ĐoànHN: STGT kinh tế học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: ĐoànHN: STGT kinh tế học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:


KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Chương trình giảng cho các lớp cao học kinh tế


Giảng viên: TS. Phan Thị Nhiệm

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Mở đầu: Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học
Phần thứ nhất: Lý luận về phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế
Phần thứ hai: Vai trò của các yếu tố nguồn lực với tăng trưởng.
Phần thứ ba: Kinh tế quốc tế với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Tài liệu tham khảo
Sách chuyên khảo dành cho chương trình cao học, NXB Lao động – Xã hội, 2008
Giáo trình Kinh tế phát triển, ĐH KTQD, NXB Lao động – Xã hội, 2005.
Dedraj Ray: Development Economics, Boston University, 1998
M.D. Todaro, Kinh tế học cho thế giới thứ ba, NXB Giáo dục, 1998
Báo cáo phát triển thế giới và báo cáo phát triển Việt Nam(những năm gần đây)
Kinh tế Việt Nam năm 2005,2006,2007; NXB ĐH KTQD

Thảo luận
Chia nhóm: 6 nhóm/lớp
Câu hỏi thảo luận: 3 phần của môn học
Trình bày nhóm: 2 nhóm trình bày 1 phần (có thể trình bày các vấn đề khác nhau trong cùng 1 phần của môn học)
Đánh giá (40%): (i) nội dung và phương pháp trình bày; (ii) sự tham gia của các thành viên.

MỞ ĐẦU

KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU GÌ?
Sự phân chia các nước theo trỡnh độ phát triển kinh tế
Các nước công nghiệp phát triển (developed countries - DCs)
Các nước công nghiệp mới (new industrial countries - NICs)
Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
Các nước kém phát triển (less-developed countries - LDCs) hoặc đang phát triển (developing countries)

KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU GÌ?
Đầu vào
(K,L,R,T)
PL
Y
AD
AS
Mô hình AD- AS
E
đầu ra
- Qr
- Un
- 
- TMQT
Hộp đen kinh tế vĩ mô

(Qf)


Kinh tế phát triển nghiên cứu gì?(tiếp)


Qf  Qr
Qf  Qr

Mục tiêu: Qr

Qf
r

Các nước phát triển
Các nước đang phát triển
r
f
f
Kinh tế học phát triển: là một môn trong hệ thống các môn kinh tế học, nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế và vận dụng trong điều kiện kém phát triển (áp dụng cho các nước đang phát triển):
- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế : Làm thế nào để chuyển nền kinh tế từ tình trạng trì trệ, lạc hậu, tăng trưởng thấp sang một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và hiệu quả.
- Nghiên cứu các vấn đề xã hội: Làm thế nào để mang lại một cách có hiệu quả nhất những thành quả của tiến bộ kinh tế để cải thiện nhanh chóng, trên quy mô rộng về mức sống và các vấn đề xã hội: nghèo đói, bất bình đẳng.
Kinh tế phát triển nghiên cứu gì?(tiếp)
PHẦN THỨ NHẤT
Lý luận về phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế
Lý luận về phát triển và phát triển bền vững nền kinh tế
A. Khái luận chung về phát triển và phát triển bền vững
B. Phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế
C. Phân tích và đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D. Phân tích và đánh giá tiến bộ xã hội
E. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội
13
A. Khái luận chung về phát triển kinh tế và phát triển bền vững
Phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt trong nền kinh tế của một quốc gia hoặc một địa phương
Theo nội dung:
PT nền KT  PT lĩnh vực KT + PT lĩnh vực XH
PT lĩnh vực KT  Tăng trưởng KT + Chuyển dịch cơ cấu KT
PT lĩnh vực XH  Sự tiến bộ xã hội cho con người
Theo quan điểm triết học:
PT nền KT  Thay đổi về lượng + Biến đổi về chất

