Đoàn: ST Nhập môn lịch sử triết học
Chia sẻ bởi Trần Việt Thao |
Ngày 11/05/2019 |
95
Chia sẻ tài liệu: Đoàn: ST Nhập môn lịch sử triết học thuộc Giáo dục đặc biệt
Nội dung tài liệu:
NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
[Phần 1]
( Nguồn: http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=43:nhp-mon-lch-s-trit-hc-1&Itemid=5 ).
V. V. Xôcôlốp
Triethoc: “Nhập môn lịch sử triết học”của V.V.Xôcôlốp đã được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trong cuốn sách này, V.V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới về triết học với tư cách lịch sử triết học. Không chỉ thế, trong cuốn sách này, ông còn đưa ra quan điểm coi lịch sử triết học như là triết học trong quá trình phát triển lịch sử của nó và nhiều tư tưởng độc đáo liên quan đến tính đặc thù của tri thức triết học, đến nhận thức triết học và lịch sử của nó. (Lời giới thiệu của Tạp chí Triết học)
THẾ GIỚI QUAN VÀ TRIẾT HỌC
VỚI TƯ CÁCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG CHUNG NHẤT CỦA VĂN HÓA TINH THẦN
Triết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt triết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học. Tính đa nghĩa của phần lớn các khái niệm ấy luôn gây khó cho sự hiểu biết về nội dung của chúng, về mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và giiữa chúng với các khái niệm triết học khác, cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người. Phương pháp quan trọng nhất, nếu không nói đó là phương pháp cơ bản về hiệu quả của việc nghiên cứu các khái niệm triết học, chính là việc nghiên cứu lịch sử triết học từ khi nó mới phát sinh. Một khoa học càng chính xác bao nhiêu và thêm nữa, nó lại được toán học hóa, thì đòi hỏi phải tìm hiểu sự phát triển trước đó của nó càng nhẹ hơn. Ngược lại, việc nghiên cứu các khoa học xã hội - nhân văn lại không thể thiếu những am hiểu căn bản về lịch sử trước đó của chúng. Việc làm rõ chính các hệ vấn đề triết học trên thực tế đã cho thấy, hoàn toàn không thể thiếu tri thức về toàn bộ lịch sử trước đây của nó.
Chúng ta đã có rất nhiều định nghĩa về triết học. Đó là những định nghĩa chung, cụ thể và mang tính ẩn dụ. Các định nghĩa ấy đã định hình được sự đa dạng về việc giải thích triết học mà các học giả đưa ra, trong đó có một số học giả sẽ được chúng tôi dẫn ra trong cuốn sách này tùy theo văn cảnh trình bày. Trước hết, chúng tôi xin nhắc lại rằng, triết học hoàn toàn mang tính khái quát, kể cả trong trường hợp nó tác động qua lại với các thành tố khác của văn hóa tinh thần - trí tuệ, tức là với tôn giáo và thần luận với tư cách phương diện “lý luận” của nó, xuất hiện khi triết học còn chưa ra đời, với nghệ thuật và sự suy ngẫm về nghệ thuật (xuất hiện trong chính triết học), với khoa học và những thành tố khác. Sự tương đồng của các hình thái thế giới quan thể hiện tính đa diện của đời sống con người đã gây khó khăn lớn cho việc định nghĩa triết học. Sự tương đồng ấy có thể và cần phải hiểu với tư cách một khoa học phức tạp nhất về con người (điều được đề cập tới bằng chính thuật ngữ Hy Lạp cổ là “yêu mến sự thông thái”), với tư cách con người hành động và tư duy, còn khi xét trong vô vàn các phương diện khác nhau thì đó là sinh thể có tinh thần và thể xác.
Xuất phát từ điều nói trên, hoàn toàn có thể hiểu đối tượng của triết học như là tổng hòa các mối quan hệ chủ - khách thể. Các thuật ngữ “chủ thể” và “khách thể” bằng tiếng Latinh đã xuất hiện trong Triết học Kinh viện Tây Âu thời kỳ Trung cổ và hiện nay, nghĩa của chúng đã được thừa nhận một cách phổ biến - tối đa như các quan hệ nhận thức - thực tế của con người trong tính hiện thực đối lập với nó là tự nhiên và xã hội, thể hiện những nhu cầu và hoạt động của trí óc, của trái tim và của thân xác con người. Dĩ nhiên, một định nghĩa như vậy về triết học có thể được coi là hoàn toàn thích hợp cho cả thế giới quan vốn không thể tách rời triết học, bởi nó quá chung, quá rộng, song, như chúng ta đã thấy, ngay từ khi xuất hiện các mối quan hệ nói trên thì những ý niệm của các nhà triết học và thậm chí, của nhiều nhà tư tưởng vốn không cho mình là những nhà triết học
[Phần 1]
( Nguồn: http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=43:nhp-mon-lch-s-trit-hc-1&Itemid=5 ).
