Đoàn: STGT Luật bầu cử HDND các cấp
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
85
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT Luật bầu cử HDND các cấp thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 11/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003
VỀ TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Điều 2
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Điều 3
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
Điều 4
1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
A) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
B) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
C) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.
Điều 5
Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của Hội đồng nhân dân.
Điều 6
1. Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
2. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm việc cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khoá mới.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Điều 7
Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 11/2003/QH11 NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2003
VỀ TỔ CHỨC
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Điều 2
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở.
Điều 3
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương.
Điều 4
1. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
A) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
B) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
C) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
2. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định.
Điều 5
Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các Ban của Hội đồng nhân dân.
Điều 6
1. Nhiệm kỳ mỗi khoá của Hội đồng nhân dân các cấp là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá sau.
2. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm việc cho đến khi Hội đồng nhân dân khoá mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khoá mới.
3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Điều 7
Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)