ĐOÀN THỊ ĐIỂM
Chia sẻ bởi Trần Văn Minh |
Ngày 11/05/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: ĐOÀN THỊ ĐIỂM thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
Đoàn Thị Điểm
Từ tối đến giờ quan thị lang Nguyễn Kiều vẫn ngồi trầm tư trước chiếc kỷ thấp, nghiên bút, giấy mực đã bày biện sẵn sàng. Mấy ngày nay, ông đã bao lần ngất đi vì cái chết đột ngột của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, người vợ mà ông rất mực yêu quý và trân trọng. May nhờ nhiều người khuyên giải, ông mới vợi được phần nào nỗi buồn đau để tỉnh táo trở lại. Quan thị lang đã sai sửa soạn làm lễ an táng Đoàn Thị Điểm, cho xứng với danh giá, đức độ và tài năng người đã khuất. Ông quyết định làm bài văn tế người vợ mà ông vừa kính phục vừa chịu ơn. Ý nghĩ ấy đã khơi dậy những tình cảm sâu kín, thiêng liêng khiến cho quan thị lang xúc động đến nghẹn ngào. Con người mẫn tiệp, đoan trang ấy đã dũng cảm cáng đáng gánh nặng gia đình, nuôi mẹ già, chị dâu và hai cháu nhỏ, nhưng lại khảng khái khước từ bả vinh hoa phú quý, khước từ lời cầu hôn của nhiều văn nhân, tiến sĩ, thượng thư để trở thành kế thất quan thị lang Nguyễn Kiều. Quyết định của Đoàn Thị Điểm thực sự đã gieo cho giới thi nhân một nỗi bất ngờ. Chỉ có Nguyễn Kiều mới hiểu, nữ sĩ lấy ông không chỉ vì mến tài đức ông mà còn vì thương những đứa con nhỏ của ông không người chăm sóc dạy dỗ, khi ngày đi sứ của ông đã tới gần. Hiểu như thế, ông càng yêu quý Đoàn Thị Điểm bội phần. Một người hầu gái rón rén bưng khay trà đến dâng quan, đã cắt đứt mạch hồi ức của tiến sĩ Nguyễn Kiều, ông xoay mình nâng chén trà, nhấp một ngụm nhỏ. Thứ trà được người vợ quá cố ướp hoa nhài công phu, hương vị thật là ngát. Phải, ông đã uống thứ trà lần đầu ở Chương Dương gần bảy năm trước, để không bao giờ quên được dư vị ngọt ngào của nó. Bây giờ uống lại thứ trà ấy, trong cảnh ngộ hiện tại, lòng ông bỗng nao nao thương nhớ người vợ yêu đã khuất. Ông lại đắm mình trong những kỷ niệm êm đềm về nữ sĩ mà tháng năm sẽ chẳng thể phai nhòa trong ông. Sau ngày cưới, con người có vẻ ngoài lãnh đạm, kiêu kỳ ấy lại trở thành người có tài quản suất công việc trong nhà một cách chu đáo. Nữ sĩ đã thực sự đem lại cho gia đình ông nguồn hạnh phúc vô bờ, đến nỗi, sự vắng mặt của nữ sĩ, dù chỉ có một buổi, cả gia đình ông đều thấy trống trải đến không chịu được. Chính bằng tình yêu thắm nồng, bằng sức mạnh của tài năng, bằng cách lấy văn chương làm vị thuốc chữa bệnh cho một người làm văn chương, Đoàn Thị Điểm đã tế nhị chỉ cho ông rõ, tài ông chưa hơn được thiên hạ ít nhất là còn thua vợ. Não lòng thay, sống chung của ông với nữ sĩ ngắn chẳng tẩy gang. Sau ngày cưới, lửa hương nồng đượm chưa quá một tuần trăng, ông phải đi Bắc sứ. Ba năm sau trở về, ông mới thực sự