14
1. Phát triển kinh tế (tiếp)
Công thức phát triển kinh tế:
Quá trình phát triển: thời gian dài và qua các giai đoạn
Lý thuyết phân kỳ của W. Rostow: 5 giai đoạn
1. Nền kinh tế truyền thống
2. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh
3. Giai đoạn cất cánh
4. Giai đoạn trưởng thành
5. Giai đoạn tiêu dùng cao
Sự vận dụng:
- Quá trình phát triển là tuần tự
- Thời gian của mỗi giai đoạn
- Hoàn thiện thêm các tiêu chí của mỗi giai đoạn

1. Phát triển kinh tế (tiếp)
2. Phát triển bền vững
Lý do xuất hiện:
Những hậu quả của quá trình phát triển kinh tế (từ thập niên 1970): Do chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh:
- Sử dụng quá mức nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái và môi trường sống
- Sự bất bình đẳng giữa các nước và trong từng nước tăng trưởng nhanh
- Vi phạm các khía cạnh về quyền con người, và truyền thống văn hoá
2. Phát triển bền vững (tiếp)
Qúa trình hoàn thiện quan niệm:
- Từ thập niên 1970: hội nghị quốc tế về môi trường: thành lập chương trình môi trường của UN
- Năm 1983: thành lập Hội đồng thế giới về môi trường
- Năm 1987: đưa ra khái niệm về PTBV.
“Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”
Năm 1992: Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và trái đất (Brazil): ra đời Chương trình nghị sự 21 của thế giới
- Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh về trái đất (Nam Phi) hoàn chỉnh khái niệm PTBV:
Bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.
2. Phát triển bền vững (tiếp)
Nội dung phát triển bền vững


2. Phát triển bền vững (tiếp)
Bền vững kinh tế: là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất.
Bền vững về xã hội: tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người.
Bền vững về môi trường: bao gồm khai thác hợp lý tài nguyên; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên môi trường.
2. Phát triển bền vững (tiếp)
Việt Nam với vấn đề phát triển bền vững:
Ngày 12/6/1991, Chính phủ thông qua “Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000”

Chiến lược PT KT – XH 2001 – 2010 xác định quan điểm số 1: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
2. Phát triển bền vững (tiếp)
B. Phân tích và đánh giá tăng trưởng kinh tế
1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
2. Phân tích mặt lượng của tăng trưởng kinh tế
3. Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế
1. TỔNG QUAN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Bản chất và vai trò của tăng trưởng trong phát triển:
Bản chất: sự gia tăng về thu nhập (mặt lượng của nền kinh tế)
- Gia tăng: đo bằng mức và tỷ lệ
- Thu nhập: hiện vật và giá trị
- Mặt giá trị: tổng thu nhập và thu nhập bình quân
Vai trò: là điều kiện cần của phát triển kinh tế
Tính hai mặt của tăng trưởng kinh tế : mặt số lượng và chất lượng
Khái niệm và thước đo
Khái niệm: mặt lượng của tăng trưởng là biểu hiện bề ngoài của tăng trưởng và được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá qui mô và tốc độ tăng trưởng
Các chỉ tiêu đo lường (bằng giá trị): qui mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu:
1. Tổng giá trị sản xuất (GO)
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI)
4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI)
5. Thu nhập quốc dân sử dụng (DI)
6. GDP bình quân đầu người










2. PHÂN TÍCH MẶT LƯỢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2. PHÂN TÍCH MẶT LƯỢNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (tiếp)
Những khía cạnh cần chú ý trong phân tích và đánh giá số lượng tăng trưởng ở các nước đang phát triển:
1. Chỉ tiêu thường sử dụng và đánh giá chính xác nhất: GDP và GDP/người.
2. Các nước đang phát triển: có nhu cầu và khả năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển
3. Giá sử dụng để tính GDP
- Giá thực tế: GDPr
- Giá so sánh:GDPn
- Giá sức mua tương đương: GDPppp













