Đoàn: STGT Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
110
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển ( sưu tầm).
60 năm Quân đội Nhân dân VN - Đường mòn trên biển đông (+) (kỳ 1)-
nguồn: http://vietbao.vn/Phong-su/Su-tich-dao-Phan-Vinh/40061215/263/
I- Xác minh một truyền thuyết
60 năm Quân đội Nhân dân VN - Đường mòn trên biển đông (+) (kỳ 1):
Một trong những tàu chở hàng của lữ đoàn 125 đang trên đường chuyển hàng bị phía địch chụp từ trên máy bay - Ảnh tư liệu của đại tá Nguyễn Tư Đương
Chúng ta đang đi tìm một con đường. Con đường ư? Trên trái đất này ai đếm hết được những con đường. Hàng ức, hàng triệu, hàng tỉ. Một nhà văn lớn, cũng là nhà tư tưởng lớn có nói: “Người đi trên mặt đất thì thành đường”.
Rất đúng! Nhưng còn người đi trên biển, trên mặt nước xanh phẳng lì đang trải ra trước mắt kia? Biển không để lại dấu vết, không để lại đường mòn. Biển xóa tất cả. Chỉ còn lại mặt nước mênh mông, phẳng lì, bí mật, câm lặng. Mãi mãi câm lặng.
Còn không dấu vết một con đường?
Câu chuyện của chúng ta hôm nay là câu chuyện về một con đường như thế, ngày xưa hoàn toàn câm lặng, hôm nay vẫn còn câm lặng, và rồi chắc sẽ mãi mãi ngày càng chìm sâu vào câm lặng, đến vĩnh hằng, ngày càng chìm sâu vào phẳng lì của biển và phẳng lì của thời gian nếu chúng ta không đánh thức nó dậy, không cố cùng nhau lần tìm ra nó trong thăm thẳm của biển, của thời gian và của ký ức biết ơn.
Con đường ấy là như vậy đó, con đường bí mật xuyên biển Đông vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam thời chiến tranh chống Mỹ.
Chúng ta bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm của mình giữa cuộc sống hôm nay bộn bề, tấp nập, ngổn ngang... Và cũng phải nói trước điều này: những cái mốc để chúng ta có thể bấu víu vào đấy mà đi tìm, lần ra sự tích cũ chẳng còn bao nhiêu cả. Tư liệu, chứng cứ cũ hầu như chẳng còn gì đáng kể. Chúng đã chìm sâu trong câm lặng của mặt nước không biết nói.
Tài liệu lưu trữ trong các kho bảo mật hoặc đã mục nát, hoặc đã thất lạc gần hết. Những chiếc tàu xưa chẳng còn. Nghe nói ở đâu đó trong một vàm rạch hoang vắng tận cuối mũi Cà Mau còn xác một con tàu, may mà chưa bị bán làm sắt vụn, nhưng cũng đang tan thành gỉ nát vì thời gian và nước mặn...
Còn những con người? Người đã hi sinh, mãi mãi vùi thân trong biển sâu. Người đã qua đời sau chiến tranh vì già yếu, vì những di chứng của chiến tranh. Những người còn lại thì đang tản mác khắp đất nước, trong những xóm làng, những kênh rạch hẻo lánh đâu đó. Họ vốn vô danh. Hôm qua vô danh vì sự khắc nghiệt của nhiệm vụ. Hôm nay vô danh trong ồn ào cuộc sống đua chen.
Ta đi tìm chính những con người ấy.
Là ai? Ta chưa biết.
Trong tay chúng ta lúc này chỉ có mỗi một tài liệu nhỏ: tập phác thảo lịch sử Lữ đoàn Hải quân 125, chắc là được viết khá vội và quả thật còn khá thô sơ.
Đây là chứng cứ đầu tiên về thiên huyền thoại một thời. Dấu vết đầu tiên về một huyền thoại có thật, được ghi lại trên những trang giấy ố vàng. Một tập sách khổ rộng, không dày, giấy xấu, in roneo. Có trang còn chen cả chữ viết tay, mực tím đã phai mờ: hẳn có ai đó đã sửa chữa, bổ sung. Ngay từ những trang đầu tiên ta gặp một con số: năm 1959, và một tên người: đồng chí Võ Bẩm.
Năm 1959: đó là một con số không thể quên. Một cái mốc lịch sử: miền Nam đứng dậy. Và cuộc chiến tranh bắt đầu. Vì sự sống còn của dân tộc. Và miền Nam gọi.
Có ai ngày ấy không nghe thấy tiếng gọi đó, của máu, của nước mắt, của ý chí tự do, độc lập và thống nhất. Của Chợ Được, của Vĩnh Trinh, của Hướng Điền, của Trà Bồng, của Bến Tre...
Miền Nam gọi súng. Miền Nam đòi súng.
