Đoàn: STGT triết học hiện sinh

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT triết học hiện sinh thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Đạo Gia Và Ngôn Ngữ Học - Triết Học Hiện Đại (a)





Trước lúc bàn đến Trang tử, chúng tôi đề cập một chút đến thầy của ông - Lão tử.b Nghe nói ở phương Tây, ảnh hưởng của Lão tử vượt xa Khổng tử. Hegel trong các Bài giảng triết học từng đánh giá rất cao Lão tử. Khổng tử, ngược lại dường như không được ông xem là triết gia. Hegel phán định Khổng tử: "Khổng tử chỉ là một con người minh triết của thế giới thực tiễn. Trong những ý kiến của ông không có lấy một giọt triết học tư biện nào, chỉ có một thứ học thuyết đạo đức tinh vi, song từ đó ta không rút ra được cái gì đặc biệt cả".c Theo chỗ chúng tôi biết, ở Việt Nam, từng có người vận dụng chính bản thân triết học Đức để phản bác lại nhận định của Hegel về Khổng tử. Ông theo dùng triết học Đức, đem tất cả quy thành quan hệ, trên đà đó, ông tiến lên chứng minh: có cả một hệ thống triết học tư biện trình độ cao ẩn tàng đằng sau một nội dung thoạt trông thuần tuý là phân tích thực tiễn của Luận ngữ. Học tập Hiện tượng luận của Husserl, ông dùng cách mà Husserl đã dùng khi nghiên cứu Decarter để nghiên cứu nhận thức luận của học thuyết Khổng tử, trả lời câu hỏi "Khổng tử tại sao lại nói như vậy?", tức là lí giải cái nguyên do phát ngôn ở Khổng tử chứ không quá chú ý trước hết vào phân tích nội dung trực tiếp của ngôn từ Khổng tử. Mặt khác, ông cũng đã dùng ngôn ngữ học để đọc giải cổ triết Trung Hoa. Chẳng hạn, khi đọc Đạo đức kinh, ông phát hiện thấy Lão tử là triết gia Trung Hoa đầu tiên dám dùng một ngôn ngữ đơn âm tiết để tiến hành các tư biện triết học. Ta biết, Hán ngữ trong thời đại Lão tử từ đơn giữ tác dụng chủ đạo, lúc đó nó hãy còn thiếu vốn kinh nghiệm có được nhờ tiếp xúc với ngôn ngữ biến hình như sau này. Chẳng hạn cuộc tiếp xúc với Phạn ngữ khiến cho Trung Hoa đã có được những bản dịch Kinh Phật nổi tiếng. Nhà nghiên cứu nhân tiện cũng chỉ ra những giao tiếp ngôn ngữ như vậy thậm chí can hệ đến cả văn phong của Tống Nho. Từ nhận thức trên, ông nêu câu hỏi: Lão tử đã dùng những thủ pháp nào để có thể biểu đạt được những tư tưởng triết học khúc triết trong lòng một ngôn ngữ phi tư biện tính như Hán ngữ? Ông tóm lược một số thủ pháp của nhà triết học. Thứ nhất, cùng một khái niệm Đạo, nhưng để nhấn mạnh một mặt nào đó trong nội hàm khái niệm, Lão tử đã dùng rất nhiều từ khác nhau. Dùng hình thức một thuật ngữ biểu đạt nhiều khái niệm triết học khác nhau là một hiện tượng thường thấy trong cổ triết Trung Hoa. Thứ hai, Lão tử sáng tạo một lối hành văn mới, đem câu văn chia thành nhiều vế đẳng lập, đối ngẫu. Sự trùng lặp một số chữ cũng như sự thay đổi của một số chữ giữa các phân câu đó, bản thân chúng cũng là một cách biểu đạt tư tưởng tương ứng. Lão tử muốn chuyển hoá ngôn ngữ Đạo đức kinh thành cách ngôn, thành ngữ, khiến cho các ý kiến triết học trở thành chân lí vĩnh cửu, phù hợp với hình thức một cuốn Kinh. Thứ ba, các đoạn trong tác phẩm đều hiệp vần, hình thức đó đem lại cho ngôn ngữ tác phẩm một ý vị cao siêu, khoác lên cho tác phẩm một sắc thái siêu thời gian. Thứ tư, cú pháp rất mới mẻ. Câu văn Đạo đức kinh khiến cho người ta khó chịu mà cũng khiến cho người ta thích thú, đem đến mĩ cảm của sự vững chắc và gân guốc. Điều này đã bắt đầu từ Tả truyện, chỉ có điều Tả truyện thực hiện một cách kín đáo, còn Đạo đức kinh thì làm một cách công nhiên. Có thể đọc thấy những điều đó trong phần tự giới thiệu cho bản dịch Đạo đức kinh ra tiếng Việt.d
Chúng tôi tạm dùng những kinh nghiệm nghiên cứu trên vào việc học tập, nghiên cứu Trang tử - môn đệ của Lão tử. Trước tiên, xin nói vài lời về ấn tượng chung của cá nhân chúng tôi đối với Trang tử. Ở Trang tử có mấy điểm hấp dẫn độc giả các thời đại, mà mấy điểm đó cũng chính là những giá trị văn hoá nhân loại. Bài học lịch sử cận hiện đại càng khiến chúng ta chú ý hơn tới điều này. Thứ nhất, ở Trang tử, dân chủ gần như là một ý thức tiên thiên. Ông luôn giữ một thái độ đối thoại thường trực. Triết gia Trung Hoa cổ đại này thấu hiểu từ bản chất tinh thần chân chính của dân chủ và giá trị thực sự của đối thoại. Trang tử chính là nhà đối thoại vĩ đại mà cũng là một bậc hoạt kê tài giỏi. Học giả Mĩ Mierdon nhận xét:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)