lĩnh Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là phụ nữ, lại là phụ nữ trong xã hội Phong Kiến phảI chịu đựng biết bao thiệt thòi, nhưng dù ở đâu và lúc nào Xuân Hương cũng giữ cho mình một bản lĩnh vững vàng, đáng khâm phục, chúng ta hãy cùng nghe Xuân Hương mời trầu:
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phảI duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi"( Mời trầu)
Miếng trầu mà Xuân Hương mời chúng ta là miếng trầu của niềm khát khao mãnh liệt được sống trong tình cảm thuỷ chung, tình nghĩa của một người phụ nữ đã từng bị thua thiệt nhiều về cuộc sống tình cảm riêng tư. Nhưng cáI bản lĩnh mạnh mẽ của người phụ nữ ấy vẫn được bộc lộ rõ rệt qua cách tự xưng tên của mình trong câu thơ: " này của Xuân Hương mới quệt rồi", các đấng mày râu trong thời Phong Kiến cũng ít ai dám làm như thế. chỉ duy nhất có đại thi hào dân tộc Nguyễn Du dám làm trong bài thơ " Độc Tiểu Thanh ký":
"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng"
Qua đó ta thấy Xuân Hương mạnh mẽ biết chừng nào!
Trong chùm thơ "Tự tình", Xuân Hương cũng thể hiện một cách mãnh liệt bản lĩnh của mình:
" Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom" ( Tự tình I )
Dù đường tinh duyên lắm nỗi chuân chuyên, Hồ Xuân Hương vẫn ngạo nghễ thách thức người đời, thách thức mọi tài tử văn nhân. và quyết không chịu chấp nhận bị " Già tom"
Trong bài Tự tình II, Xuân Hương viết:
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Cái giận dữ của Xuân Hương cũng đầy bản lĩnh. Ta có cảm giác như Xuân Hương đang: " Giơ tay với thử trời cao thấp. Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài". Một người phụ nữ mà muốn được sánh ngang tầm cái rộng dài của đất trời và vũ trụ nếu không bản lĩnh thì cũng xứng đáng được coi là một bậc anh hùng có chí lớn.
Đối với bọn học trò dốt nhưng lại thich huyênh hoang, Xuân Hương với tư cách là đàn chị mắng chúng là lũ ngẩn ngơ, là phường lòi tói
Mắng học trò dốt I
"Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa"
Mắng học trò dốt II
"Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền
Cũng đòi học nói nói không nên
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền"
Phải thục sự có tài và biết mình có tài mới có thể có tháI độ ngông nghênh đến như vậy. Điều này khiến ta thấy Xuân Hương rất giống với Nguyễn Công Trứ khi viết những câu thơ:
" Vũ trụ nội mạc phi phận sự
ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng"( Bài ca ngất ngưởng)
Cái ngông của Xuân Hương cũng chẳng kém gì so với Nguyễn Công Trứ
Đối với bọn vua chúa Phong kiến, Xuân Hương tới tấp phủ lên đầu lên mặt chúng một cáI quạt rất đặc biệt- cái quạt ấy làm lộ rõ bộ mặt đạo đức giả của bọn chúng:
" Mát mặt anh hùng khi tắt nắng
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?"( vịnh cáI quạt I)
Hay là: " Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này"( vịnh cáI quạt II )
Nếu không phải là một người phụ nữ dũng cảm đầy bản lĩnh thì Xuân Hương đâu được coi là một nhà thơ có ý thức phản phong mạnh mẽ đến thế.
Xuân Hương bản lĩnh ngay cả trong cuộc xướng hoạ với Chiêu Hổ- một đấng nam nhi thời Phong Kiến văn chương chữ nghĩa đầy người và nổi tiếng là giỏi giang:
Trách Chiêu Hổ I
Anh đồ tỉnh anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay"
Trách Chiêu Hổ II
" sao nói rằng năm lai có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên chơI nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa"
Lời lẽ của Xuân Hương ở đây thật dí dỏm và mạnh mẽ, không thua kém bất cứ người đàn ông bản lĩnh nào. Thế mới biết Xuân Hương thực sự là một nghệ sĩ lỗi lạc chứ không phảI kẻ làm thơ viết văn tầm thường.