XẾP LOẠI CÁC NỀN KINH TẾ APEC
Nguồn:cơ sở dữ liệu của UNCTAD
3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
Khái niệm:
Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng:
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn.
Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng:
Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.
Câu hỏi về số lượng tăng trưởng:
Tăng trưởng được bao nhiêu? Nhiều hay ít? Nhanh hay chậm?
Câu hỏi liên quan đến chất lượng theo nghĩa hẹp:
Khả năng duy trì các chỉ tiêu tăng trưởng như thế nào? Cái giá phải trả? Các yếu tố cấu thành tăng trưởng hay cấu trúc tăng trưởng ?
Câu hỏi về chất lượng tăng trưởng theo nghĩa rộng:
Tác động lan toả của tăng trưởng đến các đối tượng chịu ảnh hưởng như thế nào?: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện tình trạng nghèo đói, bình đẳng và công bằng, tài nguyên môi trường?.
3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG (tiếp)
Phân tích chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp:
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng
Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành
Phân tích cấu trúc đầu ra của tăng trưởng

3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG (tiếp)
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng
So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng với mục tiêu cuối cùng cần đạt được về mặt kinh tế:
+ Tốc độ tăng GO và GDP(VA)
+ Tốc độ tăng GDP với tốc độ tăng GDP/người
So sánh kết quả đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng với chi phí bỏ ra:
+ Tăng trưởng với lao động
+ Tăng trưởng với vốn
So sánh tốc độ tăng trưởng GO và tốc độ tăng GDP(VA):
tốc độ tăng GO> tốc độ tăng GDP
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng (tiếp)
Đánh giá tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người

Tốc độ tăng Tốc độ - Tốc độ
GDP/người = tăng GDP tăng dân số
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng (tiếp)
Mức thu nhập bình quân đầu người 2007(GDP/người theo PPP):




Phân tích hiệu quả của tăng trưởng (tiếp)
So sánh tăng trưởng với chi phí lao động: Sử dụng chỉ tiêu năng suất lao động
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng (tiếp)



So sánh tăng trưởng với chi phí vốn: suất đầu tư tăng trưởng
Nguồn : Chi Hung KWAN, Why China’s Investment Efficiency is Low, China in Transition, June 18, 2004.
Phân tích hiệu quả của tăng trưởng (tiếp)
Hàm sản xuất:
Y= f(K,L,TFP)
trong đó:
K,L: Các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng.
TFP: Các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu

Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng

Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP Việt Nam (%)
Nguồn: CIEM và Thời báo kinh tế Việt Nam
Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng (tiếp)
Nội dung:
- Đánh giá tác động của ba nhóm ngành đến tăng trưởng kinh tế (CN,NN và DV)
- Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của từng ngành


Nguồn: Báo cáo Phát triển TG, 2007
Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành
Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế của Việt nam

Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành (tiếp)
Nội dung: xem xét GDP theo chi tiêu:
AD = (C + G) + I +NX
Xu huớng ở các nước phát triển: Sự lấn áp của chi cho tiêu dùng
Xu hướng của các nước đang phát triển:
xem xét xu hướng và quy mô đóng góp của yếu tố I
Xem xét sự biến động của yếu tố NX

Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra
Vốn đầu tư và hệ số ICOR của VN
So sánh tăng trưởng GDP với tăng trưởng XNK của VN

Cơ cấu chi tiêu của một số nền kinh tế (năm 2005)
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới, 2007
Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo đầu ra (tiếp)
C. Phân tích và đánh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế
Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau.

Nội dung:
- Tổng thể các ngành kinh tế: bao gồm bao nhiêu ngành
- Môi quan hệ tỷ lệ (định lượng)
- Mối quan hệ qua lại trực tiếp:
Mối quan hệ ngược chiều
Mối quan hệ xuôi chiều
Ví dụ: Mối quan hệ ngành Sợi - Dệt - May