hiểu nữ sĩ một cách trọn vẹn. Ông sửng sốt thấy nữ sĩ không chỉ hiểu lòng ông mà còn đọc được cả ý nghĩ của ông. Chẳng những nữ sĩ đã quán xuyến gia đình, dạy dỗ các con ông chu đáo mà còn để tâm dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn một cách tài tình. Nhưng đời người như đóa hoa phù dung, quan thị lang thầm nghĩ, biệt hiệu Hồng Hà của nữ sĩ sao ứng với nghĩa của chữ đến thế? Chỉ ba năm sau lúc đi Bắc sứ về ông nhận chiếu chỉ về trấn Nghệ An và xảy ra cái chết bi thương của nữ sĩ. Nhớ lại những kỷ niệm ngày ấy, thị lang Nguyễn Kiều thấy dội lên nỗi ân hận day dứt. Bởi vì lúc ông sửa sọan hành trình, nữ sĩ vì không được khỏe có ý chối từ xin đi sau. Nhưng nể ông nài ép, nữ sĩ không nỡ trái ý bất đắc dĩ xuống thuyền. Ai ngờ chuyến đi ngàn dặm buồm căng, tưởng rằng vợ chồng có dịp chén tạc, chén thù cùng đàm đạo chuyện đời, làm thơ vịnh cảnh những lúc trăng lên, mỗi khi gặp cảnh non kỳ nước tú lại dẫn đến sự phân ly đôi đường kim cổ. Trái tim ông co lại. Ông vội gạt nước mắt, dầm bút vào nghiên mực, ghi vội những dòng cảm xúc:
"Thật ngẫu chi phú Trường hu đoản thán Thốn kết sầu tràng Song thùy lệ nhãn"
Cho đến lúc gia nhân đã trở dậy, quan thị lang mới viết những dòng cuối, lòng trĩu nặng ưu tư:
"... Than ơi đường chia đôi ngả Duyên đứt sáu năm, vui ít sầu nhiều, tài dài mệnh ngắn"...
Rồi đám tang Đoàn Thị Điểm được cử hành như ông đã định. Quan lại và những bậc khoa bảng trong trấn đều đến đông
Từ tối đến giờ quan thị lang Nguyễn Kiều vẫn ngồi trầm tư trước chiếc kỷ thấp, nghiên bút, giấy mực đã bày biện sẵn sàng. Mấy ngày nay, ông đã bao lần ngất đi vì cái chết đột ngột của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, người vợ mà ông rất mực yêu quý và trân trọng. May nhờ nhiều người khuyên giải, ông mới vợi được phần nào nỗi buồn đau để tỉnh táo trở lại. Quan thị lang đã sai sửa soạn làm lễ an táng Đoàn Thị Điểm, cho xứng với danh giá, đức độ và tài năng người đã khuất. Ông quyết định làm bài văn tế người vợ mà ông vừa kính phục vừa chịu ơn. Ý nghĩ ấy đã khơi dậy những tình cảm sâu kín, thiêng liêng khiến cho quan thị lang xúc động đến nghẹn ngào. Con người mẫn tiệp, đoan trang ấy đã dũng cảm cáng đáng gánh nặng gia đình, nuôi mẹ già, chị dâu và hai cháu nhỏ, nhưng lại khảng khái khước từ bả vinh hoa phú quý, khước từ lời cầu hôn của nhiều văn nhân, tiến sĩ, thượng thư để trở thành kế thất quan thị lang Nguyễn Kiều. Quyết định của Đoàn Thị Điểm thực sự đã gieo cho giới thi nhân một nỗi bất ngờ. Chỉ có Nguyễn Kiều mới hiểu, nữ sĩ lấy ông không chỉ vì mến tài đức ông mà còn vì thương những đứa con nhỏ của ông không người chăm sóc dạy dỗ, khi ngày đi sứ của ông đã tới gần. Hiểu như thế, ông càng yêu quý Đoàn Thị Điểm bội phần. Một người hầu gái rón rén bưng