Con đường xẻ dọc biển Đông
Có thể tìm được đồng chí Võ Bẩm hôm nay tại căn nhà số 25 Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Đó là một cụ già tóc đã bạc phơ, nhưng vẫn còn rất rõ dáng nét của một con người đậm chắc, quắc thước. Vầng trán rộng, cương nghị. Cặp mắt tinh anh và trầm tĩnh. Hao hao cái dáng vẻ những người chiến sĩ khởi nghĩa thời Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
Một buổi chiều
60 năm Quân đội Nhân dân VN - Đường mòn trên biển đông (+) (kỳ 1)-
nguồn: http://vietbao.vn/Phong-su/Su-tich-dao-Phan-Vinh/40061215/263/
I- Xác minh một truyền thuyết
60 năm Quân đội Nhân dân VN - Đường mòn trên biển đông (+) (kỳ 1):
Một trong những tàu chở hàng của lữ đoàn 125 đang trên đường chuyển hàng bị phía địch chụp từ trên máy bay - Ảnh tư liệu của đại tá Nguyễn Tư Đương
Chúng ta đang đi tìm một con đường. Con đường ư? Trên trái đất này ai đếm hết được những con đường. Hàng ức, hàng triệu, hàng tỉ. Một nhà văn lớn, cũng là nhà tư tưởng lớn có nói: “Người đi trên mặt đất thì thành đường”.
Rất đúng! Nhưng còn người đi trên biển, trên mặt nước xanh phẳng lì đang trải ra trước mắt kia? Biển không để lại dấu vết, không để lại đường mòn. Biển xóa tất cả. Chỉ còn lại mặt nước mênh mông, phẳng lì, bí mật, câm lặng. Mãi mãi câm lặng.
Còn không dấu vết một con đường?
Câu chuyện của chúng ta hôm nay là câu chuyện về một con đường như thế, ngày xưa hoàn toàn câm lặng, hôm nay vẫn còn câm lặng, và rồi chắc sẽ mãi mãi ngày càng chìm sâu vào câm lặng, đến vĩnh hằng, ngày càng chìm sâu vào phẳng lì của biển và phẳng lì của thời gian nếu chúng ta không đánh thức nó dậy, không cố cùng nhau lần tìm ra nó trong thăm thẳm của biển, của thời gian và của ký ức biết ơn.
Con đường ấy là như vậy đó, con đường bí mật xuyên biển Đông vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam thời chiến tranh chống Mỹ.
Chúng ta bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm của mình giữa cuộc sống hôm nay bộn bề, tấp nập, ngổn ngang... Và cũng phải nói trước điều này: những cái mốc để chúng ta có thể bấu víu vào đấy mà đi tìm, lần ra sự tích cũ chẳng còn bao nhiêu cả. Tư liệu, chứng cứ cũ hầu như chẳng còn gì đáng kể. Chúng đã chìm sâu trong câm lặng của mặt nước không biết nói.
Tài liệu lưu trữ trong các kho bảo mật hoặc đã mục nát, hoặc đã thất lạc gần hết. Những chiếc tàu xưa chẳng còn. Nghe nói ở đâu đó trong một vàm rạch hoang vắng tận cuối mũi Cà Mau còn xác một con tàu, may mà chưa bị bán làm sắt vụn, nhưng cũng đang tan thành gỉ nát vì thời gian và nước mặn...
Còn những con người? Người đã hi sinh, mãi mãi vùi thân trong biển sâu. Người đã qua đời sau chiến tranh vì già yếu, vì những di chứng của chiến tranh. Những người còn lại thì đang tản mác khắp đất nước, trong những xóm làng, những kênh rạch hẻo lánh đâu đó. Họ vốn vô danh. Hôm qua vô danh vì sự khắc nghiệt của nhiệm vụ. Hôm nay vô danh trong ồn ào cuộc sống đua chen.
Ta đi tìm chính những con người ấy.
Là ai? Ta chưa biết.
Trong tay chúng ta lúc này chỉ có mỗi một tài liệu nhỏ: tập phác thảo lịch sử Lữ đoàn Hải quân 125, chắc là được viết khá vội và quả thật còn khá thô sơ.
Đây là chứng cứ đầu tiên về thiên huyền thoại một thời. Dấu vết đầu tiên về một huyền thoại có thật, được ghi lại trên những trang giấy ố vàng. Một tập sách khổ rộng, không dày, giấy xấu, in roneo. Có trang còn chen cả chữ viết tay, mực tím đã phai mờ: hẳn có ai đó đã sửa chữa, bổ sung. Ngay từ những trang đầu tiên ta gặp một con số: năm 1959, và một tên người: đồng chí Võ Bẩm.
Năm 1959: đó là một con số không thể quên. Một cái mốc lịch sử: miền Nam đứng dậy. Và cuộc chiến tranh bắt đầu. Vì sự sống còn của dân tộc. Và miền Nam gọi.
Có ai ngày ấy không nghe thấy tiếng gọi đó, của máu, của nước mắt, của ý chí tự do, độc lập và thống nhất. Của Chợ Được, của Vĩnh Trinh, của Hướng Điền, của Trà Bồng, của Bến Tre...
Miền Nam gọi súng. Miền Nam đòi súng.
Con đường xẻ dọc biển Đông
Có thể tìm được đồng chí Võ Bẩm hôm nay tại căn nhà số 25 Phan Đình Phùng, Hà Nội.
Đó là một cụ già tóc đã bạc phơ, nhưng vẫn còn rất rõ dáng nét của một con người đậm chắc, quắc thước. Vầng trán rộng, cương nghị. Cặp mắt tinh anh và trầm tĩnh. Hao hao cái dáng vẻ những người chiến sĩ khởi nghĩa thời Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám.
Một buổi chiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)