Các dạng cơ cấu ngành trong các giai đoạn phát triển của Rostow
1. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế (tiếp)
Xác định rõ nội dung quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành: sự thay đổi trong các yếu tố cấu thành ngành và quá trình cơ cấu ngành chuyển dịch từ dạng này sang dạng khác.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành mang tính khách quan phù hợp với sự phát triển của sản xuất, của cung cầu, của phân công lao động xã hội (không gò ép)
Vai trò của chính phủ trong quá trình này:
+ Nắm bắt dấu hiệu (các động lực chuyển dịch)
+ Định hướng chuyển dịch
+ Sử dụng chính sách thúc đẩy quá trình chuyển dịch
1. Tổng quan về cơ cấu ngành kinh tế (tiếp)
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ sở lý thuyết: Hai quy luật
Quy luật tiêu dùng của E. Engel
Tiêu dùng
A
B
C
Thu nhập
Đường Engel
IA
IB
IC
0
Tại mức thu nhập từ 0 – IA:εD/I > 1
Tại mức thu nhập từ IA-IB: 0<εD/I < 1
Tại mức thu nhập IB - IC:εD/I <0
Sự phát triển quy luật Engel:
Tiêu dùng Tiêu dùng Tiêu dùng
Thu nhập
Thu nhập
Thu nhập
Hàng hoá nông sản
Hàng hoá công nghiệp Hàng hoá dịch vụ
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành (tiếp)
Quy luật đổi mới kỹ thuật và tăng NSLĐ (Fisher)


2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành (tiếp)
- Giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
- Tốc độ tăng của ngành dịch vụ có xu hướng nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp
- Tăng dần tỷ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng vốn cao
- Xu thế “mở” của cơ cấu kinh tế
Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành theo mức độ thu nhập năm 2005
Cơ cấu ngành kinh tế theo mức độ thu nhập năm 2005 (%)
Nguồn: WB, báo cáo phát triển, 2007
Cơ cấu ngành của VN và một số nước trong khu vực
Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước ASEAN

Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội của VN2006-2010 và sổ tay KH 2007 (Bộ KH&ĐT) (1) Số liệu của các nước là của năm 2003
Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Xu thế “mở” của cơ cấu ngành kinh tế thường được xem xét trên các câu hỏi:
- Nền kinh tế của quốc gia này đã mở chưa?
- Nếu mở rồi thì mở như thế nào? XNK?
- Tính chất mở: cơ cấu xuất, cơ cấu nhập
D. Phân tích và đánh giá tiến bộ xã hội
Thước đo phát triển con người
Thước đo nghèo khổ
Thước đo bất bình đẳng
Mối quan hệ tăng trưởng với công bằng xã hội
1. Đánh giá phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (HDI): Đánh giá tổng hợp việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con người
Nội dung:
Chỉ số thu nhập IIN
Chỉ số giáo dục: IE
Chỉ số tuổi thọ: IA
Phương pháp chỉ số:


HDI
Ý nghĩa nghiên cứu HDI
Kiểm soát, so sánh và đánh giá trình độ phát triển con người giữa các quốc gia

Phân loại các nước theo HDI (năm 2005)
Nguồn: UN, List of Countries by Human Development Index, 2005
HDI
Có thể cải thiện việc sử dụng HDI bằng cách chi tiết hóa chỉ tiêu này theo các nhóm khác nhau.
Mối quan hệ giữa giá trị HDI với mức thu nhập bình quân đầu người.
Hạn chế của HDI: số tiêu chí đưa vào HDI còn ít
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN GiỚI - GDI (Gender Development Index)
Mục đích: Phản ánh sự khác biệt về trình độ phát triển giữa nam và nữ
Nội dung: Cũng giống như HDI nhưng được điều chỉnh theo sự khác biệt giữa nam và nữ
GDI - PHƯƠNG PHÁP TÍNH
Bước một, tính riêng các chỉ số thành phần cho nữ và năm theo công thức chung ở phần HDI
Bước hai, xác định các chỉ số phân bổ công bằng riêng cho nam và nữ
Chỉ số phân bổ công bằng = [tỷ lệ dân số nữ × (chỉ số nữ)-1 + Tỷ lệ dân số nam × (chỉ số nam)-1]-1
Bước ba, GDI được tính bằng bình quân số học của 3 chỉ số phân bổ công bằng.
GDI - Phương pháp đánh giá
- Nếu GDI = HDI  không có sự khác biệt giữa trình độ phát triển nam và nữ

