Đoàn: STGT Tài phán hành chính ở một số nước trên TG.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT Tài phán hành chính ở một số nước trên TG. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
( Nguồn:http://www.hanhchinh.com.vn/forum/showthread.php?t=12059&s=4209face4b8a204a24dfbfc872dc741a ).
Luật gia ĐINH VĂN MINH
Thanh tra Nhà nước
Tài phán hành chính và Toà án hành chính là vấn đề còn mới đối với chúng ta hiện nay. Thiết lập hệ thống các cơ quan tài phán hành chính đặt ra nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn cần nghiên cứu. Điều đó đòi hỏi phải tính đến kinh nghiệm của các nước có nền tài phán hành chính phát triển, vận dụng những tri thức đó một cách khoa học, hợp lý vào các điều kiện cụ thể và đặc thù của Việt Nam là việc làm cần thiết. Xuất phát từ quan điểm đó, trong bài viết này, chủ yếu tập trung trình bày sự hình thành và phát triển của hệ thống tài phán hành chính khác nhau trên thế giới và những lý giải về nó qua các giai đoạn phát triển của nền tài phán hành chính ở một số nước điển hình. A. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Để có thể tiếp cận với vấn đề này, chúng ta lần lượt khảo sát sự hình thành và phát triển của các hệ thống tài phán hành chính khác nhau trên thế giới và lý giải về nó qua các giai đoạn lịch sử nền tài phán hành chính ở một số nước điển hình. I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUAN ĐIỂM VỀ CƠ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở CỘNG HOÀ PHÁP. Có thể nói, Cộng hoà Pháp là nước có một lịch sử khá lâu đời trong việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính, từ gần 200 năm nay. Xuất phát từ quan điểm độc đáo về sự phân chia quyền lực, dưới chế độ cũ, các Đại pháp viện, một loại cơ quan toà án cao cấp có tính thẩm quyền xét xử các vụ án, kể các việc xem xét tính hợp pháp của các hành vi của cơ quan quản lý. Các Thẩm phán của Đại pháp viện can thiệp sâu vào hoạt động quản lý. Cơ quan quản lý nhiều khi bị tê liệt và hạn chế vì sự can thiệp này, đặc biệt là đối với những dự kiến cải cách. Những người cách mạng phản đối cơ chế này vì họ coi như vậy là vi phạm nguyên tắc phân chia quyền lực tư pháp đã vượt ra khỏi phạm vi của mình và lấn sang quyền hành pháp. Quan điểm này được các nhà lập pháp ủng hộ, Đạo luật 16.24 tháng 8/1790, Điều 13 ghi rõ: “Chức năng xét xử là riêng biệt và tồn tại tách rời với chức năng quản lý hành chính. Các Toà án không thể làm rối loạn bất cứ hoạt động nào của cơ quan quản lý vì lý do công vụ của họ”. Sắc lệnh ngày 16 tháng Hoa quả năm thứ tám nhấn mạnh: “Cấm các Toà án phán xử các văn bản hành chính trong bất cứ lĩnh vực nào”. Từ đó, các Đại pháp viện không có thẩm quyền xét xử các hành vi hành chính mà việc này thuộc về các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, việc trao quyền xét xử các tranh chấp hành chính cho chính bản thân cơ quan hành chính lại dẫn đến một hậu quả đương nhiên là làm lẫn lộn chức năng hành chính và chức năng tài phán do có hai điểm hạn chế rõ ràng: Điểm thứ nhất, các nhà hành chính nhiều khi không phải là các luật gia, vì thế phán quyết của họ không phải lúc nào cũng chính xác về phương diện pháp lý. Điểm thứ nhất, quan trọng hơn là cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người xử kiện, vừa là thẩm phán vừa là đương sự, họ là người có quyền phán xét hành vi của chính mình hoặc cấp dưới. Như vậy, rõ ràng không thể bảo đảm tính công bằng và vô tư trong quá trình giải quyết vụ kiện. Thể thức giải quyết này, mà người ta thường gọi là “Bộ trưởng - Quan toà” bị phê phán rất nhiều. Để khắc phục tình trạng bất hợp lý đó, người ta đưa ra một nguyên tắc quan trọng của nền hành chính Pháp, đó là nguyên tắc phân chia hành chính quản lý và hành chính tài phán với lý lẽ: nền hành chính quốc gia là thống nhất gồm hai hoạt động: - Hành chính quản lý (hay hành chỉnh điều hành) là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Hành chính tài phán là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các hành vi hành chính (tức là hành chính điều hành) thông qua việc giải quyết các khiếu kiện của người dân khi họ phản đối quyết định của cơ quan hành chính vì cho rằng quyết định đó trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc cản trở việc thực hiện các quyền và lợi ích của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Hai mặt hành chính này, nhìn bề ngoài có vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)