Đoàn: STGT TL giáo dục môi trường
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
117
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT TL giáo dục môi trường thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Chương IV: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường tài nguyên và hệ sinh thái: a) Khái niệm về môi trường: - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật (môi trường sống) - Môi trường địa lý là một bộ phận của tự nhiên bao quanh xã hội loài người. Theo định nghĩa của UNESCO: Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống TN và hệ thống do con người tạo ra (các hệ sinh thái NN, CN, môi trường VH...), trong đó, con người sống và bằng lao động của mình, khai thác tài nguyên TN và nhân tạo, nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người. b) Tài nguyên thiên nhiên: Toàn bộ nguồn vật chất, năng lượng và thông tin có trên Trái Ðất và trong không gian vũ trụ được con người sử dụng, gọi là tài nguyên thiên nhiên. Phân loại tài nguyên thiên nhiên: -Tài nguyên không bị cạn kiệt: Gồm các nguồn năng lượng vũ trụ như: bức xạ MT, sức hút Trái Ðất, thuỷ triều, sóng gió... - Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt: + Nguồn tài nguyên không thể phục hồi: khoáng sản + Nguồn tài nguyên có thể phục hồi: Ðộng- thực vật +Tài nguyên quí hiếm c) Khái niệm về hệ sinh thái: - Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể của cùng một loài hoặc của những loài rất gần nhau, sống trong một khoảng không gian nhất định, khoảng không gian đó được gọi là sinh cảnh. - Các quần thể sinh vật khác nhau (thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm...) cùng sống trong một sinh cảnh tạo thành một quần xã. - Quần xã cùng với môi trường bao quanh thành một đơn vị thống nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau gọi là HST. - Như vậy, HST là một đơn vị TN bao gồm một tập hợp các yếu tố sống và không sống tác động qua lại với nhau, tạo nên một thế cân bằng ổn định. - Một HST hoàn chỉnh gồm 4 thành phần chủ yếu có chức năng như sau: + Môi trường (E) bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hoá học bao quanh SV. + Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh có khả năng tổng hợp được các chất VC thành các chất HC để tạo ra cơ thể của chúng (sinh vật tự dưỡng) + Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các chất HC do vật sản xuất tạo ra (sinh vật dị dưỡng) Trong các vật tiêu thụ lại phân ra: Vật tiêu thụ cấp 1 (C1) gồm các ÐV ăn TV; vật tiêu thụ cấp 2 (C2) bao gồm các ÐV ăn các vật tiêu thụ cấp 1, và cứ như thế ta sẽ có vật tiêu thụ cấp 3, cấp 4, cấp n tuỳ theo chuỗi thức ăn. + Vật phân huỷ (T) gồm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải để biến chất hữu cơ thành chất vô cơ. Sự hoạt động của các HST phụ thuộc vào các nguồn năng lượng, mà chủ yếu là năng lượng MT. Nhờ có nguồn năng lượng MT, trong các HST xuất hiện các hoạt động trao đổi năng lượng và vật chất cùng các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ðó là nguồn gốc cho mọi sự phát triển.
2. Sự trao đổi năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái: a) Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái: - Sự vận chuyển năng lượng trong HST: Một phần năng lượng MT, khi đến bề mặt Trái Ðất, được cây xanh hấp thụ trong quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cho cơ thể thực vật. Thực vật lại chuyển phần lớn năng lượng đó cho các động vật tiêu thụ cấp 1 dưới dạng thức ăn thực vật để tạo ra chất hữu cơ động vật, đồng thời một phần năng lượng đó bị tiêu hao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ thực vật do sinh vật hoại sinh. Các động vật ăn thực vật lại truyền năng lượng cho động vật ăn thịt cấp 2 (động vật ăn động vật ăn thực vật) để tạo ra cơ thể của chúng. Một phần năng lượng cũng bị tiêu hao trong quá trình sống của chúng (hô hấp, bài tiết...) Trong chuỗi trao đổi năng lượng nói trên, ở mỗi giai đoạn người ta thấy số năng lượng cứ bị hao hụt dần. Theo các tính toán, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng số năng lượng bị mất đi từ 80 - 90%, có nghĩa là chỉ còn 10 - 20% năng lượng được chuyển cho bậc sau. Ví dụ: nếu thực vật thu nhận năng lượng bức xạ bình quân 1500 kcal/ cm2/ngày thì tạo