So sánh giá trị và xếp hạng theo HDI và GDI một số nước 2001

Thước đo quyền lực theo giới tính – GEM (Gender EnpoWeRment Measure)
Mục đích: GEM đo lường kết quả của việc sử dụng năng lực đã được trang bị của nam và nữ để khai thác các cơ hội của cuộc sống
Nội dung: 3 yếu tố cấu thành
Mức độ tham gia và ra quyết định các hoạt động chính trị.
Mức độ tham gia và ra quyết định các hoạt động kinh tế.
Quyền sử dụng các nguồn lực kinh tế
GEM - Phương pháp tính
Bước một: Thống kê tách biệt giữa nam và nữ về: Tỷ lệ tham gia quốc hội; Tỷ lệ tham gia các vị trí quản lý và điều hành lĩnh vực kinh tế và khoa học kỹ thuật và tỷ lệ thu nhập:
Bước hai: Tính toán phần trăm phân bổ công bằng theo từng tiêu chí, theo công thức:
Phần trăm phân bổ Công bằng = [ tỷ lệ dân số nữ × (phần trăm nữ)­1 + Tỷ lệ dân số nam × (phần trăm nam)-1]-1
Bước ba: GEM được tính bằng cách tổng hợp các phần trăm phân bổ công bằng thành một giá trị bình quân không có quyền số (tính bình quân số học của 3 phần trăm phân bổ công bằng.
GEM - Phương pháp đánh giá
GEM càng cao chứng tỏ xã hội quan tâm đến việc sử dụng năng lực của cả nam và nữ
So sánh vị trí xếp hạng giữa GDI và GEM để đánh giá mức độ trang bị và sử dụng nam và nữ
Có thể tính GDI và GEM cho các địa phương, các vùng và các nhóm dân cư khác nhau


Bảng so sánh GDI và GEM của một số nước
Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên Asean, 2004
2. Đánh giá nghèo khổ
- Khái niệm nghèo khổ
- Đo lường nghèo khổ
- Nguyên nhân nghèo khổ
- Giải pháp chính sách giảm nghèo khổ
Khái niệm nghèo khổ
Quan niệm nghèo khổ vật chất:
Thập niên 1970: nghèo khổ là sự “thiếu hụt” so với một mức sống nhất định
9/1993, ESCAP đã cụ thể hoá sự “thiếu hụt” đó là: không có khả năng thoả mãn nhu cầu vật chất cơ bản của con người (được xã hội thừa nhận)

Những điểm cần nhấn mạnh khi xem xét nghèo khổ vật chất:
- Dấu hiệu nghèo: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng ở mức độ tối thiểu
- Để đánh giá nghèo vật chất phải có chuẩn nghèo
- Chuẩn nghèo là ngưỡng chi tiêu tối thiểu cần thiết cho việc tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế.
- Nếu thu nhập của gia đình dưới chuẩn nghèo gọi là hộ nghèo

Khái niệm nghèo khổ (tiếp)
Phương pháp xác định chuẩn nghèo:
- Chia nhu cầu vật chất làm 2 nhóm: nhu cầu ăn và nhu cầu khác
Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho nhu cầu ăn (hao phí calori bình quân/ngày đêm)
Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho nhu cầu khác (theo tỷ lệ với tổng nhu cầu chi tiêu)
Tổng hợp 2 mức trên được tổng nhu cầu chi tiêu tối thiểu.


