DOC 3
Chia sẻ bởi Hằng Hâm |
Ngày 08/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: DOC 3 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Họ và tên: ... ... ... ... ... ... ...
Lớp: 3
Thứ ……….ngày ……tháng 4 năm 2008
Phiếu học tập tuần 28
Môn: đọc
Thời gian: 20 phút
A. Đọc thầm đoạn văn sau:
Tình mẫu tử
… Mặt Trời từ từ nhô lên sau đỉnh núi phía đông. Bầu trời thoáng đãng xanh thẳm. Mọi vật sung sướng đón chào những ánh nắng ấm áp. Cây cối trong khu rừng xào xạc chào mừng ông Mặt Trời. Khi đã lên cao, ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim Sẻ đang nằm đó. Chim mẹ vẫn xoè cánh che cho Chim Con. Lông của Chim Mẹ xơ xác, ướt sũng. Nghĩ đến trận mưa đêm hôm qua, ông Mặt Trời bồi hồi xúc động. Ông liền toả một tia nắng ấm áp nhất, dịu hiền nhất vào gốc cây. Như có một sức mạnh, hai mẹ con Chim Sẻ liền tỉnh dậy. Thấy ánh nắng ấm áp của ông Mặt Trời, Chim Con vui mừng nói với mẹ:
- Mẹ ơi ! Ra sưởi nắng nào ! Một ngày mới bắt đầu rồi !
Chim mẹ né mình cho Chim Con ra sưởi nắng Chim Mẹ cũng gượng dậy bước ra cành cây đứng nhìn mọi vật. Chim Con bay ra. Nó sung sướng liệng trên bầu trời trong xanh chan hoà ánh nắng …
Theo Đào Thị Thuý
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Đoạn văn trên miêu tả cảnh vật vào thời gian nào ?
a. Vào sáng sớm tinh mơ.
b. Vào buổi sáng.
c. Vào buổi chiều tà.
2. Thấy ánh nắng ấm áp của ông Mặt Trời, hai mẹ con Chim Sẻ đã làm gì ?
a. Hai mẹ con Chim Sẻ vẫn nằm trong hốc cây.
b. Chỉ có Chim Con ra sưởi nắng còn Chim Mẹ vẫn nằm trong hốc cây.
c. Cả hai mẹ con Chim Sẻ đều bước ra ngoài hốc cây.
3. Trong câu “ Nghĩ đến trận mưa đêm hôm qua, ông Mặt Trời bồi hồi xúc động”, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách nào ?
a. Dùng từ vốn chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người để miêu tả mặt trời.
b. Nói với mặt trời như nói với người.
c. Dùng từ vốn dùng để gọi người để gọi mặt trời.
4. Đoạn văn trên những sự vật nào được nhân hoá ?
a. Mặt trời
b. Cả mặt trời và hai mẹ con chim sẻ.
c. Hai mẹ con chim sẻ.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a. Lông của Chim mẹ xơ xác, ướt sũng.
………………………………………………………………………………
b. Khi đã lên cao, ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim sẻ đang nằm đó.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phần B: (Mỗi câu làm đúng: 1 điểm)
1. b
2. c
3. a
4. b
5. a, Lông của Chim mẹ như thế nào ?
b, Khi nào ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim Sẻ đang nằm đó ?
Lớp: 3
Thứ ……….ngày ……tháng 4 năm 2008
Phiếu học tập tuần 28
Môn: đọc
Thời gian: 20 phút
A. Đọc thầm đoạn văn sau:
Tình mẫu tử
… Mặt Trời từ từ nhô lên sau đỉnh núi phía đông. Bầu trời thoáng đãng xanh thẳm. Mọi vật sung sướng đón chào những ánh nắng ấm áp. Cây cối trong khu rừng xào xạc chào mừng ông Mặt Trời. Khi đã lên cao, ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim Sẻ đang nằm đó. Chim mẹ vẫn xoè cánh che cho Chim Con. Lông của Chim Mẹ xơ xác, ướt sũng. Nghĩ đến trận mưa đêm hôm qua, ông Mặt Trời bồi hồi xúc động. Ông liền toả một tia nắng ấm áp nhất, dịu hiền nhất vào gốc cây. Như có một sức mạnh, hai mẹ con Chim Sẻ liền tỉnh dậy. Thấy ánh nắng ấm áp của ông Mặt Trời, Chim Con vui mừng nói với mẹ:
- Mẹ ơi ! Ra sưởi nắng nào ! Một ngày mới bắt đầu rồi !
Chim mẹ né mình cho Chim Con ra sưởi nắng Chim Mẹ cũng gượng dậy bước ra cành cây đứng nhìn mọi vật. Chim Con bay ra. Nó sung sướng liệng trên bầu trời trong xanh chan hoà ánh nắng …
Theo Đào Thị Thuý
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
1. Đoạn văn trên miêu tả cảnh vật vào thời gian nào ?
a. Vào sáng sớm tinh mơ.
b. Vào buổi sáng.
c. Vào buổi chiều tà.
2. Thấy ánh nắng ấm áp của ông Mặt Trời, hai mẹ con Chim Sẻ đã làm gì ?
a. Hai mẹ con Chim Sẻ vẫn nằm trong hốc cây.
b. Chỉ có Chim Con ra sưởi nắng còn Chim Mẹ vẫn nằm trong hốc cây.
c. Cả hai mẹ con Chim Sẻ đều bước ra ngoài hốc cây.
3. Trong câu “ Nghĩ đến trận mưa đêm hôm qua, ông Mặt Trời bồi hồi xúc động”, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá bằng cách nào ?
a. Dùng từ vốn chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người để miêu tả mặt trời.
b. Nói với mặt trời như nói với người.
c. Dùng từ vốn dùng để gọi người để gọi mặt trời.
4. Đoạn văn trên những sự vật nào được nhân hoá ?
a. Mặt trời
b. Cả mặt trời và hai mẹ con chim sẻ.
c. Hai mẹ con chim sẻ.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a. Lông của Chim mẹ xơ xác, ướt sũng.
………………………………………………………………………………
b. Khi đã lên cao, ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim sẻ đang nằm đó.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Phần B: (Mỗi câu làm đúng: 1 điểm)
1. b
2. c
3. a
4. b
5. a, Lông của Chim mẹ như thế nào ?
b, Khi nào ông Mặt Trời phóng tầm mắt nhìn ra mọi nơi, thấy trong hốc cây có hai mẹ con Chim Sẻ đang nằm đó ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hằng Hâm
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)