Đoàn: STGT TP chiến tranh & hòa bình- LTST
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT TP chiến tranh & hòa bình- LTST thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ ĐOẠN TRÍCH HAI TÂM TRẠNG
Trong Chiến tranh và Hòa bình
Lép Tônxtôi (1828-1910) là đại văn hào của nước Nga xuất thân trong một gia đình đại quý tộc. Tên tuổi và sự nghiệp văn chương của ông lừng danh thế giới, là niềm tự hào của người Nga trong gần hai thế kỷ nay. Lép Tônxtôi để lại hàng vạn trang bản thảo. Toàn tập Tônxtôi gồm 90 tập. Ông là tấm gương lao động nghệ thuật kỳ diệu. Trong 60 năm cầm bút, ngoài hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết, trong đó có những tác phẩm văn chương mang tầm nhân loại: Bộ tiểu thuyết tự thuật: “Thời thơ ấu, thời niên thiếu”, “Thời thanh niên”, “Chiến tranh và hoà bình”, “Anna Karênina”, “Đức cha Xerghi”, v.v… Chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tình yêu nhân dân và niềm tự hào về đất nước Nga vĩ đại - là những tư tưởng tình cảm sâu sắc nhất, tráng lệ nhất thấm đẫm trang văn và cuộc đời của Lép Tônxtôi. M.Sôlôkhốp, nhà văn Nga được giải thưởng Nobel về văn chương đã viết: Lép Tônxtôi luôn sống trong văn học Nga và văn học thế giới như một đỉnh cao hùng vĩ không vươn tới được”. Phân tích đoạn văn “Hai tâm trạng” rút trong tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình” của Lép Tônxtôi “Hai tâm trạng” trích trong tập 2 bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” của đại văn hào Lép Tônxtôi. Thời gian được nói đến trong đoạn văn là mùa xuân và mùa hè năm 1809, hơn 3 năm sau trận đánh đẫm máu Aoxteclit diễn ra, liên quân Áo - Nga bị Napôlêông đánh cho đại bại. Anđrây bị thương nặng, ước mơ dùng tài thao lược và lòng dũng cảm của mình chuyển thế trận bị tan vỡ, giấc mộng Tulông vỡ tan thành. Trở về nhà đúng lúc vợ chàng - nữ công tước Lida - sinh được đứa con trai rồi nàng chết. Con đường công danh…, bi kịch gia đình… đẩy Anđrây vào một cuộc khủng hoảng tinh thần ghê gớm. Từ đó, chẳng thiết gì đến công danh, sự nghiệp, chàng ở miết tại nông thôn, chăm lo công việc điền trang và cậu con trai bé bỏng, mồ côi mẹ. Mùa xuân năm 1809, Anđrây đi về Riada thăm các điền trang của vợ chàng để lại cho con trai. Lúc đi qua một khu rừng bạch dương, Anđrây chợt thấy một cây sồi bên đường. Chàng quý tộc nhìn khu rừng rồi lặng ngắm cây sồi già, xúc động, tâm tình với nó. Giữa những cây bạch dương mọc thành khóm rừng, mùa xuân đã làm cho chúng đổi thay: “đám bạch dương tươi cười”, khắp cánh rừng “dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ”. Chàng vô cùng ngạc nhiên trước hình ảnh một cây sồi già, nó to và cao “gấp đôi” mấy cây bạch dương, già “gấp mười lần” những cây bạch dương, Lép Tônxtôi gốc nó rất to “hai người ôm không xuể”. Như một kẻ tàn tạ, tang thương, cây sồi già có cành bị gẫy, vỏ thì “nứt nẻ… sứt sẹo”, cánh tay thì “to sù sì”, ngón tay thì “quều quào”… như “một con quái vật già nua, cau có”. Giữa rừng bạch dương, “chỉ có cây sồi là không chịu khuất phục cái phép nhiệm màu của mùa xuân…”. Xe đã đi qua, công tước Anđrây còn ngoái cổ nhìn lại cây sồi, nó vẫn “cau có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám hoa cỏ ấy”. Cây sồi già khác nào một “linh hồn chết”. Nhựa sống phải chăng đã cạn kiệt rồi đang đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” và “cau mặt với tang thương”. Như ta đã biết, Anđrây đang đứng trước bao nỗi buồn đau cuộc đời nên chàng quý tốc này đã nhìn, đã cảm nhận hình ảnh cây sồi qua tâm trạng mệt mỏi của mình? Cây sồi được nhân hóa. Cảnh vật thấm đượm màu sắc trữ tình buồn thương. Thật là kỳ diệu, Anđrây như đang xúc động lắng nghe tiếng nói thầm thì của cây sồi già: “Mùa xuân, tình yêu, hạnh phúc!... Vẫn chỉ là một sự dối trá mà thôi! Làm gì có mùa xuân, có ánh nắng, có hạnh phúc?...”. Rồi như bằnh linh nghiệm, cây sồi chua chát phủ định và giễu cợt đồng loại: “và ta không tin vào những niềm hy vọng và những sự dối trá của các ngươi”. Với cây sồi già, khi mà nhựa sống đã cạn kiệt, mùa xuân đến, nó vẫn chưa “thức tỉnh” trước “phép nhiệm màu” của mùa xuân! Lắng nghe cây sồi tâm tình thổ lộ, Anđrây đồng điệu với nó và trầm ngâm: “Phải, cây sồi ấy nói phải, một ngàn lần phải”. Nỗi đau của vết thương lòng tưởng đã nguôi đi sau một