4- Thiên nhiên qua con mắt của Xuân Hương
Với con mắt quan sát độc đáo, nhìn thật đúng bản chất sự vật hiện tượng, Xuân Hương đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên thật đặc biệt trong thơ của mình. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương đầy những màu sắc khác lạ, có linh hồn sống động như con người vậy:
Trăng qua sự quan sát của nữ sĩ:
" Một trái trăng thu chín mõm mòm
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom" ( Hỏi trăng I)
Còn đây là Đèo Ba Dội
" Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu"( Đèo Ba Dội)
Và đây là hình ảnh của Kẽm trống
" Hai bên thì núi giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không?
Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong" ( Kẽm Trống)
Hang Cắc cớ- một thắng cảnh nổi tiếng ở chùa Thầy được Xuân Hương miêu tả như sau:
" Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu móc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm" ( Hang Cắc Cớ)
B- Kết luận
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương có số lượng không nhiều, nhưng chắc chắn nếu Hồ Xuân Hương không phải là một bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc, thì không thể nào viết một cách tự nhiên, phóng khoáng, hóm hỉnh dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tọc dưới ngòi bút của Xuân Hương vữa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển linh hoạt phing phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điẹu.
- Thể thơ Đường luật trong bàn tay của bà không còn cáI vẻ đài các, quí pháI vốn có của nó, mà trở nên dung dị ,bình dân, trong nhiều trường hợp cấu tạo như nắm đấm rắn chắc để quật vào mặt giai cấp Phong Kiến những cú đích đáng.
- Có thể nói Hồ Xuân Hương không phải là một nhà thơ lớn với cái nghĩa là người phát ngôn cho thời đại của mình. Bà sáng tác chủ yếu để tâm sự, để giãI bày. Nhưng con người thế nào nên văn chương thế ấy. Hô Xuân Hương hết sức độc đáo nên thơ của bà cũng hết sức độc đáo.
Hồ Xuân Hương
A-Lời mở đầu
- Thiên tài , kỳ nữ, hay nói giản dị hơn : Danh tài độc đáo Hồ Xuân Hương, tên tuổi kỳ diệu ấy vượt qua mọi cuộc tranh luận xưa nay .
Hồ Xuân Hương xuất hiện giữa làng văn học Việt Nam ở Thế kỷXVII như một hiện tượng lạ. CáI lạ trong phong cách của bà khác hẳn với hình thể trao lưu văn học lúc bấy giờ, mà có lẽ ít có nghệ sĩ nào có được. Thơ Xuân Hương dí dỏm,hài hước đến thô tục xong lại thâm thuý đến lạ thường.
- Người đọc thường nói đến Xuân Hương với những chùm thơ viết về người phụ nữ đầy lênh đênh và sóng gió, với những trăn trở và bế tắc về cuộc đời: tình duyên, hạnh phúc, lứa đôi.Cái hay mà Xuân Hương tạo ra chính là đã đem lại sự đồng cảm với những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh, phải chăng bằng chính cuộc đời ngang trái và dở dang của mình mà Xuân Hương đã viết nên những vần thơ như quằn quại, than thở về thân phận của mình nói riêng và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến điêu tàn nói chung.
I- Tiểu sử và cuộc đời
Bà sinh năm nào, mất năm nào đến nay cũng chưa có tài liệu nào xác định được
Quê ở làng Quỳnh Đôi- huyện Quỳnh Lưu- tỉnh Nghệ An
Thân phụ là cụ Hồ Phi Diễn. Cụ đồ ra Bắc dạy học rồi lấy một bà vợ lẽ sinh ra Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ có một ngôI nhà riêng ở gần Hồ Tây lấy tên là Cổ Nguyệt Đường
đường chồng con của bà lận đận, hai lần lấy chồng thì hai lần đều làm lẽ: " Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm. Cầm bằng làm mướn mướn không công"
Cuối đời bà đi ngao du ở nhiều nơi thăm chùa chiền và danh lam thắng cảnh, giao lưu với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du, Chiêu Hổ.
II- Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương để lại tập thơ Lưu Hương Ký được phát hiện năm 1964 gồm có 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán.