Khái niệm nghèo khổ (tiếp)
Nghèo khổ đa chiều:
- Năm 1997, UNDP đưa ra khái niệm nghèo khổ tổng hợp: đó là sự thiếu cơ hội và sự lựa chọn bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện con người: điều kiện vật chất, giáo dục, tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe.
- Năm 2003: phát triển khái niệm nghèo khổ đa chiều trên khía cạnh “quyền lợi” cơ bản của con người: quyền tự do, quyền bình đẳng, sự khoan dung.
Khái niệm nghèo khổ (tiếp)
Đo lường nghèo khổ
Đo lường nghèo khổ vật chất
- Chỉ số và tỷ lệ đếm đầu:
Chỉ số đếm đầu mức nghèo khổ (HC)
Tỷ lệ đếm đầu: HCR = HC/n
- Tỷ số khoảng cách nghèo
PGR = £(C – yi)/n ×m; trong đó m là thu nhập trung bình của toàn XH; i chỉ tính đối với những người có yi < C
- Tỷ số khoảng cách thu nhập
PGR = £ (C – yi)/ C×HC. Trong đó HC là số đầu người (hoặc hộ nghèo), i chỉ tính đối với những người có yi Đo lường nghèo khổ (tiếp)
Đo lường nghèo khổ đa chiều: HPI
Nội dung chỉ tiêu:
+ % dân số tử vong dưới 40 tuổi
+ % người lớn mù chữ
+ % người không tiếp cận dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe (tỷ lệ suy dinh dưỡng,tỷ lệ không được cung cấp nước sạch, tỷ lệ không được tham gia y tế cơ bản)
HPI
Phương pháp tính HPI
- Cập nhật các thông tin: (i) tỷ lệ dân số không kỳ vọng sống quá 40 tuổi (P1); (ii) Tỷ lệ người lớn không biết chữ (P2); (iii) tỷ lệ suy dinh dưỡng (P3.1), tỷ lệ không tiếp cận dịch vụ y tế (P3.2), tỷ lệ các hộ không tiếp cận phương tiện vệ sinh bảo đảm (P3.3) và P3 được tính theo bình quân số học của 3 yếu tố trên P3= (P3.1 +P3.2+ P3.3)/3
- Tính HPI (áp dụng cho các nước đang phát triển), theo công thức:
HPI= (P1 + P2 +P3) /3
HPI
Sử dụng HPI:
Xác định mức độ nghèo khổ con người(từ 0 – 100%)
Là cơ sở để xác định các mục tiêu giảm nghèo đói một cách tổng hợp hơn
Là cơ sở nghiên cứu hữu hiệu, để bổ sung thêm các tiêu chí vào HPI

Nguyên nhân nghèo khổ
5 yếu tố dẫn đến nghèo khổ ở các nước đang phát triển (UN)
Hiện tượng bế quan toả cảng
Độ rủi ro trong cuộc sống
Thiếu thốn các điều kiện cần thiết để tự vươn lên xoá đói giảm nghèo
Sự hỗ trợ không đầy đủ của chính phủ
Sự tham gia không đầy đủ của người nghèo đến hoạch định chính sách
Giải pháp xoá đói giảm nghèo (trường hợp VN)
Thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh: (điểm nhấn) hướng vào khu vực nông nghiệp nông thôn, phát triển khu vực kinh tế tư nhân
Tăng cường hoạt động hỗ trợ người nghèo: vốn, phương án kinh doanh, khuyến nông.
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn
Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo.
3. Đánh giá công bằng xã hội
Khái niệm, nội hàm của công bằng xã hội
Các phương pháp và tiêu chí đánh giá công bằng xã hội trong phân phối thu nhập
3. Đánh giá công bằng xã hội
Khái niệm
- Theo nghĩa rộng: Công bằng XH đó là quyền ngang nhau giữa người với người về mọi phương diện xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá (đồng nghĩa với bình đẳng xã hội).
Bản chất của bình đẳng xã hội chỉ sự công bằng trên nhiều lĩnh vực gắn với phát triển toàn diện con người và kết quả của sự phát triển đó
- Theo nghĩa hẹp: là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện hoàn toàn xác định, đó là phương diện quan hệ giữa nghĩa vụ với quyền lợi, giữa cống hiến với hưởng thụ theo nguyên tắc theo nguyên tắc công hiến lao động ngang nhau thì được hưởng ngang nhau



Theo nghĩa hẹp: CBXH là sự công bằng
trong lĩnh vực kinh tế


3. Đánh giá công bằng xã hội (tiếp)
Công bằng xã hội theo nghĩa hẹp: bao gồm sự công bằng trong phân phối thu nhập và sự công bằng trong các cơ hội phát triển như nguồn lực sở hữu, điều kiện sống, đặc điểm gia đình, xã hội v.v.

