Đoàn: STGT Các Mác- TT, tập 3
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
128
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: STGT Các Mác- TT, tập 3 thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
HỘI ĐỒNG XUẤT BẢN TOÀN TẬP C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN
GS. Nguyễn Đức Bình
Uỷ viên Bộ chính trị Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng
GS.Đặng Xuân Kỳ
Uỷ viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Phó chủ tịch (thường trực) Hội đồng.
GS.PTS. Trần Ngọc Hiên
Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, uỷ viên
PGS. Hà Học Hợi
Phó trưởng ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, uỷ viên
GS.PTS. Phạm Xuân Nam
Phó giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, uỷ viên
GS. Trần Nhâm
Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản chính trị quốc gia, uỷ viên
GS. Trần Xuân Trường
Trung tướng, Viện trưởng Học viện chính trị - quân sự, uỷ viên
C.MÁC
VÀ
PH.ĂNG-GHEN
TOÀN TẬP
TẬP 3
(1845-1847)
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
SỰ THẬT
HÀ NỘI - 1995
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tập 3 của bộ Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen gồm "Luận cương về Phoi-ơ-bắc" của C.Mác viết vào mùa xuân năm 1845, "Hệ tư tưởng Đức" - một tác phẩm lớn của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, do hai ông cùng viết vào những năm 1845 - 1846 và tác phẩm của Ph. Ăng-ghen "Những người thuộc phái "chủ nghĩa xã hội chân chính"" viết trong thời gian tháng Giêng - tháng Tư 1847 và là phần kế tục trực tiếp của cuốn "Hệ tư tưởng Đức".
Đây là những tác phẩm của hai nhà kinh điển viết trong thời kỳ hình thành chủ nghĩa cộng sản khoa học; chúng cấu thành một giai đoạn quan trọng trong sự hình thành những cơ sở triết học, lý luận của đảng mác-xít. Những tác phẩm này được viết ngay sát trước những tác phẩm hoàn toàn trưởng thành đầu tiên của C.Mác và Ph. Ăng-ghen.
Tập này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập C.Mác và Ph. Ăng-ghen, tập 3 do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên Xô xuất bản tại Mát-xcơ-va năm 1955. Ngoài phần chính văn, chúng tôi còn in kèm theo phần chú thích và các bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin Liên Xô (trước đây) biên soạn để bạn đọc tham khảo.
Đồng thời với việc xuất bản Toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen, chúng tôi sẽ tổ chức biên soạn sách giới thiệu nội dung mỗi tập và các tư tưởng cơ bản trong các tác phẩm chính của hai nhà kinh điển.
Tháng 6-1995
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
C.MÁC
LUẬN CƯƠNGVỀ PHOI-Ơ-BẮC1
1
Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan. Thành thử mặt năng động đuợc chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được. Phoi-ơ-bắc muốn xem xét những khách thể cảm giác được, thực sự khác biệt với những khách thể của tư tưởng, nhưng ông không xem xét bản thân hoạt động của con người, như là hoạt động khách quan. Bởi thế, trong "Bản chất đạo Cơ Đốc", ông chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi. Vì vậy, ông không hiểu được ý nghĩa của hoạt động "cách mạng", của hoạt động "thực tiễn - phê phán".
2
Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chânlý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)