Thơ của bà mang phong cách riêng rất độc đáo. nhà thơ phụ nữ viết về giới mình vừa trào phúng vừa trữ tình, vừa mang đậm phong cách dân gian
Tiếng nói củ yếu trong thơ của nữ sĩ là nỗi niềm cảm thông, là sự khẳng định vẻ đẹp nhiều mặt và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ
Ngôn ngữ trong thơ bà nhiều khi táo bạo mà tinh tế
Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm khẳng định rằng: Hồ Xuân Hương là nhà thơ viết thơ Nôm thuần tuý, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn chữ Hán, với cách tả tình, tả cảnh, dùng chữ hiệp vần rất khéo
Thủa sinh thời Xuân Diệu gọi thẳng bà là nhà thơ dòng Việt là bà chúa thơ Nôm
III- Nôi dung thơ Hồ Xuân Hương
1- Nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương
Trước đây có nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng ngoại lệ trong lịch sử văn học dân tộc. Hồ Xuân Hương không ngoại lệ chút nào cả. Những gì Hồ Xuân Hương có trong sáng tác của mình đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong lịch sử văn học, văn hoá dân tộc. Ngay những cái người ta có vẻ kiêng dè nhất khi nói đến Hồ Xuân Hương trong những bài thơ như: thiếu nữ ngủ ngày, đánh đu, dệt cửi, đá ông chồng bà chồng, chùa quán sứ, cái quạt.thì đều có thể tìm thấy bóng dáng của nó trong ca dao, tục ngữ, trong loại câu đố tục giảng thanh, trong trò chơI chữ, nói láI nhan nhản trong các truyện khôi hài, tiếu lâm. và không phảI chỉ có văn học dân gian, mà cả nghệ thuật dân gian nữa: trên những bức phù điêu ở đình Đông Viên, mgười ta thấy nhà điêu khắc dân gian chạm khắc cảnh những cô gái tắm ở hồ sen giữa đồng, hay là cảnh một cô gái vừa mới tắm xong đứng chải tóc bên cạnh người yêu. Những cảnh như thế chẳng Hồ Xuân Hương thì còn là gì nữa!
Hồ Xuân Hương không ngoại lệ, nhưng trong truyền thống của văn học, văn hoá dân tộc Hồ Xuân Hương nghiêng về bình dân hơn là bác học. Nhà nữ thi sĩ này dường như mượn của văn học bác học cáI phần trang sức bên ngoài để trình làng, còn nén chặt bên trong đến tràn ứ lại là cáI phần hồn dân gian đầy sức sống của mình. Tuy nhiên cảm giác Xuân Hương là một ngoại lệ không phảI hoàn toàn không có cơ sở, nhưng đúng ra đó là độc đáo, chứ không phải ngoại lệ
Hồ Xuân Hương là nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc
2- Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX ở nước ta do những điều kiện xã hội đặc biệt mà trong văn học nước ta đã hình thành một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, trong trào lưu văn học này lần đầu tiên người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm của nhiều tác giả: Đặng Trần Côn có người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm ; Nguyễn gia Thiều có người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc; Nguyễn Du có Thuý Kiều trong truyện Kiều; trong những truyện Nôm của những nhà thơ khác nhau như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trần cũng có một loạt những cô gái như Dao Tiên, Quỳnh Thư, Trần Kiều Liên.Nói chung văn học trong thời kì phong kiến ở một đất nước chịu sự chi phối nặng nề của Tông Nho mà lại viết về phụ nữ , không phải phụ nữ công, dung ,ngôn, hạnh, Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu. mà là nhưng phụ nữ trẻ đẹp, xao xuyến , rạo rực trước một tình yêu say đắmkể như thế cũng đã là mới mẻ, đã là táo bạo. Chắc chắn nếu xã hội không có nhưng yếu tố mới, nếu chủ nghĩa nhân đạo không trở thành một trào lưu, sẽ không thể có một sự thể hiện như thế. Nhưng điểm lại nhưng nhân vật phụ nữ của văn học giai đoạn này, hầu như đều xuất thân từ tâng lớp quý phái
