Đoàn: STGT khái lược về triết học( P1.2.1- CNDVBC)

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 91

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT khái lược về triết học( P1.2.1- CNDVBC) thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

Khái lược về triết học( P1.2.1).

CHƯƠNG IV
 MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

[Ch1]
[Ch2]
[Ch3]
[Ch4]
[Ch5]
[Ch6]
[Ch7]
[Ch8]
[Ch9]
[Ch10]
[Ch11]
[Ch12]
[Ch13]
[Ch14]





MỤC ĐÍCH
- Giới thiệu tổng quát một số nội dung cơ bản thuộc các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nhằm hoàn thiện kiến thức về lịch sử triết học phương Tây, đồng thời góp phần tạo lập sự tham chiếu các hệ tư tưởng triết học của thế giới đương đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng hóa đời sống tư tưởng hiện nay trên thế giới.
 
YÊU CẦU
- Nhận thức được điều kiện ra đời các trào lưu triết học phương Tây hiện đại, hiểu được một số nội dung cốt lõi của các trào lưu triết học phương Tây hiện đại.
- Đánh giá được một số giá trị và hạn chế của các trào lưu cơ bản trong triết học phương Tây hiện đại.
 
I. CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG (POSITIVISM):
II. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (EXISTENTIALISM):
III. CHỦ NGHĨA FREUD (FREUDISM):
IV. CHỦ NGHĨA THOMAS MỚI (NEO-THOMISM):
V. CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG (PRAGMATISM):
 
 
 


MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI


[Chương 4]
[Ch4.I]
[Ch4.II]
[Ch4.III]
[Ch4.IV]
[Ch4.V]







Từ đầu thế kỷ XX, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, triết học phương Tây  hiện  đại  không  ngừng  phân  hóa  thành  nhiều  trường phái, nhưng  xoay  quanh  hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý.
Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, thần học và chủ nghĩa kinh viện. Trong cuộc đấu tranh của  giai  cấp  tư  sản  nhằm  xác  lập  và  phát  triển  chủ  nghĩa  tư  bản,  chống  chuyên  chế phong kiến thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ.
Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại "tự do, bình đẳng, bác ái". Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần, khủng hoảng sinh thái, khủng hoảng nhân cách ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hóa toàn diện và nặng nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản. Trào lưu duy khoa học và trào lưu nhân bản phi duy lý dường như là đối lập nhau, nhưng trên thực tế lại bổ sung cho nhau, vì chúng đều đều phản ánh những mâu thuẫn cơ bản trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại.
 
   I. CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG (POSITIVISM):
Các triết gia thuộc trào lưu chủ nghĩa duy khoa học chủ trương xây dựng triết học theo mô hình "các khoa học thực chứng". Theo họ, triết học không nên nghiên cứu những vấn đề như bản chất của sự vật, các quy luật chung của thế giới, v.v. mà đi tìm phương pháp khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu triết học.
Trong các trường phái theo chủ nghĩa duy khoa học, trường phái có ảnh hưởng lớn và lâu nhất là chủ nghĩa thực chứng.
Các nhà triết học thực chứng cho rằng, chỉ có các hiện tượng hoặc sự kiện, mới là "cái thực chứng", do đó họ không thừa nhận bất cứ cái gì ngoài hiện tượng, không thừa nhận bản chất của sự vật, họ muốn lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết học, muốn loại trừ vấn đề thế giới quan ra khỏi  triết  học truyền thống. Ôguýt Côngtơ cho rằng, triết học phải lấy các sự vật "thực chứng", "xác thực" làm căn cứ.

 
Chủ nghĩa thực chứng ra đời từ thế kỷ XIX. Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên ở thế kỷ XX, nhất là sự ra đời hình học phi Ơclít, thuyết tương đối, cơ học lượng tử, phương thức tư duy truyền thống đã bị tác động rất mạnh. Các phương pháp toán học, phương pháp lôgíc toán trở thành phương pháp đặc biệt quan trọng trong khoa học tự nhiên. Tuyệt đối hóa điều đó, một số nhà triết học đã cho rằng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)