Đoàn: STGT GT về phát triển bền vững
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
141
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT GT về phát triển bền vững thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
BÁO CÁO HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 1
ĐỀ BÀI
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp: 08SDL
Phần mở đầu
Từ hơn một thế kỉ qua trên thế giới luôn nhắc tới cụm từ “phát triển bền vững” (PTBV). PTBV đã trở thành mục tiêu cụ thể mà mọi ngành kinh tế, mọi quốc gia khu vực đều muốn hướng tới. Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Vì vậy PTBV đã và đang là một vấn đề mang tính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Phần nội dung
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Vì vậy cho đến nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa khác nhau.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững: nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Cho đến nay tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng hầu hết đều công nhận phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Hay chính là thực hiện mục tiêu Môi trường bền vững- Kinh tế bền vững- Xã hội bền vững.
Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không được tái tạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số các sự kiện tạo nên động thái mới trên thế giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăng khác biệt xã hội". Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con người.
Sự bùng nổ về kinh tế cũng đã dẫn tới tình hình suy thoái môi trường ở mỗi quốc gia và đặc biệt đáng lo ngại đã gây ra những vấn đề môi trường mang tính toàn cầu không những chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới mọi quốc gia trên hành tinh chúng ta; Không những ảnh hưởng tới thế hệ ngày nay mà còn ảnh hưởng tới thế hệ trong tương lai.
PTBV đều xoay quanh 3 thành tố chính đó là : Môi trường - Kinh tế - Xã hội.
- Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Hãy chung sức bảo vệ môi trường.
- Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Sự cân bằng của 3 khía cạnh
- Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.
Kết hợp với nhau để phát triển
Phát triển bền vững là một học thuyết mới về phát triển của loài người trên trái đất. Để phát triển bền vững các nhà khoa học các tổ chức kinh tế thế giới đã tìm ra những mô hình phát triển bền vững khác nhau.
4.1. Mô hình của Jacobs và Sadlera
Theo hai nhà khoa học này phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ yếu: Hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên), hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và hệ phân phối sản phẩm), hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội)
Mô hình phát triển bền vững
4.2. Mô hình của WECD (hội đồng về môi trường và PTBV thế giới)
Trong mô hình này người ta phân tích phát triển bền vững trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội
Sơ đồ
4.3. Mô hình của Villen 1990
Trình bày các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế - sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
- Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
- Nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
6.1. Về kinh tế
Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường.
Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.
Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối.
Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp
6.2. Về xã hội – nhân văn
Ổn định dân số
Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị
Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa
Nâng cao học vấn, xóa mù chữ
Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới
Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
6.3 Về tự nhiên-môi trường
Sử dụng có hiệu quả các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo
Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
Bảo vệ đa dạng sinh học
Bảo vệ tầng ozon
Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ. Với nội dung tổng quát là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Ở nước ta quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức sớm, thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ đại hội VII, đảng ta đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 nhấn mạnh: “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 thông qua đại hội IX khẳng định: “phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Như vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế.
Kết luận
Như vậy với tất cả những nội dung trình bày ở trên đã cho ta thấy một cách nhìn đầy đủ và toàn diện về xu thế phát triển bền vững. Vì có những tác dụng rất lớn nên nó đã và đang trở thành xu thế phát triển chung không chỉ ở mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
BÁO CÁO HỌC PHẦN
ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 1
ĐỀ BÀI
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp: 08SDL
Phần mở đầu
Từ hơn một thế kỉ qua trên thế giới luôn nhắc tới cụm từ “phát triển bền vững” (PTBV). PTBV đã trở thành mục tiêu cụ thể mà mọi ngành kinh tế, mọi quốc gia khu vực đều muốn hướng tới. Mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó. Vì vậy PTBV đã và đang là một vấn đề mang tính toàn cầu trong giai đoạn hiện nay.
Phần nội dung
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Vì vậy cho đến nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa khác nhau.
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”.
Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững: nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Cho đến nay tuy có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng hầu hết đều công nhận phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng cường kinh tế với các mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường. Hay chính là thực hiện mục tiêu Môi trường bền vững- Kinh tế bền vững- Xã hội bền vững.
Sau đại chiến thế giới II, chủ nghĩa tư bản tự do phát triển mạnh ở các quốc gia phương Tây, với chiến lược khai thác nhanh nguồn tài nguyên không được tái tạo, nhằm có được khoản lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn nhất, sự gia tăng dân số, đặc biệt tại các nước thuộc thế giới thứ III đã tiêu thụ nguồn năng lượng lớn chưa kịp tái tạo. Đây là hai trong số các sự kiện tạo nên động thái mới trên thế giới đương đại: "Khủng hoảng môi trường tự nhiên, đói nghèo, và gia tăng khác biệt xã hội". Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi của con người.
Sự bùng nổ về kinh tế cũng đã dẫn tới tình hình suy thoái môi trường ở mỗi quốc gia và đặc biệt đáng lo ngại đã gây ra những vấn đề môi trường mang tính toàn cầu không những chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới mọi quốc gia trên hành tinh chúng ta; Không những ảnh hưởng tới thế hệ ngày nay mà còn ảnh hưởng tới thế hệ trong tương lai.
PTBV đều xoay quanh 3 thành tố chính đó là : Môi trường - Kinh tế - Xã hội.
- Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất.
Hãy chung sức bảo vệ môi trường.
- Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
Sự cân bằng của 3 khía cạnh
- Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng.
Kết hợp với nhau để phát triển
Phát triển bền vững là một học thuyết mới về phát triển của loài người trên trái đất. Để phát triển bền vững các nhà khoa học các tổ chức kinh tế thế giới đã tìm ra những mô hình phát triển bền vững khác nhau.
4.1. Mô hình của Jacobs và Sadlera
Theo hai nhà khoa học này phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống chủ yếu: Hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên), hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và hệ phân phối sản phẩm), hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội)
Mô hình phát triển bền vững
4.2. Mô hình của WECD (hội đồng về môi trường và PTBV thế giới)
Trong mô hình này người ta phân tích phát triển bền vững trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội
Sơ đồ
4.3. Mô hình của Villen 1990
Trình bày các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế - sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
- Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân
- Nguyên tắc phòng ngừa
Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
6.1. Về kinh tế
Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.
Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường.
Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.
Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối.
Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp
6.2. Về xã hội – nhân văn
Ổn định dân số
Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị
Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa
Nâng cao học vấn, xóa mù chữ
Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới
Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
6.3 Về tự nhiên-môi trường
Sử dụng có hiệu quả các tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo
Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
Bảo vệ đa dạng sinh học
Bảo vệ tầng ozon
Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ. Với nội dung tổng quát là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Ở nước ta quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức sớm, thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ đại hội VII, đảng ta đã xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 nhấn mạnh: “tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 thông qua đại hội IX khẳng định: “phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Như vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế.
Kết luận
Như vậy với tất cả những nội dung trình bày ở trên đã cho ta thấy một cách nhìn đầy đủ và toàn diện về xu thế phát triển bền vững. Vì có những tác dụng rất lớn nên nó đã và đang trở thành xu thế phát triển chung không chỉ ở mỗi quốc gia mà trên toàn thế giới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)