ĐỐ VUI ĐỂ HỌC
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Thanh |
Ngày 09/10/2018 |
159
Chia sẻ tài liệu: ĐỐ VUI ĐỂ HỌC thuộc Âm nhạc 3
Nội dung tài liệu:
ĐỐ - MỘT HÌNH THỨC SINH HOẠT VĂN HOÁ DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO
ĐẶNG HỒNG CHƯƠNG
Tóm tắt
Đố là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của người Việt đã được mọi người ưa thích. Ngoài chức năng giá trị, đố còn nhiều chức năng xã hội quan trọng khác. Tuy nhiên, việc sưu tầm, nghiên cứu về đố chưa có sự quan tâm đúng mức.
Bài viết này muốn đề cập tới một số đặc trưng cơ bản của đố cũng như những chức năng quan trọng của nó để khẳng định vì sao đố lại có sức sống mãnh liệt như vậy.
Đố nằm trong lĩnh vực hoạt động văn hoá dân gian, rất được mọi người ưa thích.
Đối tượng tham gia đố và giải đố rất rộng rãi, bao gồm cả người già lẫn người trẻ, cả giới trí thức lẫn những người bình dân. Nhiều câu đố hay, độc đáo đã trở thành bất tử, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Hình thức tổ chức đố cũng rất đa dạng và phong phú: Đố vui, đố có thưởng, đố có một người, đố cho tập thể, đố trong lễ hội, đố trên các phương tiện thông tin đại chúng v.v…
Một bạn nước ngoài nhận xét: Đọc câu đố dân gian Việt Nam và xem các trò đố vui trên truyền hình, tôi càng hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm, trí thông minh và cốt cách của người Việt!
1. Những đặc trưng cơ bản của đố
Trên phương diện nghệ thuật, chúng ta thấy đố có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
1.1. Tính trí tuệ
Một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của đố là chất trí tuệ.
Đã gọi là đố, ắt cần có người để giải đố. Nói một cách nôm na, đố là nhằm thử tài người khác. Để thử tài người khác, cần có những câu đố khó, buộc người giải đố phải vắt óc suy nghĩ. Đố mà chưa nói hết câu thì người nghe đã hiểu, đã biết thì còn gì là… đố nữa?
Có thể nói, quan hệ giữa người ra đố và người giải đố là mối quan hệ đối ứng. Người ra đố là người “khóa mã tác phẩm” và người giải đố là người “giải mã tác phẩm”. Câu đố càng khó, càng độc đáo bao nhiêu thì độ hay, độ hấp dẫn của nó càng lớn bấy nhiêu.
Để có những câu đố hay, những câu đố khó, đòi hỏi người ra đố phải vận dụng toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết, vận dụng trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của mình. Ngược lại, người giải đố cũng phải tiến hành những thao tác tư duy tương tự.
Một trong những mẹo luật để tạo nên độ khó của các câu đố là phải phá vỡ quy luật logic thông thường để tạo ra quy luật logic đặc biệt. Có như vậy mới tạo nên yếu tố bất ngờ. Nhiều câu đố hóc hiểm, sau khi được “giải”, khiến người ta phải “tâm phục, khẩu phục” mà thốt lên rằng: Tuyệt! Thật đơn giản! Thế mà mình nghĩ mãi không ra. Ta có thể dẫn ra một số câu đố dân gian thuộc dạng như vậy:
Bốn anh cùng ở một nhà
Cùng sinh một giáp, cùng ra một hình
Một anh thì đỗ Cống sinh
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
Một anh hôi hám xấu xa
Một anh ăn vụng cả nhà đều khinh.
(Chuột cống, chuột nhắt, chuột trù, chuột đồng)
Bác mẹ sinh ra đã mấy hòn
Ôm ấp đêm ngày dạ héo hon
Mãn nguyện khai hoa từ võ đá
Con con, mẹ mẹ mới vuông tròn
(Gà ấp trứng)
Chân cao lỏng ngỏng
Da đét tận xương
Hồn đi bốn phương
Chân còn để lại.
(Nén nhang)
Suốt ngày nằm ở một nơi
Đến khi tối trời ra ôm đầu chủ
(Cái gối)
Cây khô mà nở được hoa
Sinh được một quả, khi già, khi non.
(Cái cân)
Có thể nói, mỗi lần giải đố là mỗi lần con người phải tiến hành hoạt động tư duy; và mỗi khi giải được đố, con người có thêm một nhận thức mới. Điều này cũng giống như việc giải toán vậy. Vì thế, đố được coi là một hình thức rèn luyện trí thông minh của con người, nhất là cho giới trẻ.
1.2. Tính giải trí
Nếu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn được coi là một trong những nhu cầu cần thiết và chính đáng của con người trong cuộc sống thường nhật, thì xét trên phương diện này, đố được coi là một phương tiện giải trí tích cực. Không phải ngẫu nhiên mà các câu đố được truyền tụng trong dân gian rất được mọi người say mê, thích thú.
