Đoàn: STGT Địa lý kinh tế xã hội

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 98

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT Địa lý kinh tế xã hội thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

2.1. Địa lí nông nghiệp
Theo truyền thống, nông nghiệp bao gồm hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong mỗi một ngành lại chia ra nhiều phân ngành. Chẳng hạn, các phân ngành cây lương thực, cây công nghiệp... trong trồng trọt, hay chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn, cừu, dê) và gia cầm trong chăn nuôi.
2.1.1. Địa lí ngành trồng trọt
a) Vai trò
Trồng trọt là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp nhằm khai thác và sử dụng đất đai để tạo ra các sản phẩm thực vật. Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
b) Trung tâm phát sinh cây trồng
Cây trồng ngày nay do con người thuần hoá, chọn lọc và cải tạo từ cây hoang dại mà có. Lịch sử cây trồng gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.500 loài cây trồng.
Trên cơ sở xác lập mối quan hệ giữa cây trồng với các loài hoang dại cũng như nghiên cứu các tài liệu lịch sử và khảo cổ học, đến nay người ta đã xác định 10 trung tâm phát sinh cây trồng. Trong số này có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ, Tây Xu Đăng, Ấn Độ, Êtiôpia, Đông Nam Á), 2 trung tâm nằm trong vòng đai cận nhiệt (Địa Trung Hải và Tây Á), 2 trung tầm nằm ở vòng đai cận nhiệt và một phần ở vòng đai ôn đới (Trung Quốc và Trung Á).
Bảng I.1. Mười trung tâm phát sinh cây trồng trên thế giới (theo N.I.Vavilốp)
STT
Trung tâm
Các cây trồng chính

1
Trung Mỹ
Ngô, ca cao, hướng dương, khoai lang...

2
Nam Mỹ
Khoai tây, thuốc lá, lạc, cao su, côca...

3
Tây Xu Đăng
Cọ dầu, họ đậu...

4
Êtiôpi
Cà phê, vừng, lúa miến

5
ấn Độ
Cây lúa, mía, cam, chanh, quít, hồ tiêu

6
Đông Nam Á
Cây lúa, chuối, mít, mía, dừa, chè

7
Địa Trung Hải
Cây thức ăn gia súc (yến mạch), rau (củ cải, bắp cải...), ô liu

8
Tây Á
Lúa mì, lúa mạch

9
Trung Quốc
Cây thực phẩm (cải thìa, cải cúc...), cây ăn quả (lê, táo...)

10
Trung Á
Lúa mì, nho, táo, đậu xanh

  
c) Phân loại cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng. Để phân loại, người ta đã dựa vào một số dấu hiệu nhất định. Dựa vào điều kiện sinh thái, cây trồng được chia thành 4 nhóm: cây trồng xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Dựa vào thời gian sinh trưởng và phát triển có nhóm cây trồng ngắn ngày và dài ngày, hay nhóm cây trồng lâu năm và hàng năm. Dựa vào giá trị sử dụng kinh tế, cách phân loại quan trọng và phổ biến nhất, cây trồng được phân chia thành các nhóm:
- Nhóm cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn...);
- Nhóm cây thực phẩm (rau, đậu, cây ăn quả);
- Nhóm cây công nghiệp (cây lấy đường, cây lấy dầu, cây lấy nhựa, cây lấy chất kích thích, cây lấy sợi, cây lấy tinh dầu, cây làm thuốc);
- Nhóm cây làm thức ăn cho gia súc (cỏ Ghinê, cỏ voi, cỏ Pangalô, cỏ Xu Đăng...);
- Nhóm cây lấy gỗ (xoan, bạch đàn, thông, tếch, sồi...);
- Nhóm cây cảnh, cây hoa (uất kim cương, trắc bách diệp, vạn tuế, phong lan, hoa hồng...).
d) Địa lí một số cây trồng quan trọng trên thế giới  
Địa lí cây lương thực
Khái quát chung
- Cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột cho người và gia súc; cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (rượu, bia, bánh, kẹo...) và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), các loại lương thực truyền thống chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trên thế giới bao gồm 5 loại: lúa gạo (Rice), lúa mì (Wheat), ngô (Maize), kê (Sorghum), lúa mạch (Barly). Năm loại lương thực có hạt này gọi chung là ngũ cốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)