Trong điều kiện khi chưa có công bằng trong cơ hội phát triển, thì công bằng trong phân phối tức là:
- Thực hiện sự đối xử ngang nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển như nhau.
- Thực hiện đối xử khác nhau đối với các chủ thể có cơ hội phát triển khác nhau.

3. Đánh giá công bằng xã hội (tiếp)
Thước đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập
Đường cong Lorenz

Mục tiêu: mô tả sự phân phối thu nhập cho các nhóm dân cư trong xã hội

Phương pháp mô tả:
Bước 1: điều tra thu nhập Bước 2: phân nhóm dâncư
Bước 3: vẽ đường 450
Bước 4: đưa số liệu vào sơ đồ







Thước đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập (tiếp)
- Phương pháp kết luận: Dựa vào khoảng chênh giữa 2 đường phân phối lý thuyết và phân phối thực tế






Dân số cộng dồn (%)
Thu nhập cộng dồn (%)
(2) Hệ số GINI

Hệ số GINI = A/(A+B)
0 < GINI <1
GINI > O,5: bất bình đẳng nhiều
GINI từ 0,4 – 0,5: bất bỉnh đẳng vừa
GINI < 0, 4: bất bình đẳng thấp

Thước đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập (tiếp)
(3) Hệ số Kuznets: so sánh khoảng cách thu nhập giữa % dân số giàu nhất và % dân số nghèo nhất
Hệ số Kuznets =% thu nhập của X% dân số có mức thu nhập cao nhất / Y% dân số có mức thu nhập thấp nhất.

(4)Tiêu chuẩn “40”(WB): % thu nhập của 40% dân số nghèo nhất:
<12%: rất bất bình đẳng
từ 12-17%: tương đối bất bình đẳng
> 17%: tương đối bình đẳng
Thước đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập (tiếp)
Một số chỉ tiêu phản ánh bất bình đẳng xã hội ở VN
(báo cáo phát triển Việt nam)
Thước đo bình đẳng xã hội trong phân phối thu nhập (tiếp)
E. Mối quan hệ giữa tăng trưởng với bình đẳng xã hội
Tăng trưởng với nâng cao mức sống quảng đại quần chúng:
Mức sống quảng đại quần chúng phụ thuộc vào tổng thu nhập nền kinh tế → tăng trưởng là điều kiện cần để cải thiện mức sống dân cư
Tuy vậy nhiều nước thu nhập nền kinh tế khá cao nhưng mức sống dân cư không được cải thiện→Tăng trưởng không phải là điều kiện đủ cho nâng cao mức sống dân cư.


Những trường hợp tăng trưởng không dẫn đến nâng cao mức sống dân cư:
+ Kết quả của tăng trưởng quay trở lại cho tích luỹ tái đầu tư
+ Phần dành cho tiêu dùng lại chủ yếu không dành cho tiêu dùng cá nhân
+ Phần dành cho tiêu dùng cá nhân lại chủ yếu thuộc về một nhóm người trong xã hội (phân phối thu nhập tiêu dùng)
E. Mối quan hệ giữa tăng trưởng với bình đẳng xã hội (tiếp)
Những giải pháp khắc phục:
Thực hiện phân phối kết quả tăng trưởng cho hai loại nhu cầu một cách hợp lý: tiêu dùng (C+G) và đầu tư (I)
Thực hiện phân phối kết quả tăng trưởng hợp lý cho phần tiêu dùng cá nhân và chi tiêu khác (C và G).
Thực hiện chính sách phân phối hợp lý thu nhập tiêu dùng cá nhân
E. Mối quan hệ giữa tăng trưởng với bình đẳng xã hội (tiếp)
Thực hiện chính sách phân phối hợp lý thu nhập tiêu dùng cá nhân
Chính sách phân phối thu nhập theo chức năng

