ĐoànHN: STGT chứng minh luận đề khoa học

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: ĐoànHN: STGT chứng minh luận đề khoa học thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

VÀI VẤN ĐỀ TRONG VẬN DỤNG LOGIC HỌC ĐỂ CHỨNG MINH MỘT LUẬN ĐỀ KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Văn Sinh*
MỞ ĐẦU
Bất kỳ một tác phẩm khoa học nào, từ báo khoa học có dung lượng ngắn một vài trang đến những công trình nghiên cứu khoa học dài hàng trăm trang, xét về cấu trúc logic cũng đều phải gồm ba bộ phận hợp thành là: luận đề, luận cứ và luận chứng. Người làm nghiên cứu khoa học nếu nắm vững cấu trúc này sẽ thuyết phục hơn trong việc đảm bảo tính chặt chẽ khoa học của công trình cũng như có điều kiện đi sâu xem xét bản chất logic của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Mặt khác, sử dụng thành thạo cấu trúc logic nói trên cũng mang lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động thường xuyên phải cần đến vai trò của lập luận logic, ví dự như: giảng viên trình bày diễn giả thuyết trình trước hội nghị, đại biểu phát biểu tranh luận trong hội thảo, chiến sĩ công an trong các hoạt động điều tra phá án, người lãnh đạo trong các công việc đàm phán…
Mục đích của nhận thức trong khoa học và thực tiễn là đạt tới tri thức chân thực khách quan và trên cơ sở khách quan đó, con người lựa chọn và tác động tích cực vào thế giới xung quanh nhằm cải biến thế giới để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình. Khoa học luận đã chứng minh có hai con đường đưa con người tới nhận thức đúng đắn các hiện tượng, sự vật:
Một là: dựa vào cảm tính của các cơ quan thụ cảm đối với các hiện tượng, sự vật nhìn thấy, sờ thấy như trời lạnh, vị ngọt của đường, tiếng động ngoài đường phố, cảm giác nắng nóng gay gắt của buổi trưa hè…
Hai là: phải chứng minh bằng lập luận (luận chứng) từ những luận điểm do bản thân con người nêu ra ví dụ như: công trình nghiên cứu khoa học, bản luận tội của tòa án, một bài văn nghị luận…
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chứng minh giúp cho con người hình thành niềm tin dựa trên một hệ thống cơ sở vững chắc. Nếu niềm tin đó lại được đặt trên nến tảng chân xác của tri thức khoa học thì bản thân cá nhân con người với sự hiểu biết thực chất công việc của mình làm sẽ quyết đoán đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ của lý luận và thực tiễn một cách triệt để nhất. Niềm tin khoa học sẽ và chỉ được hình thành, củng cố và phát triển trên cơ sở của chứng minh và các lập luận có căn cứ chắc chắn.
Khác với các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn không sử dụng các công thức, các phương trình đã mang tính chính xác mà phải dùng những luận cứ và luận chứng lý thuyết để chứng minh. Điều này là tương đối khó với những người mới làm nghiên cứu khoa học, đa số thường dễ mắc lỗi thiếu tính chặt chẽ logic trong giai đoạn này. Nội dung bài viết dưới đây nhằm đưa ra một số nhận xét và ví dụ về cách vận dụng logic để giúp cho quá trình luận chứng (chứng minh) chặt chẽ hơn.
1. KẾT CẤU CỦA MỘT PHÉP CHỨNG MINH
Phép chứng minh khoa học được sử dụng theo một tư duy logic để chứng tỏ rằng một niềm tin khoa học hay một hoài nghi khoa học là đúng đắn. Trong thực tế, bất kỳ một khoa học nào cũng phải sử dụng phép chứng minh. Logic học không chỉ sử dụng chứng minh như là một công cụ, một phương tiện hiệu nghiệm mà còn lấy chính chứng minh làm đối tượng nghiên cứu. Nhìn từ góc độ logic học thì: chứng minh thực chất là một thao tác tư duy chịu sự tác động của quy luật lý do đầy đủ. Đó là thao tác tư duy dựa vào luận cứ để luận chứng về tính đúng đắn hay sai lầm hoặc thiếu thuyết phục của một luận đề.
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Luận đề:
Luận đề là điều cần phải chứng minh trong một nghiên cứu khoa học; Luận đề trả lời câu hỏi: “cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề là phán đoán mà tính chân xác của nó cần phải được chứng minh. Mỗi luận đề cần chứng minh , về khách quan đều là một phán đoán có giá trị đúng hoặc sai. Trong thực tế, việc xác định giá trị này đôi khi là cả một quá trình lao động gian khổ mà người làm nghiên cứu khoa học phải thực hiện.
Luận đề có thể là các luận điểm lý luận khoa học; ví dụ, trong toán học là các định lí. Trong nghiên cứu kinh nghiệm, luận đề có thể là các kết quả khái quát các dữ kiện cụ thể. Nhiều trường hợp luận đề là các phán đoán về thuộc tính, về quan hệ hay về nguyên nhân tồn tại của sự vật và hiện tượng nào đó. Ví dụ, trong y học trường hợp bác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)