Người đầu tiên và có thể la duy nhất đưa vào văn học giai đoạn này không phảI một cô gáI quý tộc mà đích thực là cô gáI bình dân, bình dân từ cốt cách cho đến hình hài "thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non" là Hồ Xuân Hương. Đọc Hồ Xuân Hương, tiếp xúc với nhưng nhân vật của nhà thơ, ta thấy ngay đây không phải là nhưng cô gái yểu điệu kín cổng cao tường, sống tong lầu son gác tía, mà là những cô gáI lực lưỡng thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa hiên, tóc bỏ đuôi gà đi dự các hội vui xuân, hay đi làm việc ngoài đồng, đi chợ ngồi quạt mát dưới những gốc cây, nói cười rúc rích với nhau,nhại lại người khác rất tài, và táo tợn đến mức thấy một anh con trai nào đI qua có vẻ bẽn lẽn hay làm dáng làm duyên một tí là trêu ghẹo, gọi họ là chông, là người tình, là em của mình, và nghịch ngợm đến mức có thể vật cổ anh ta xuống mà cù mà cưa bằng dứa dại cho đến lúc anh ta phảI đỏ mặt tía tai lên mới chịu buông tha. Nhà thơ cũng không cần khoác cho nhân vật của mình một gia thế nào. Họ sống hồn nhiên như thế chẳng phảI là đáng yêu lắm hay sao? đối với họ cái quí nhất là sống thoải mái không bị ràng buộc câu thúc bởi bất cứ một thế lực nào.
Hô Xuân Hương đề cao những phụ nữ ấy. Đó là nhân vật trung tâm có mặt hay giấu mặt trong hầu hết các bài thơ của bà , và nhà thơ nhìn đời bằng đôI mắt của những phụ nữ ấy,nên bao giờ bà cũng tinh tường sắc sảo và nghịch ngợm. Hô Xuân Hương không nhìn đời bằng cặp kính màu của đạo đức. Bảo bà không đạo đức thì không đúng, nhưng đạo đức cao nhất đối với bà không phảI là những quan niệm phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ,mà là những quan niệm phù hợp nhất với sự phát triển tự nhiên của con người. Bà không cần thứ đạo đức giả tạo của chế độ Phong kiến. Sao lại bảo cơ thể của phụ nữ là " nguồn gốc của tội lỗi, là tai hoạ của con người mà không phải là Cái ĐẹP " Cáigì thuộc về con người đối với tôi đều quí", câu tục ngữ cổ mà Mac rất thích đó hết sức phù hợp với quan niệm của Hồ Xuân Hương
Hô Xuân Hương sẵn sàng ca ngợi vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ, trong bài thơ " thiếu nữ ngủ ngày" ta được chiêm ngưỡng một bức tranh tuyệt đẹp về cơ thể đầy sức sống của người thiếu nữ:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơI quá giấc nồng
Lược trúc chảI cài trên máI tóc
Yêm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch đào nguyên suối chửa thông
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong
Ai bảo đây là những câu thơ dâm đãng? cái đẹp bất cứ ở đâu và khi nào cũng không bao giờ khơI gợi cảm giác về sự dâm đãng. Nguyễn Du tả cảnh Thuý Kiều tắm. Nhà thơ gọi cơ thể Thuý Kiều là một toà thiên nhiên trong ngọc trắng ngà, nhưng nhà thơ vẫn phảI kiểu cách bày đặt buổi tắm ấy: " thang lang rủ bức trướng hồng tầm hoa". Hô Xuân Hương thì không cần bày biện gì hết. đã là vàng thì sợ gì lửa; đã là chân lý thì sợ gì ánh sáng mặt trời! Bà tả cái cơ thể đẹp của người phụ nữ giữa ban ngày, vào một buổi trưa hè có gió mát " thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng" . Dụng ý của Xuân Hương ở đây là ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ. đối với bà cơ thể đẹp cũng là một niềm tự hào của con người cũng như người ta tự hào về tài năng và tuổi trẻ của mình.
