Đồ dùng TV 4 Full (Cực hay)
Chia sẻ bởi Lương Hữu Quý |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đồ dùng TV 4 Full (Cực hay) thuộc Tập đọc 4
Nội dung tài liệu:
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
Câu kể.
Câu hỏi.
Câu cảm.
Câu kể: ( còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
Câu kể thường có 3 loại:
a, Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa); trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật
(hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ (cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.
b, Câu kể Ai thế nào? gồm có hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
c, Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Câu khiến.
Câu kể.
Câu hỏi.
Câu cảm.
Câu hỏi: Dùng để hỏi về những điều chưa biết. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, thế nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?).
Câu khiến.
Câu cảm: (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…). Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).
Câu khiến: (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ, xin, mong,…
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, các em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 3: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
a) Ôi, bạn Nam đến kìa!
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c) Trời, thật là kinh khủng!
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục.
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau?
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) VD: Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
b) VD: Xin phép bác (chú) cho cháu nói chuyện với bạn Nam ạ!
c) Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Nam ạ!
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
Câu kể.
Câu hỏi.
Câu cảm.
Câu kể: ( còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- Kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
Câu kể thường có 3 loại:
a, Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa); trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật
(hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ (cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.
b, Câu kể Ai thế nào? gồm có hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
c, Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì?, thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
Câu khiến.
Câu kể.
Câu hỏi.
Câu cảm.
Câu hỏi: Dùng để hỏi về những điều chưa biết. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, thế nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?).
Câu khiến.
Câu cảm: (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…). Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).
Câu khiến: (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ, xin, mong,…
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, các em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 3: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
a) Ôi, bạn Nam đến kìa!
b) Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c) Trời, thật là kinh khủng!
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) Bộc lộ cảm xúc mừng rỡ.
b) Bộc lộ cảm xúc thán phục.
c) Bộc lộ cảm xúc ghê sợ.
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
LUYỆN TẬP
Bài 4: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau?
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài giải
Bài 4
a) VD: Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
b) VD: Xin phép bác (chú) cho cháu nói chuyện với bạn Nam ạ!
c) Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Nam ạ!
CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Hữu Quý
Dung lượng: 2,11MB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)