khay trà đến dâng quan, đã cắt đứt mạch hồi ức của tiến sĩ Nguyễn Kiều, ông xoay mình nâng chén trà, nhấp một ngụm nhỏ. Thứ trà được người vợ quá cố ướp hoa nhài công phu, hương vị thật là ngát. Phải, ông đã uống thứ trà lần đầu ở Chương Dương gần bảy năm trước, để không bao giờ quên được dư vị ngọt ngào của nó. Bây giờ uống lại thứ trà ấy, trong cảnh ngộ hiện tại, lòng ông bỗng nao nao thương nhớ người vợ yêu đã khuất. Ông lại đắm mình trong những kỷ niệm êm đềm về nữ sĩ mà tháng năm sẽ chẳng thể phai nhòa trong ông. Sau ngày cưới, con người có vẻ ngoài lãnh đạm, kiêu kỳ ấy lại trở thành người có tài quản suất công việc trong nhà một cách chu đáo. Nữ sĩ đã thực sự đem lại cho gia đình ông nguồn hạnh phúc vô bờ, đến nỗi, sự vắng mặt của nữ sĩ, dù chỉ có một buổi, cả gia đình ông đều thấy trống trải đến không chịu được. Chính bằng tình yêu thắm nồng, bằng sức mạnh của tài năng, bằng cách lấy văn chương làm vị thuốc chữa bệnh cho một người làm văn chương, Đoàn Thị Điểm đã tế nhị chỉ cho ông rõ, tài ông chưa hơn được thiên hạ ít nhất là còn thua vợ. Não lòng thay, sống chung của ông với nữ sĩ ngắn chẳng tẩy gang. Sau ngày cưới, lửa hương nồng đượm chưa quá một tuần trăng, ông phải đi Bắc sứ. Ba năm sau trở về, ông mới thực sự hiểu nữ sĩ một cách trọn vẹn. Ông sửng sốt thấy nữ sĩ không chỉ hiểu lòng ông mà còn đọc được cả ý nghĩ của ông. Chẳng những nữ sĩ đã quán xuyến gia đình, dạy dỗ các con ông chu đáo mà còn để tâm dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn một cách tài tình. Nhưng đời người như đóa hoa phù dung, quan thị lang thầm nghĩ, biệt hiệu Hồng Hà của nữ sĩ sao ứng với nghĩa của chữ đến thế? Chỉ ba năm sau lúc đi Bắc sứ về ông nhận chiếu chỉ về trấn Nghệ An và xảy ra cái chết bi thương của nữ sĩ. Nhớ lại những kỷ niệm ngày ấy, thị lang Nguyễn Kiều thấy dội lên nỗi ân hận day dứt. Bởi vì lúc ông sửa sọan hành trình, nữ sĩ vì không được khỏe có ý chối từ xin đi sau. Nhưng nể ông nài ép, nữ sĩ không nỡ trái ý bất đắc dĩ xuống thuyền. Ai ngờ chuyến đi ngàn dặm buồm căng, tưởng rằng vợ chồng có dịp chén tạc, chén thù cùng đàm đạo chuyện đời, làm thơ vịnh cảnh những lúc trăng lên, mỗi khi gặp cảnh non kỳ nước tú lại dẫn đến sự phân ly đôi đường kim cổ. Trái tim ông co lại. Ông vội gạt nước mắt, dầm bút vào nghiên mực, ghi vội những dòng cảm xúc:
"Thật ngẫu chi phú Trường hu đoản thán Thốn kết sầu tràng Song thùy lệ nhãn"
Cho đến lúc gia nhân đã trở dậy, quan thị lang mới viết những dòng cuối, lòng trĩu nặng ưu tư:
"... Than ơi đường chia đôi ngả Duyên đứt sáu năm, vui ít sầu nhiều, tài dài mệnh ngắn"...
Rồi đám tang Đoàn Thị Điểm được cử hành như ông đã định. Quan lại và những bậc khoa bảng trong trấn đều đến đông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)