Ơ bài tranh tố nữ Xuân Hương đã ca ngợi tuổi trẻ một cách nồng nhiệt:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
Xiếu mai chỉ dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôiđành phận mỏng manh
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình
Hai cô thiếu nữ xinh tươI, trong trắng như tập trung mọi tinh tuý của đất trời làm lòng người rung động biết bao nhiêu. Ta không thể không thấy thú vị trước hình ảnh " đôi lứa như in tờ giấy trắng" và tự cảm nhận đầy đủ cái ý nghĩa tuyệt vời của tạo hoá: " nghìn năm còn mãi cái xuân xanh"
Hình ảnh người thiếu nữ trong câu đối tết của nhà thơ không phảI là hình ảnh một nội tướng trong gia đình , mà là hình ảnh người chủ thực sự của đất trời của tự nhiên, của vũ trụ:
" Sáng mùng một lỏng then tạo hoá
Mở toang ra cho thiếu nữ đón xuân vào"
Thiếu nữ với mùa xuân đó là biểu tượng của cáI đẹp muôn đời, của cáI đẹp cuộc sống
Dường như không chỉ là ý thức mà trở thành tiềm thức, Hồ Xuân Hương có một lòng tin mãnh liệt vào tài trí, và khả năng sáng tạo của người phụ nữ. Hồ Xuân Hương không bao giờ mặc cảm phụ nữ phảI thua đàn ông, mà đối với bà có khi còn ngược lại. Bà dỗ người phụ nữ khóc chồng " nín đI kẻo thẹn với non sông" chứ không phảI là thẹn với đàn ông!Bà luôn đặt người phụ nữ ngang tầm với non sông, sông núi. Sự cô đơn của họ cũng có tầm vóc vũ trụ " trơ cáI hồng nhan với nước non", và cuộc đời bảy nổi ba chìm của họ cũng là " Bảy nổi ba chìm vưói nước non".dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người phụ nữ cũng giữ trọn tấm lòng sắt son của mình:
" rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Hơn bất cứ người nào khác ý thức về giới tính đã đI sâu vào máu thịt của nhà thơ này , nên khi tố cáo bà cũng chỉ tố cáo những nỗi khổ thuộc về giới tính của mình như làm lẽ , không chồng mà chửa, chết chồng:
Làm lẽ
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười hoạ chăng hay chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong
Xuất phát từ cuộc đời lẽ mọn đầy cay đắng của mình, Xuân Hương đã cất lên tiếng chửi cay nghiệt: " chém cha cái kiếp lấy chồng chung", và hàm chứa trong tiếng chửi ấy là nỗi niềm uất ức, đau đớn đến nghẹn ngào
Khãc «ng phñ VÜnh Têng
Tr¨m n¨m «ng phñ VÜnh Têng «i!
C¸i nî ba sinh ®· tr¶ råi
ch«n chÆt v¨n ch¬ng ba thíc ®Êt
Tung hª hå thØ bèn ph¬ng trêi
C¸n c©n t¹o ho¸ r¬I ®©u mÊt
MiÖng tói cµn kh«n khÐp l¹i råi
H¨m b¶y th¸ng trêi ®µ mÊy chèc
Tr¨m n¨m «ng phñ VÜnh Têng «i!
Mét trong nh÷ng nçi khæ lín nhÊt cña ®êi mét ngêi ®µn bµ lµ chång chÕt, víi Xuan H¬ng «ng phñ VÜnh Têng chÕt ®I Xu©n H¬ng võa mÊt ngêi ®Çu gèi tay Êp, võa mÊt mét ngêi b¹n v¨n ch¬ng t©m ®Çu ý hîp. chÝnh v× vËy tiÕng khãc chång cña Hå Xu©n H¬ng ë ®©y ®· ®éng ®Õn c¶ «ng trêi. «ng trêi qu¶ lµ ®· kh«ng c«ng b»ng víi Xu©n H¬ng, c¸n c©n t¹o ho¸ cña «ng trêi ®· r¬i ®©u mÊt råi. TiÕng khãc chång ë ®©y cµng tha thiÕt nghÑn ngµo.
