Đoàn: STGT về thân thế ĐTH Nguyễn Du, HT.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT về thân thế ĐTH Nguyễn Du, HT. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

THÂN THẾ NGUYỄN DU
Thứ hai, 23 Tháng 5 2011 17:54 UBND Nghi Xuân
( Ngu ồn: http://nghixuan.gov.vn/nguyen-du/233-than-the-nguyen-du.html ).
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông. Nơi sinh là phường Bích Câu, thành Thăng Long (Hà Nội). Lúc bấy giờ, cha là Nguyễn Nghiễm đang làm Tể tướng. Bốn năm trước, người anh cùng mẹ Nguyễn Nể cũng sinh tại đây. Mẹ đẻ của Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm. Bà là con gái thứ ba của một vị quan nhỏ coi việc sổ sách kế toán (chức Câu Kê) dưới trướng Nguyễn Nghiễm, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn). Bà Trần Thị Tần sinh năm Canh Thân  (1740) và mất ngày mồng 6 tháng 7 năm Mậu Tuất (1778) thọ 39 tuổi. Năm đó Nguyễn Du mới 13 tuổi. Bà Trần Thị Tần thuộc dòng dõi Trần Phi Chiêu (1549-1623), ông đậu Tiến sĩ năm Kỉ Sửu (1589) làm quan đến chức Thương thư Bộ hộ, kiêm Đô Ngự Sử, tước Diên Quận công. Bà là một phụ nữ nết na, thông minh và xinh đẹp, lại sinh ra tại xứ Kinh Bắc vùng quê quan họ. Điều đó ảnh hưởng tốt đến hồn thơ Nguyễn Du từ những ngày còn bé.
          Theo tộc phả của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, lên 3 tuổi, Nguyễn Du được tập ấm là Hoàng Tín Đại phu, xuất thân là Thành Môn Vệ Uý, tước Thu Nhạc bá. Với cái hàm ấy Nguyễn Du đã đứng trong hàng sĩ tịch của triều đình nhà Lê, mặc dù chưa phải là một vị quan tại chức. Nguyễn Du tướng mạo khôi ngô. Lên 6 tuổi bắt đầu đi học chữ Hán, sách vở chỉ cần xem qua một lần là nhớ. Có lần Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc đến dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm ở phường Bích Câu chơi. Trông thấy Nguyễn Du có tướng mạo phi thường, lấy làm quý mến bèn tặng ông một thanh Bảo kiếm.
          Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nghiễm thôi giữ chức Tể Tướng, về trí sĩ ở quê nhà, Nguyễn Du theo cha về quê. Tại bến Giang Đình, ông được chững kiến cảnh vinh hoa của gia đình mình (Sau này ông có nhắc lại trong bài thơ Giang Đình hữu cảm). Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Nghiễm mất. Lúc đó, Nguyễn Du mới lên 11 tuổi. Trong hơn 10 năm ấy Nguyễn Du sống bên cạnh cha không nhiều. Năm 1778, bà Trần Thị Tần lâm bệnh rồi mất, Nguyễn Du mồ côi cha mẹ.
          Nguyễn Nghiễm có 8 bà vợ, ngoài hai bà ở quê là Đặng Thị Dương (mẹ đẻ Nguyễn Khản) và Đặng Thị Tuyết (mẹ đẻ Nguyễn Điều). Các bà còn lại đều quê ở ngoài Bắc. Bà Trần Thị Tần ít ơn Nguyễn Nghiễm 32 tuổi, các bà khác còn    trẻ hơn.
          Cha mẹ mất, Nguyễn Du về sống với gia đình quan Tể tướng tại Tiên Điền. Thủa ấy, dinh thự nhà Nguyễn Nghiễm rất nguy nga, đồ sộ. Người dân Nghi Xuân hồi đó làm thơ tả cảnh nhà ông như sau:
                             Trèo lên Hồng Lĩnh mà trông
                             Nhìn về đã thấy dinh ông rõ ràng.
                             Lâu dài dãy dọc toà ngang
                             Ông ngồi đọc sách nghiêm trang một mình.
          Thời gian này Nguyễn Du bước vào tuổi trưởng thành, việc ăn học đòi hỏi ngày một nhiều. Sau khi Nguyễn Nghiễm mất, gia cảnh không còn phong lưu như trước. Đời sống cùng việc học hành của Nguyễn Du không được như khi đang còn cha mẹ. Tuy vậy, với địa vị và danh tiếng của gia tộc, Nguyễn Du vẫn là cậu Chiêu Bảy được mọi người ngưỡng mộ. Quãng thời gian này, ngoài việc học hành, những khi rỗi rãi, lễ tết, Nguyễn Du thường cùng với bạn trai phường hát Tiên Điền vượt truông Hống đò Cài vào Trường Lưu hát ví và xướng hoạ thơ phú. Qua những lần đi hát, Nguyễn Du thực sự có cảm tình với o Uy, so Sạ. Đã có lần do mối thân tình này mà gây ra bất hoà với trai Trường Lưu. Những năm sau này (sau 1786), khi từ Thái Bình về sống tại quê nhà, trở lại Trường Lưu gặp lại người xưa, ngẫm lại cảm xúc thời trai trẻ Nguyễn Du đã viết bài Văn tế Trường Lưu Nhị Nữ nổi tiếng.
          Đất Trường Lưu ngoài hát phường vải có tiếng, còn là chỗ thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền. Nguyễn Huy Tự tác giả Truyện Hoa Tiên là con rể Nguyễn Khản (Lấy Nguyễn Thị Bành và Nguyễn Thị Thái). Nguyễn Thiện cháu Nguyễn Du là người thuận sắc cuốn Truyện Hoa Tiên. Vì thế, Trường Lưu là nơi đi lại rất đỗi thân tình của Nguyễn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)