Đó vui hóa học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến | Ngày 10/05/2019 | 82

Chia sẻ tài liệu: Đó vui hóa học thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI

ĐỐ VUI HÓA HỌC






GV : Nguyễn Thị Yến



Câu 1: Kính đổi màu có hiện tượng: Trời nắng to, kính có màu sẫm làm cho người đeo kính đỡ chói mắt; trời mát, kính có màu sáng hơn. Trong mắt kính có một loại hoá chất đặc biệt là:

Muối bạc sunfua
Muối bạc sunfat
Muối bạc nitrat
Muối bạc halogen
Giải thích câu 1:
Các muối bạc halogen có đặc điểm dễ bị phân huỷ bởi tác dụng của ánh sáng tạo ra các nguyên tử bạc có màu đậm hơn muối ban đầu làm cho kính sẫm màu hơn, khi tác dụng của ánh sáng yếu đi (thời tiết mát hơn hoặc trong bóng râm) các nguyên tử được tạo ra tác dụng với nhau tái tạo muối ban đầu làm cho kính có màu nhạt hơn khi ra nắng. Phản ứng xảy ra theo phương trình:
AgX Ag + X(nguyên tử halogen)



Câu 2: Sau mỗi cơn mưa rào kèm theo sấm chớp, cây cối xanh tươi hơn, vì được cung cấp thêm một lượng đạm từ thiên nhiên. Nguyên nhân là do nitơ vừa được chuyển hoá thành đạm theo nước mưa rơi xuống mặt đất. Tại sao ở điều kiện thường nitơ không chuyển hoá thành đạm ? Nitơ chuyển hoá thành đạm khi tác dụng với những chất gì ?

Nitơ có liên kết ba rất bền không bị phá vỡ ở điều kiện thường. Khi có sấm chớp tạo ra các tia lửa điện phá vỡ liên kết ba trong phân tử nitơ, khi đó nitơ tác dụng với oxi và nước tạo ra đạm tự nhiên cung cấp cho cây trồng.
Giải thích câu 2:
Nitơ phản ứng với oxi và nước theo các phương trình hoá học sau:
N2 + O2 2NO
2NO + O2 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2 O 4HNO3
Gốc nitrat cung cấp đạm cho cây trồng.

Câu 3: Cho một mẩu quì tím ẩm vào lọ khí clo , hiện tượng quan sát được là:
A. Quì tím chuyển xanh, sau đó bị mất màu
B. Quì tím chuyển hồng, sau đó bị mất màu
C. Quì tím bị mất màu
Giải thích câu 3:
Clo tác dụng với nước tạo axit làm quì tím chuyển hồng, sau đó dưới tác dụng của ánh sáng, axit hipoclorơ oxi hoá làm mất màu hồng của quì. Phản ứng tạo axit xảy ra theo phương trình:
Cl2 + H2O HCl + HClO


Câu 4: Nhỏ từng giọt dung dịch xút vào một ống nghiệm chứa dung dịch sắt II clorua thu được kết tủa màu nâu, kết tủa này là:
A. FeCl2
B. FeCl3
C. Fe(OH)2
D. Fe(OH)3



Câu 5: Một ống nghiệm đựng dung dịch chứa 2 chất là FeSO4 và H2SO4. Nhỏ từng giọt dung dịch thuốc tím vào ống nghiệm và lắc nhẹ, nêu hiện tượng quan sát được và nêu các chất tạo thành sau phản ứng.


Dung dịch thuốc tím bị mất màu, dung dịch tạo thành sau phản ứng có màu nâu của muối sắt III. Phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình:
10FeSO4 + 8H2SO4 + 2KMnO4 5Fe2(SO4)3
+ 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O




Câu 6: Sinh ra ở Balan, 15 tuổi đỗ đầu kì thi tốt nghiệp trung học, 28 tuổi đỗ thứ nhì kì thi cử nhân hoá học tại Pháp, phát minh ra nguyên tố Rađi(một đồng minh của con người chống lại bệnh ung thư), là giảng viên nữ đầu tiên tại trường đại học ở Pháp. Bà là ai ? Bà đã nhận được bao nhiêu giải thưởng Nôben, trong các lĩnh vực nào ?
Mari Quyri (1867 - 1934 )
Bà là nhà bác học duy nhất tới nay nhận được 2 giải thưởng Nôben về lĩnh vực vật lí và hoá học.




Câu 7: Hoá chất này: có nhiều trong nước biển, trong cơ thể con người, động vật và thực vật; hỗ trợ cho quá trình tạo các khối u, là thành phần chính của tế bào gây ung thư...Công thức phân tử của hoá chât này là gì ?
H2O





Câu 8: Khi làm nhiều loại bánh, người ta thường cho thêm một lượng nhỏ bột nở vào bột làm bánh, giúp cho bánh xốp, mềm và ngon hơn. Trong bột nở có muối amonihiđrocacbonat. Công thức phân tử của muối này là gì ? Muối này có tính chất gì mà có khả năng làm cho bánh tơi, xốp như vậy ? Phương trình hoá học của chất này xảy ra như thế nào khi nướng hoặc hấp bánh ?
NH4HCO3 bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt độ tạo thành các chất khí thoát ra khỏi chiếc bánh, tạo các lỗ hổng trong bánh, làm cho bánh tơi xốp hơn.
NH4HCO3 NH3 + H20 + CO2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)