Đoàn: thể loại ghi nhanh phát thanh- NVBC
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
87
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: thể loại ghi nhanh phát thanh- NVBC thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
GHI NHANH PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH
GHI NHANH
A. KHÁI QUÁT VỀ HỌC PHẦN:
1) Tên học phần: Ghi nhanh
2) Số đơn vị học trình: 3 (45 tiết)
3) Loại học phần: Bắt buộc
4) Đối tượng: Sinh viên cao đẳng năm thứ 2
5) Điều kiện tiên quyết: đã học xong các học phần Kỹ thuật audio, Kỹ thuật video, phỏng vấn, tin.
6) Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận của ghi nhanh, nắm được mối quan hệ của ghi nhánh với các thể tài báo chí khác, hình thành cơ sở, phương pháp luận cho việc sáng tạo tác phẩm ghi nhanh. Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ học làm cơ sở sáng tạọ một tác phẩm ghi nhanh.
7) Phương pháp:
- Phần lý thuyết: Kết hợp bài giảng của Giáo viên với thảo luận theo nhóm, tổ.
- Phần thực hành: Viết một tác phẩm ghi nhanh từ thực tế (trường học, lớp học, nơi ở…)
8) Đánh giá:
- Điểm quá trình: 40% (Tham gia thảo luận 10%, Viết tác phẩm 20%, Chuyên cần 10%)
- Điểm thi: 60%
9) Phân phối thời gian: 15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành
10) Tài liệu tham khảo:
- Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật- Dương xuân sơn-Nxb ĐHQGHN
- Tài liệu môn Ghi nhanh-Trường TH truyền hình
- Các thể ký báo chí-Đức Dũng-Nxb VHTT, Hà Nội, 2001
- Báo phát thanh-Đài TNVN-Nxb VHTT 2002
- Tác phẩm báo chí chọn lọc năm 2005, Hội nhà Báo Việt nam, Nxb VHTT, 2006.
- Các trang web
B. NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHI TIẾT:
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ GHI NHANH (5tiết)
Bài 2: KẾT CẤU VÀ BÚT PHÁP CỦA GHI NHANH (5 tiết)
Bài 3: GHI NHANH PHÁT THANH và TRUYỀN HÌNH (5 tiết)
Bài 4: Thực hành ghi nhanh phát thanh – truyền hình (30 tiết)
LÝ THUYẾT
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ GHI NHANH
I. Lịch sự ra đời, phát triển và vai trò của ghi nhanh
1) Lịch sử ra đời, phát triển của thể loại ghi nhanh
Ghi nhanh là thể loại xuất hiện và gắn bó với báo chí nước ta sau Cách mạng. Nhiều tài liệu thống nhất quan điểm cho rằng ghi nhanh xuất hiện vào những năm 1945, 1946 và ngày càng phát triển mạnh hơn, nhiều hơn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như giai đoạn sau này.
Khởi thủy của ghi nhanh là những dạng bài phản ánh phá kho thóc của Nhật. Sau này, ghi nhanh như một công cụ hữu hiệu để phản ánh kịp thời khí thế “Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…”
Trong thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt là nửa cuối những năm 60, ghi nhanh là một trong những thể loại chiếm nhiều ưu thế với những đóng góp đáng kể trong việc phản ánh kịp thời cuộc sống chiến đấu của quân và dân, góp phần cỗ vũ động viên nhân dân ta, quân đội ta và được nhiều người ưa thích do sự nhạy bén và sinh động của nó.
Chỉ thị của Bộ Chính trị cho báo Nhân Dân năm 1965 về việc “xây dựng con người mới” đã góp phần trực tiếp để đội ngũ những người làm báo Nhân Dân lúc đó nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra thể loại mới, đáp ứng yêu cầu của Trung ương. “Chúng ta thấy rõ tình hình cách mạng chống Mỹ cứu nước khẩn trương, nhiều điển hình anh dũng, đòi hỏi báo chí sử dụng vũ khí gì đây để tác chiến nhanh, nhẹ, vũ khí đó là ghi nhanh” (Nhiều tác giả - Ghi nhanh. Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản. H, 1968). Báo Nhân Dân viết:“Trong cuộc chiến đấu hiện nay, thể loại này có tác dụng khá rõ. Sự việc cách mạng diễn ra hàng ngày, sôi nổi, khẩn trương, phải sử dụng vũ khí này mới kịp thời” (1965 – 1966). Đến nay, thể loại ghi nhanh vẫn tiếp tục khẳng định ưu thế của mình không những trong báo viết, báo nói, báo hình mà còn cả báo điện tử.
2) Vai trò của thể loại ghi nhanh
Ghi nhanh là một thể loại báo chí độc lập và là một trong những thể loại chủ lực trong bối cảnh cuộc chiến tranh của đất nước.