Trong Chiến tranh và Hòa bình
Lép Tônxtôi (1828-1910) là đại văn hào của nước Nga xuất thân trong một gia đình đại quý tộc. Tên tuổi và sự nghiệp văn chương của ông lừng danh thế giới, là niềm tự hào của người Nga trong gần hai thế kỷ nay. Lép Tônxtôi để lại hàng vạn trang bản thảo. Toàn tập Tônxtôi gồm 90 tập. Ông là tấm gương lao động nghệ thuật kỳ diệu. Trong 60 năm cầm bút, ngoài hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết, trong đó có những tác phẩm văn chương mang tầm nhân loại: Bộ tiểu thuyết tự thuật: “Thời thơ ấu, thời niên thiếu”, “Thời thanh niên”, “Chiến tranh và hoà bình”, “Anna Karênina”, “Đức cha Xerghi”, v.v… Chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tình yêu nhân dân và niềm tự hào về đất nước Nga vĩ đại - là những tư tưởng tình cảm sâu sắc nhất, tráng lệ nhất thấm đẫm trang văn và cuộc đời của Lép Tônxtôi. M.Sôlôkhốp, nhà văn Nga được giải thưởng Nobel về văn chương đã viết: Lép Tônxtôi luôn sống trong văn học Nga và văn học thế giới như một đỉnh cao hùng vĩ không vươn tới được”. Phân tích đoạn văn “Hai tâm trạng” rút trong tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình” của Lép Tônxtôi “Hai tâm trạng” trích trong tập 2 bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình” của đại văn hào Lép Tônxtôi. Thời gian được nói đến trong đoạn văn là mùa xuân và mùa hè năm 1809, hơn 3 năm sau trận đánh đẫm máu Aoxteclit diễn ra, liên quân Áo - Nga bị Napôlêông đánh cho đại bại. Anđrây bị thương nặng, ước mơ dùng tài thao lược và lòng dũng cảm của mình chuyển thế trận bị tan vỡ, giấc mộng Tulông vỡ tan thành. Trở về nhà đúng lúc vợ chàng - nữ công tước Lida - sinh được đứa con trai rồi nàng chết. Con đường công danh…, bi kịch gia đình… đẩy Anđrây vào một cuộc khủng hoảng tinh thần ghê gớm. Từ đó, chẳng thiết gì đến công danh, sự nghiệp, chàng ở miết tại nông thôn, chăm lo công việc điền trang và cậu con trai bé bỏng, mồ côi mẹ. Mùa xuân năm 1809, Anđrây đi về Riada thăm các điền trang của vợ chàng để lại cho con trai. Lúc đi qua một khu rừng bạch dương, Anđrây chợt thấy một cây sồi bên đường. Chàng quý tộc nhìn khu rừng rồi lặng ngắm cây sồi già, xúc động, tâm tình với nó. Giữa những cây bạch dương mọc thành khóm rừng, mùa xuân đã làm cho chúng đổi thay: “đám bạch dương tươi cười”, khắp cánh rừng “dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ”. Chàng vô cùng ngạc nhiên trước hình ảnh một cây sồi già, nó to và cao “gấp đôi” mấy cây bạch dương, già “gấp mười lần” những cây bạch dương, Lép Tônxtôi gốc nó rất to “hai người ôm không xuể”. Như một kẻ tàn tạ, tang thương, cây sồi già có cành bị gẫy, vỏ thì “nứt nẻ… sứt sẹo”, cánh tay thì “to sù sì”, ngón tay thì “quều quào”… như “một con quái vật già nua, cau có”. Giữa rừng bạch dương, “chỉ có cây sồi là không chịu khuất phục cái phép nhiệm màu của mùa xuân…”. Xe đã đi qua, công tước Anđrây còn ngoái cổ nhìn lại cây sồi, nó vẫn “cau có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám hoa cỏ ấy”. Cây sồi già khác nào một “linh hồn chết”. Nhựa sống phải chăng đã cạn kiệt rồi đang đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” và “cau mặt với tang thương”. Như ta đã biết, Anđrây đang đứng trước bao nỗi buồn đau cuộc đời nên chàng quý tốc này đã nhìn, đã cảm nhận hình ảnh cây sồi qua tâm trạng mệt mỏi của mình? Cây sồi được nhân hóa. Cảnh vật thấm đượm màu sắc trữ tình buồn thương. Thật là kỳ diệu, Anđrây như đang xúc động lắng nghe tiếng nói thầm thì của cây sồi già: “Mùa xuân, tình yêu, hạnh phúc!... Vẫn chỉ là một sự dối trá mà thôi! Làm gì có mùa xuân, có ánh nắng, có hạnh phúc?...”. Rồi như bằnh linh nghiệm, cây sồi chua chát phủ định và giễu cợt đồng loại: “và ta không tin vào những niềm hy vọng và những sự dối trá của các ngươi”. Với cây sồi già, khi mà nhựa sống đã cạn kiệt, mùa xuân đến, nó vẫn chưa “thức tỉnh” trước “phép nhiệm màu” của mùa xuân! Lắng nghe cây sồi tâm tình thổ lộ, Anđrây đồng điệu với nó và trầm ngâm: “Phải, cây sồi ấy nói phải, một ngàn lần phải”. Nỗi đau của vết thương lòng tưởng đã nguôi đi sau một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)