Đoàn: ST Đề cương văn hóa Việt Nam 1943.

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 11/05/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Đoàn: ST Đề cương văn hóa Việt Nam 1943. thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG VỀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
(Nǎm 1943 của T.Ư.)
(Nguồn: http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT581155508 ).
CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Phạm vi vấn đề: Vǎn hoá bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật.
2. Quan hệ giữa vǎn hoá và kinh tế, chính trị: nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ vǎn hoá của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc).
3. Thái độ Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề vǎn hoá:
a) Mặt trận vǎn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vǎn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
b) Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng vǎn hoá nữa.
c) Có lãnh đạo được phong trào vǎn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả.
LỊCH SỬ VÀ TÍNH CHẤT VĂN HOÁ VIỆT NAM
1. Các giai đoạn trong lịch sử vǎn hoá Việt Nam
a) Thời kỳ Quang Trung trở về trước: vǎn hoá Việt Nam có tính chất nửa phong kiến, nửa nô lệ, phụ thuộc vào vǎn hoá Trung Quốc.
b) Thời kỳ từ Quang Trung đến khi đế quốc Pháp xâm chiếm, vǎn hoá phong kiến có xu hướng tiểu tư sản.
c) Thời kỳ từ Pháp sang xâm chiếm đến nay: vǎn hoá nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa (chú ý phân biệt mấy giai đoạn trong thời kỳ này).
2. Tính chất vǎn hoá Việt Nam hiện tại: vǎn hoá Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản.
Chiến tranh và xu trào vǎn hoá hiện nay: ảnh hưởng của vǎn hoá phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong vǎn hoá Việt Nam mạnh lên, nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng của vǎn hoá tân dân chủ, xu trào vǎn hoá mới của Việt Nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nảy nở (vǎn nghệ bất hợp pháp).
NGUY CƠ CỦA VĂN HOÁ VIỆT NAM DƯỚI ÁCH PHÁT XÍT NHẬT - PHÁP
1. Những thủ đoạn phát xít trói buộc vǎn hoá và giết chết vǎn hoá Việt Nam:
a) Chính sách vǎn hoá của Pháp:
- Đàn áp các nhà vǎn hoá cách mạng dân chủ chống phát xít.
- Ra tài liệu tổ chức các cơ quan và các đoàn thể vǎn hoá để nhồi sọ.
- Kiểm duyệt rất ngặt những tài liệu vǎn hoá.
- Mua chuộc và hǎm doạ các nhà vǎn hoá.
- Mật thiết liên lạc với tôn giáo để truyền bá vǎn hoá trung cổ, vǎn hoá ngu dân, v.v..
- Tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng và hẹp hòi (chauvinisme).
- Làm ra vẻ sǎn sóc đến trí dục, thể dục và đức dục cho dân.
b) Chính sách vǎn hoá của Nhật:
- Tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông á.
Gây ra một quan niệm cho người Nhật là cứu tinh của giống da vàng và vǎn hoá Nhật Bản chiếu rọi những tia sáng vǎn minh tiến bộ cho các giống nòi Đại Đông á, v.v..
- Tìm hết cách phô trương và giới thiệu vǎn hoá Nhật Bản (triển lãm, diễn thuyết, đặt phòng du lịch, viện vǎn hoá, trao đổi du học sinh, mời nghệ sĩ Đông Dương sang thǎm nước Nhật, mở báo chí tuyên truyền, tổ chức ca kịch, chiếu bóng ...).
- Đàn áp các nhà vǎn chống Nhật và mua chuộc các nhà vǎn có tài.
2. Tiền đồ vǎn hoá Việt Nam: hai ức thuyết:
- Nền vǎn hoá phát xít (vǎn hoá trung cổ và nô dịch hoá) thắng thì vǎn hoá dân tộc Việt Nam nghèo nàn thấp kém.
- Vǎn hoá dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp vǎn hoá tân dân chủ thế giới. Hai ức thuyết, cái nào sẽ trở nên sự thực? Cǎn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay, cách mạng dân tộc Việt Nam nhất quyết sẽ làm cho ức thuyết thứ hai trở nên sự thực.
VẤN ĐỀ CÁCH MẠNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
1. Quan niệm của người cộng sản về vấn đề cách mạng vǎn hoá:
a) Phải hoàn thành cách mạng vǎn hoá mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội.
b) Cách mạng vǎn hoá muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
c) Cách mạng vǎn hoá có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)