Ở chiến trường cũng như hậu phương khí thế sôi sục chống thực dân, đế quốc xâm lược của nhân dân được phản ánh khá đầy đủ trên các trang báo, qua làn sóng phát thanh ở nhiều thể loại trong đó có ghi nhanh. Ghi nhanh đã góp
GHI NHANH
A. KHÁI QUÁT VỀ HỌC PHẦN:
1) Tên học phần: Ghi nhanh
2) Số đơn vị học trình: 3 (45 tiết)
3) Loại học phần: Bắt buộc
4) Đối tượng: Sinh viên cao đẳng năm thứ 2
5) Điều kiện tiên quyết: đã học xong các học phần Kỹ thuật audio, Kỹ thuật video, phỏng vấn, tin.
6) Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận của ghi nhanh, nắm được mối quan hệ của ghi nhánh với các thể tài báo chí khác, hình thành cơ sở, phương pháp luận cho việc sáng tạo tác phẩm ghi nhanh. Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật, các biện pháp tu từ học làm cơ sở sáng tạọ một tác phẩm ghi nhanh.
7) Phương pháp:
- Phần lý thuyết: Kết hợp bài giảng của Giáo viên với thảo luận theo nhóm, tổ.
- Phần thực hành: Viết một tác phẩm ghi nhanh từ thực tế (trường học, lớp học, nơi ở…)
8) Đánh giá:
- Điểm quá trình: 40% (Tham gia thảo luận 10%, Viết tác phẩm 20%, Chuyên cần 10%)
- Điểm thi: 60%
9) Phân phối thời gian: 15 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành
10) Tài liệu tham khảo:
- Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật- Dương xuân sơn-Nxb ĐHQGHN
- Tài liệu môn Ghi nhanh-Trường TH truyền hình
- Các thể ký báo chí-Đức Dũng-Nxb VHTT, Hà Nội, 2001
- Báo phát thanh-Đài TNVN-Nxb VHTT 2002
- Tác phẩm báo chí chọn lọc năm 2005, Hội nhà Báo Việt nam, Nxb VHTT, 2006.
- Các trang web
B. NỘI DUNG VÀ PHÂN BỔ THỜI LƯỢNG CHI TIẾT:
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ GHI NHANH (5tiết)
Bài 2: KẾT CẤU VÀ BÚT PHÁP CỦA GHI NHANH (5 tiết)
Bài 3: GHI NHANH PHÁT THANH và TRUYỀN HÌNH (5 tiết)
Bài 4: Thực hành ghi nhanh phát thanh – truyền hình (30 tiết)
LÝ THUYẾT
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ GHI NHANH
I. Lịch sự ra đời, phát triển và vai trò của ghi nhanh
1) Lịch sử ra đời, phát triển của thể loại ghi nhanh
Ghi nhanh là thể loại xuất hiện và gắn bó với báo chí nước ta sau Cách mạng. Nhiều tài liệu thống nhất quan điểm cho rằng ghi nhanh xuất hiện vào những năm 1945, 1946 và ngày càng phát triển mạnh hơn, nhiều hơn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như giai đoạn sau này.
Khởi thủy của ghi nhanh là những dạng bài phản ánh phá kho thóc của Nhật. Sau này, ghi nhanh như một công cụ hữu hiệu để phản ánh kịp thời khí thế “Thà chết chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…”
Trong thời kỳ chống Mỹ, đặc biệt là nửa cuối những năm 60, ghi nhanh là một trong những thể loại chiếm nhiều ưu thế với những đóng góp đáng kể trong việc phản ánh kịp thời cuộc sống chiến đấu của quân và dân, góp phần cỗ vũ động viên nhân dân ta, quân đội ta và được nhiều người ưa thích do sự nhạy bén và sinh động của nó.
Chỉ thị của Bộ Chính trị cho báo Nhân Dân năm 1965 về việc “xây dựng con người mới” đã góp phần trực tiếp để đội ngũ những người làm báo Nhân Dân lúc đó nghiên cứu, tìm hiểu để tìm ra thể loại mới, đáp ứng yêu cầu của Trung ương. “Chúng ta thấy rõ tình hình cách mạng chống Mỹ cứu nước khẩn trương, nhiều điển hình anh dũng, đòi hỏi báo chí sử dụng vũ khí gì đây để tác chiến nhanh, nhẹ, vũ khí đó là ghi nhanh” (Nhiều tác giả - Ghi nhanh. Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản. H, 1968). Báo Nhân Dân viết:“Trong cuộc chiến đấu hiện nay, thể loại này có tác dụng khá rõ. Sự việc cách mạng diễn ra hàng ngày, sôi nổi, khẩn trương, phải sử dụng vũ khí này mới kịp thời” (1965 – 1966). Đến nay, thể loại ghi nhanh vẫn tiếp tục khẳng định ưu thế của mình không những trong báo viết, báo nói, báo hình mà còn cả báo điện tử.
2) Vai trò của thể loại ghi nhanh
Ghi nhanh là một thể loại báo chí độc lập và là một trong những thể loại chủ lực trong bối cảnh cuộc chiến tranh của đất nước.
Ở chiến trường cũng như hậu phương khí thế sôi sục chống thực dân, đế quốc xâm lược của nhân dân được phản ánh khá đầy đủ trên các trang báo, qua làn sóng phát thanh ở nhiều thể loại trong đó có ghi nhanh. Ghi nhanh đã góp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)