Không chồng mà chửa
Cả nể cho nên hoá dở dang
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng
Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc
Phận liễu nay đà nảy nét ngang
CáI nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
Quản bao miệng thế lời chênh lệch
Không có nhưng mà có mới ngoan
Ơ bài thơ này Xuân Hương ca ngợi nhân cách của người phụ nữ, dám hy sinh cho tình yêu, hết sức tự trọng và dám thách thức trước những đe doạ của xã hội Phong Kiến: " Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa. Mảnh tình một khối thiếp xin mang". Tình và nghĩa gắn liền, đó là truyền thống của dân tộc ta, Xuân Hương nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà những người đàn ông thường vô tâm khi để lại hậu quả cho người phụ nữ. Tác giả đã đứng về phía người phụ nữ mà bênh vực và cảm thông thậm chí còn trân trọng với những người con gái chẳng may bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như vậy.
. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương tin ở phẩm chất và tài năng của mình, không né tránh mà nhìn thẳng vào cuộc đời, lấy lương tri làm ngọn đuốc cho mọi suy nghĩ và hành động nên luôn luôn đúng. Hô Xuân Hương không phải là một nhà thơ duy vật , nhưng bà tỏ ra không một chút cảm tình nào với Tôn giáo và sự mê tín. Người ta lên chùa để lễ báI cầu xin còn bà lên chùa để nhìn thấy ở đó sự giả dối và biếng nhác:
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơI nao
Chày kinh, tiểu để xuông không đấm
Tràng hạt vãI lần đếm lại đeo
Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trưa trật nào ai móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo
Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo"( Chùa Quán Sứ)
Người ta qua đền thì chắp tay thành kính, Xuân Hương qua đó chỉ nghé mắt trong ngang" :
nghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền TháI Thú đứng cheo leo
ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu"( Đề đền Sầm Nghi Đống)
Đối với Hồ Xuân Hương, mọi thành quả là do bàn tay khối óc của con người làm ra. Với khả năng lao động và sáng tạo của người phụ nữ thì người phụ nữ sẽ làm được tất cả mọi việc, chứ không chỉ có đàn ông thôi
3- Bản lĩnh Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là phụ nữ, lại là phụ nữ trong xã hội Phong Kiến phảI chịu đựng biết bao thiệt thòi, nhưng dù ở đâu và lúc nào Xuân Hương cũng giữ cho mình một bản lĩnh vững vàng, đáng khâm phục, chúng ta hãy cùng nghe Xuân Hương mời trầu:
"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phảI duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi"( Mời trầu)
Miếng trầu mà Xuân Hương mời chúng ta là miếng trầu của niềm khát khao mãnh liệt được sống trong tình cảm thuỷ chung, tình nghĩa của một người phụ nữ đã từng bị thua thiệt nhiều về cuộc sống tình cảm riêng tư. Nhưng cáI bản lĩnh mạnh mẽ của người phụ nữ ấy vẫn được bộc lộ rõ rệt qua cách tự xưng tên của mình trong câu thơ: " này của Xuân Hương mới quệt rồi", các đấng mày râu trong thời Phong Kiến cũng ít ai dám làm như thế. chỉ duy nhất có đại thi hào dân tộc Nguyễn Du dám làm trong bài thơ " Độc Tiểu Thanh ký":
"Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng"
Qua đó ta thấy Xuân Hương mạnh mẽ biết chừng nào!
Trong chùm thơ "Tự tình", Xuân Hương cũng thể hiện một cách mãnh liệt bản lĩnh của mình:
" Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom" ( Tự tình I )
Dù đường tinh duyên lắm nỗi chuân chuyên, Hồ Xuân Hương vẫn ngạo nghễ thách thức người đời, thách thức mọi tài tử văn nhân. và quyết không chịu chấp nhận bị " Già tom"
Trong bài Tự tình II, Xuân Hương viết:
" Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
Cái giận dữ của Xuân Hương cũng đầy bản lĩnh. Ta có cảm giác như Xuân Hương đang: " Giơ tay với thử trời cao thấp. Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài". Một người phụ nữ mà muốn được sánh ngang tầm cái rộng dài của đất trời và vũ trụ nếu không bản lĩnh thì cũng xứng đáng được coi là một bậc anh hùng có chí lớn.