Thu nhập mỗi người phụ thuộc vào: (1) quy mô nguồn lực sở hữu
(2) giá cả yếu tố nguồn lực
Chính sách phân phối thu nhập theo chức năng
Để chính sách phân phối thu nhập theo chức năng không gây bất bình đẳng cao, cần thực hiện:
Phân phối lại tài sản giữa các thành viên trong xã hội
Tiến hành đánh giá lại tài sản, bảo đảm cho giá thị trường của các yếu tố tài sản phù hợp với giá đích thực của nó.
- Các hình thức phân phối: trực tiếp, gián tiếp, và chương trình xã hội.
Các mô hình giải quyết mối quan hệ tăng trưởng và công bằng
Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội
Mô hình nhấn mạnh tăng trưởng
Tăng trưởng và công bằng giải quyết đồng thời
Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội

Nội dung: các chính sách đi vào bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng trưởng ở mức thấp: quốc hữu hoá tài sản phân phối, thu nhập theo lao động.

Kết quả: bảo đảm sự công bằng xã hội cao, tiếp đó là tạo khí thế mới để tăng trưởng (giai đoạn đầu). Các nước Liên xô và Đông Âu đạt được GINI thấp 0,2 - 0,25% thu nhập của 20% dân số nghèo nhất chiếm 10%; tăng trưởng kinh tế đạt cao (4-5%)
Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội (tiếp)

Hậu quả:
+ Một nền KT thiếu động lực tăng trưởng dài hạn
+ Một phương thức phân phối thu nhập không khuyến khích sử dụng nguồn lực
+ Hình thành phương thức phân phối theo quyền lực→ tác động đến tính công bằng.
Kết quả mô hình lựa chọn:
Một số chỉ tiêu kinh tế của Liên xô và một số nước Đông Âu
Nguồn: các hệ thống kinh tế so sánh, Paul R. Gregory, 1998
Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội (tiếp)
Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau
Đặc trưng của mô hình:
Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh
Bất bình đẳng vừa là hệ quả của tăng trưởng nhanh, vừa là động lực của tăng trưởng nhanh
Khi nền kinh tế đã đạt được mức độ nhất định mới quan tâm đến phân phối lại thu nhập
Các nước khởi nguồn lựa chọn: Mỹ, Canada, phương Tây, Nhật Bản. Tiếp theo là các nước Nam Mỹ, một số nước Đông Nam Á (70 nước theo nghiên cứu của Kuznets)
Đặc trưng của mô hình
(chữ U ngược)



A
B
C

Tại A
Từ A – B
Từ B - C
Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau (tiếp)
Kết quả mô hình lựa chọn
Chỉ số bất bình đẳng của một số nước Nam Mỹ và Đông Á
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007
Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng xã hội sau (tiếp)
Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng
Đặc trưng của mô hình:
Quá trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội cao hơn là những mục tiêu tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng, trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ thấp cho phép.
Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng (tiếp)
Các quốc gia lựa chọn: Các nước Bắc Âu, một số nước NICs Đông Á như: Đài Loan, Hàn quốc, Singapore
Các chính sách áp dụng:
- Chính sách tăng trưởng nhanh
- Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây bất bình đẳng (mô hình Oshima)
- Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng
Kết quả của mô hình lựa chọn:
Chỉ số BBĐ của một số nước sử dụng mô hình này
Nguồn: WB, Báo cáo phát triển thế giới 2006, 2007
Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng (tiếp)
Những kết luận trong nghiên cứu thực nghiệm từ thập niên 1990 trở đây
- Sự chênh lệch trong phân phối thu nhập cao tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và mức độ phân hoá cao sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
Tăng trưởng kinh tế không có tác động tiêu cực đến phân hoá giầu nghèo
Những thay đổi trong bất công xã hội không giải thích được bằng nguyên nhân tăng trưởng
Các chính sách của chính phủ đóng vai trò quyết định đến giải quyết mối quan hệ này.
Câu hỏi thảo luận
Đánh giá thực trạng về số và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2006. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội?
Tài liệu tham khảo:
Kinh tế Việt nam 2006: chất lượng tăng trưởng và hội nhập quốc tế, nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007
Báo cáo phát triển thế giới 2006,2007
- Báo cáo phát triển Việt nam 2007 (trụ cột 2)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)