Trước hết, đố là dịp để những người tham gia
ĐẶNG HỒNG CHƯƠNG
Tóm tắt
Đố là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của người Việt đã được mọi người ưa thích. Ngoài chức năng giá trị, đố còn nhiều chức năng xã hội quan trọng khác. Tuy nhiên, việc sưu tầm, nghiên cứu về đố chưa có sự quan tâm đúng mức.
Bài viết này muốn đề cập tới một số đặc trưng cơ bản của đố cũng như những chức năng quan trọng của nó để khẳng định vì sao đố lại có sức sống mãnh liệt như vậy.
Đố nằm trong lĩnh vực hoạt động văn hoá dân gian, rất được mọi người ưa thích.
Đối tượng tham gia đố và giải đố rất rộng rãi, bao gồm cả người già lẫn người trẻ, cả giới trí thức lẫn những người bình dân. Nhiều câu đố hay, độc đáo đã trở thành bất tử, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Hình thức tổ chức đố cũng rất đa dạng và phong phú: Đố vui, đố có thưởng, đố có một người, đố cho tập thể, đố trong lễ hội, đố trên các phương tiện thông tin đại chúng v.v…
Một bạn nước ngoài nhận xét: Đọc câu đố dân gian Việt Nam và xem các trò đố vui trên truyền hình, tôi càng hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm, trí thông minh và cốt cách của người Việt!
1. Những đặc trưng cơ bản của đố
Trên phương diện nghệ thuật, chúng ta thấy đố có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
1.1. Tính trí tuệ
Một trong những nét đặc trưng cơ bản nhất của đố là chất trí tuệ.
Đã gọi là đố, ắt cần có người để giải đố. Nói một cách nôm na, đố là nhằm thử tài người khác. Để thử tài người khác, cần có những câu đố khó, buộc người giải đố phải vắt óc suy nghĩ. Đố mà chưa nói hết câu thì người nghe đã hiểu, đã biết thì còn gì là… đố nữa?
Có thể nói, quan hệ giữa người ra đố và người giải đố là mối quan hệ đối ứng. Người ra đố là người “khóa mã tác phẩm” và người giải đố là người “giải mã tác phẩm”. Câu đố càng khó, càng độc đáo bao nhiêu thì độ hay, độ hấp dẫn của nó càng lớn bấy nhiêu.
Để có những câu đố hay, những câu đố khó, đòi hỏi người ra đố phải vận dụng toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết, vận dụng trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của mình. Ngược lại, người giải đố cũng phải tiến hành những thao tác tư duy tương tự.
Một trong những mẹo luật để tạo nên độ khó của các câu đố là phải phá vỡ quy luật logic thông thường để tạo ra quy luật logic đặc biệt. Có như vậy mới tạo nên yếu tố bất ngờ. Nhiều câu đố hóc hiểm, sau khi được “giải”, khiến người ta phải “tâm phục, khẩu phục” mà thốt lên rằng: Tuyệt! Thật đơn giản! Thế mà mình nghĩ mãi không ra. Ta có thể dẫn ra một số câu đố dân gian thuộc dạng như vậy:
Bốn anh cùng ở một nhà
Cùng sinh một giáp, cùng ra một hình
Một anh thì đỗ Cống sinh
Một anh quỷ quái như tinh trong nhà
Một anh hôi hám xấu xa
Một anh ăn vụng cả nhà đều khinh.
(Chuột cống, chuột nhắt, chuột trù, chuột đồng)
Bác mẹ sinh ra đã mấy hòn
Ôm ấp đêm ngày dạ héo hon
Mãn nguyện khai hoa từ võ đá
Con con, mẹ mẹ mới vuông tròn
(Gà ấp trứng)
Chân cao lỏng ngỏng
Da đét tận xương
Hồn đi bốn phương
Chân còn để lại.
(Nén nhang)
Suốt ngày nằm ở một nơi
Đến khi tối trời ra ôm đầu chủ
(Cái gối)
Cây khô mà nở được hoa
Sinh được một quả, khi già, khi non.
(Cái cân)
Có thể nói, mỗi lần giải đố là mỗi lần con người phải tiến hành hoạt động tư duy; và mỗi khi giải được đố, con người có thêm một nhận thức mới. Điều này cũng giống như việc giải toán vậy. Vì thế, đố được coi là một hình thức rèn luyện trí thông minh của con người, nhất là cho giới trẻ.
1.2. Tính giải trí
Nếu nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn được coi là một trong những nhu cầu cần thiết và chính đáng của con người trong cuộc sống thường nhật, thì xét trên phương diện này, đố được coi là một phương tiện giải trí tích cực. Không phải ngẫu nhiên mà các câu đố được truyền tụng trong dân gian rất được mọi người say mê, thích thú.
Trước hết, đố là dịp để những người tham gia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Thanh
Dung lượng: 88,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)