Đối với bọn học trò dốt nhưng lại thich huyênh hoang, Xuân Hương với tư cách là đàn chị mắng chúng là lũ ngẩn ngơ, là phường lòi tói
Mắng học trò dốt I
"Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa"
Mắng học trò dốt II
"Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền
Cũng đòi học nói nói không nên
Ai về nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền"
Phải thục sự có tài và biết mình có tài mới có thể có tháI độ ngông nghênh đến như vậy. Điều này khiến ta thấy Xuân Hương rất giống với Nguyễn Công Trứ khi viết những câu thơ:
" Vũ trụ nội mạc phi phận sự
ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, khi tham tán, khi tổng đốc đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng"( Bài ca ngất ngưởng)
Cái ngông của Xuân Hương cũng chẳng kém gì so với Nguyễn Công Trứ
Đối với bọn vua chúa Phong kiến, Xuân Hương tới tấp phủ lên đầu lên mặt chúng một cáI quạt rất đặc biệt- cái quạt ấy làm lộ rõ bộ mặt đạo đức giả của bọn chúng:
" Mát mặt anh hùng khi tắt nắng
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?"( vịnh cáI quạt I)
Hay là: " Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này"( vịnh cáI quạt II )
Nếu không phải là một người phụ nữ dũng cảm đầy bản lĩnh thì Xuân Hương đâu được coi là một nhà thơ có ý thức phản phong mạnh mẽ đến thế.
Xuân Hương bản lĩnh ngay cả trong cuộc xướng hoạ với Chiêu Hổ- một đấng nam nhi thời Phong Kiến văn chương chữ nghĩa đầy người và nổi tiếng là giỏi giang:
Trách Chiêu Hổ I
Anh đồ tỉnh anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay"
Trách Chiêu Hổ II
" sao nói rằng năm lai có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra
Bao giờ thong thả lên chơI nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa"
Lời lẽ của Xuân Hương ở đây thật dí dỏm và mạnh mẽ, không thua kém bất cứ người đàn ông bản lĩnh nào. Thế mới biết Xuân Hương thực sự là một nghệ sĩ lỗi lạc chứ không phảI kẻ làm thơ viết văn tầm thường.
4- Thiên nhiên qua con mắt của Xuân Hương
Với con mắt quan sát độc đáo, nhìn thật đúng bản chất sự vật hiện tượng, Xuân Hương đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên thật đặc biệt trong thơ của mình. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương đầy những màu sắc khác lạ, có linh hồn sống động như con người vậy:
Trăng qua sự quan sát của nữ sĩ:
" Một trái trăng thu chín mõm mòm
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom" ( Hỏi trăng I)
Còn đây là Đèo Ba Dội
" Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu"( Đèo Ba Dội)
Và đây là hình ảnh của Kẽm trống
" Hai bên thì núi giữa thì sông
Có phải đây là Kẽm Trống không?
Gió giật sườn non khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong" ( Kẽm Trống)
Hang Cắc cớ- một thắng cảnh nổi tiếng ở chùa Thầy được Xuân Hương miêu tả như sau:
" Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu móc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm" ( Hang Cắc Cớ)
B- Kết luận
- Sáng tác của Hồ Xuân Hương có số lượng không nhiều, nhưng chắc chắn nếu Hồ Xuân Hương không phải là một bậc thầy về ngôn ngữ dân tộc, thì không thể nào viết một cách tự nhiên, phóng khoáng, hóm hỉnh dí dỏm một cách đặc sắc đến thế. Ngôn ngữ dân tọc dưới ngòi bút của Xuân Hương vữa súc tích, chính xác, lại vừa uyển chuyển linh hoạt phing phú về nghĩa, đặc sắc về tạo hình, dồi dào về âm thanh, nhịp điẹu.
- Thể thơ Đường luật trong bàn tay của bà không còn cáI vẻ đài các, quí pháI vốn có của nó, mà trở nên dung dị ,bình dân, trong nhiều trường hợp cấu tạo như nắm đấm rắn chắc để quật vào mặt giai cấp Phong Kiến những cú đích đáng.
- Có thể nói Hồ Xuân Hương không phải là một nhà thơ lớn với cái nghĩa là người phát ngôn cho thời đại của mình. Bà sáng tác chủ yếu để tâm sự, để giãI bày. Nhưng con người thế nào nên văn chương thế ấy. Hô Xuân Hương hết sức độc đáo nên thơ của bà cũng hết sức độc đáo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hang Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)