1. Môi trường tài nguyên và hệ sinh thái: a) Khái niệm về môi trường: - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật (môi trường sống) - Môi trường địa lý là một bộ phận của tự nhiên bao quanh xã hội loài người. Theo định nghĩa của UNESCO: Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống TN và hệ thống do con người tạo ra (các hệ sinh thái NN, CN, môi trường VH...), trong đó, con người sống và bằng lao động của mình, khai thác tài nguyên TN và nhân tạo, nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người. b) Tài nguyên thiên nhiên: Toàn bộ nguồn vật chất, năng lượng và thông tin có trên Trái Ðất và trong không gian vũ trụ được con người sử dụng, gọi là tài nguyên thiên nhiên. Phân loại tài nguyên thiên nhiên: -Tài nguyên không bị cạn kiệt: Gồm các nguồn năng lượng vũ trụ như: bức xạ MT, sức hút Trái Ðất, thuỷ triều, sóng gió... - Nguồn tài nguyên bị cạn kiệt: + Nguồn tài nguyên không thể phục hồi: khoáng sản + Nguồn tài nguyên có thể phục hồi: Ðộng- thực vật +Tài nguyên quí hiếm c) Khái niệm về hệ sinh thái: - Quần thể sinh vật là một tập hợp các cá thể của cùng một loài hoặc của những loài rất gần nhau, sống trong một khoảng không gian nhất định, khoảng không gian đó được gọi là sinh cảnh. - Các quần thể sinh vật khác nhau (thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm...) cùng sống trong một sinh cảnh tạo thành một quần xã. - Quần xã cùng với môi trường bao quanh thành một đơn vị thống nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau gọi là HST. - Như vậy, HST là một đơn vị TN bao gồm một tập hợp các yếu tố sống và không sống tác động qua lại với nhau, tạo nên một thế cân bằng ổn định. - Một HST hoàn chỉnh gồm 4 thành phần chủ yếu có chức năng như sau: + Môi trường (E) bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hoá học bao quanh SV. + Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn và cây xanh có khả năng tổng hợp được các chất VC thành các chất HC để tạo ra cơ thể của chúng (sinh vật tự dưỡng) + Vật tiêu thụ (C) bao gồm các động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các chất HC do vật sản xuất tạo ra (sinh vật dị dưỡng) Trong các vật tiêu thụ lại phân ra: Vật tiêu thụ cấp 1 (C1) gồm các ÐV ăn TV; vật tiêu thụ cấp 2 (C2) bao gồm các ÐV ăn các vật tiêu thụ cấp 1, và cứ như thế ta sẽ có vật tiêu thụ cấp 3, cấp 4, cấp n tuỳ theo chuỗi thức ăn. + Vật phân huỷ (T) gồm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân giải để biến chất hữu cơ thành chất vô cơ. Sự hoạt động của các HST phụ thuộc vào các nguồn năng lượng, mà chủ yếu là năng lượng MT. Nhờ có nguồn năng lượng MT, trong các HST xuất hiện các hoạt động trao đổi năng lượng và vật chất cùng các mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ðó là nguồn gốc cho mọi sự phát triển.
2. Sự trao đổi năng lượng và vật chất trong hệ sinh thái: a) Sự trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái: - Sự vận chuyển năng lượng trong HST: Một phần năng lượng MT, khi đến bề mặt Trái Ðất, được cây xanh hấp thụ trong quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu cơ cho cơ thể thực vật. Thực vật lại chuyển phần lớn năng lượng đó cho các động vật tiêu thụ cấp 1 dưới dạng thức ăn thực vật để tạo ra chất hữu cơ động vật, đồng thời một phần năng lượng đó bị tiêu hao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ thực vật do sinh vật hoại sinh. Các động vật ăn thực vật lại truyền năng lượng cho động vật ăn thịt cấp 2 (động vật ăn động vật ăn thực vật) để tạo ra cơ thể của chúng. Một phần năng lượng cũng bị tiêu hao trong quá trình sống của chúng (hô hấp, bài tiết...) Trong chuỗi trao đổi năng lượng nói trên, ở mỗi giai đoạn người ta thấy số năng lượng cứ bị hao hụt dần. Theo các tính toán, cứ qua mỗi bậc dinh dưỡng số năng lượng bị mất đi từ 80 - 90%, có nghĩa là chỉ còn 10 - 20% năng lượng được chuyển cho bậc sau. Ví dụ: nếu thực vật thu nhận năng lượng bức xạ bình quân 1500 kcal/ cm2/ngày thì tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)