V. V. Xôcôlốp
Triethoc: “Nhập môn lịch sử triết học”của V.V.Xôcôlốp đã được sử dụng như một giáo trình cho sinh viên khoa triết học của các trường đại học tổng hợp thuộc Liên bang Nga. Trong cuốn sách này, V.V. Xôcôlốp đã đưa ra một quan niệm mới về triết học với tư cách lịch sử triết học. Không chỉ thế, trong cuốn sách này, ông còn đưa ra quan điểm coi lịch sử triết học như là triết học trong quá trình phát triển lịch sử của nó và nhiều tư tưởng độc đáo liên quan đến tính đặc thù của tri thức triết học, đến nhận thức triết học và lịch sử của nó. (Lời giới thiệu của Tạp chí Triết học)
THẾ GIỚI QUAN VÀ TRIẾT HỌC
VỚI TƯ CÁCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG CHUNG NHẤT CỦA VĂN HÓA TINH THẦN
Triết học là một thành tố rất cổ của văn hóa tinh thần, là trí tuệ của loài người và không dễ gì nhận thức được nó. Cái khó trong việc nắm bắt triết học trước hết bị quy định bởi diện rộng tới mức tối đa các khái niệm triết học. Tính đa nghĩa của phần lớn các khái niệm ấy luôn gây khó cho sự hiểu biết về nội dung của chúng, về mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau và giiữa chúng với các khái niệm triết học khác, cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người. Phương pháp quan trọng nhất, nếu không nói đó là phương pháp cơ bản về hiệu quả của việc nghiên cứu các khái niệm triết học, chính là việc nghiên cứu lịch sử triết học từ khi nó mới phát sinh. Một khoa học càng chính xác bao nhiêu và thêm nữa, nó lại được toán học hóa, thì đòi hỏi phải tìm hiểu sự phát triển trước đó của nó càng nhẹ hơn. Ngược lại, việc nghiên cứu các khoa học xã hội - nhân văn lại không thể thiếu những am hiểu căn bản về lịch sử trước đó của chúng. Việc làm rõ chính các hệ vấn đề triết học trên thực tế đã cho thấy, hoàn toàn không thể thiếu tri thức về toàn bộ lịch sử trước đây của nó.
Chúng ta đã có rất nhiều định nghĩa về triết học. Đó là những định nghĩa chung, cụ thể và mang tính ẩn dụ. Các định nghĩa ấy đã định hình được sự đa dạng về việc giải thích triết học mà các học giả đưa ra, trong đó có một số học giả sẽ được chúng tôi dẫn ra trong cuốn sách này tùy theo văn cảnh trình bày. Trước hết, chúng tôi xin nhắc lại rằng, triết học hoàn toàn mang tính khái quát, kể cả trong trường hợp nó tác động qua lại với các thành tố khác của văn hóa tinh thần - trí tuệ, tức là với tôn giáo và thần luận với tư cách phương diện “lý luận” của nó, xuất hiện khi triết học còn chưa ra đời, với nghệ thuật và sự suy ngẫm về nghệ thuật (xuất hiện trong chính triết học), với khoa học và những thành tố khác. Sự tương đồng của các hình thái thế giới quan thể hiện tính đa diện của đời sống con người đã gây khó khăn lớn cho việc định nghĩa triết học. Sự tương đồng ấy có thể và cần phải hiểu với tư cách một khoa học phức tạp nhất về con người (điều được đề cập tới bằng chính thuật ngữ Hy Lạp cổ là “yêu mến sự thông thái”), với tư cách con người hành động và tư duy, còn khi xét trong vô vàn các phương diện khác nhau thì đó là sinh thể có tinh thần và thể xác.
Xuất phát từ điều nói trên, hoàn toàn có thể hiểu đối tượng của triết học như là tổng hòa các mối quan hệ chủ - khách thể. Các thuật ngữ “chủ thể” và “khách thể” bằng tiếng Latinh đã xuất hiện trong Triết học Kinh viện Tây Âu thời kỳ Trung cổ và hiện nay, nghĩa của chúng đã được thừa nhận một cách phổ biến - tối đa như các quan hệ nhận thức - thực tế của con người trong tính hiện thực đối lập với nó là tự nhiên và xã hội, thể hiện những nhu cầu và hoạt động của trí óc, của trái tim và của thân xác con người. Dĩ nhiên, một định nghĩa như vậy về triết học có thể được coi là hoàn toàn thích hợp cho cả thế giới quan vốn không thể tách rời triết học, bởi nó quá chung, quá rộng, song, như chúng ta đã thấy, ngay từ khi xuất hiện các mối quan hệ nói trên thì những ý niệm của các nhà triết học và thậm chí, của nhiều nhà tư tưởng vốn không cho mình là những nhà triết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)