Dinh ngoc linh

Chia sẻ bởi Trần Văn Binh | Ngày 11/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: dinh ngoc linh thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Đinh Bộ Lĩnh
Đinh Bộ Lĩnh, (chữ Hán: 丁部領; 924–979). Theo Từ điển các nhân vật lịch sử Việt Nam ông tên là Đinh Hoàn (丁環), Bộ Lĩnh chỉ là chức vụ. Ông là người đã dẹp loạn 12 sứ quân trở thành vua Đinh Tiên Hoàng (丁先皇), vị vua đầu tiên của nhà Đinh.
Thuở hàn vi
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, người Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Có tài liệu cho rằng ông sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu.
Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Có một giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh thuở bé. Một lần Đinh Bộ Lĩnh quyết định cho mổ con trâu của người chú để "khao quân". Ông mang đuôi trâu cắm vào một khe núi. Đến tối Đinh Dự hỏi, Đinh Bộ Lĩnh nói dối trâu vào hang và cửa hang đã bị lấp lại. Đinh Dự tới nơi, rút cái đuôi trâu ra, giận người cháu nói dối nên đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh bỏ đi mất.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản kỉ, quyển 1, có chép: “Trước kia, khi vua [Đinh Tiên Hoàng] còn hàn vi, thường ra sông Giao Thủy [ở Ninh Bình] để đánh cá. Có lần kéo lưới, bắt được viên ngọc khuê to, nhưng lại lỡ làm va vào mũi thuyền, khiến bị mẻ mất một góc. Đêm ấy, nhà vua vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, để viên ngọc ở dưới đáy giỏ cá. Đang khi nhà vua ngủ say, thấy giỏ cá có ánh sáng lạ phát ra, nhà sư của chùa Giao Thủy bèn gọi Nhà vua dậy để hỏi cho ra duyên cớ. Nhà vua cứ tình thực mà kể, lại còn lấy viên ngọc cho nhà sư xem. Xem xong, nhà sư than rằng: "Ngày sau, anh sẽ phú quý không biết kể thế nào cho hết, nhưng tiếc là phúc đức không được bền lâu ...”
Dẹp loạn 12 sứ quân
Năm 944 Ngô Quyền mất. Em vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm 950, Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Sau đó Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về, Dương thái hậu (Dương Như Ngọc) chuẩn tấu cả hai anh em đều làm vua. Đến năm 954, Ngô Xương Ngập bệnh mất.
Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình bị phục binh bắn chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều. Từ năm 966, hình thành 12 sứ quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân:
1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều - Khoái Châu, Hưng Yên (có sách nói Bình Kiều ở Triệu Sơn, Thanh Hóa. Ngay cả Đào Duy Anh, trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, chỉ trong 2 trang sách liền kề cũng chú thích Bình Kiều ở hai nơi khác nhau như trên)
2. Đỗ Cảnh Thạc, giữ Đỗ Động Giang - Thanh Oai, Hà Tây
3. Trần Lãm, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố, Thái Bình
4. Kiều Công Hãn, giữ Phong Châu - Bạch Hạc, Phú Thọ
5. Nguyễn Khoan, giữ Tam Đái - Vĩnh Tường, Sơn Tây
6. Ngô Nhật Khánh, giữ Đường Lâm - Phú Thọ, Sơn Tây
7. Lý Khuê, giữ Siêu Loại - Thuận Thành, Bắc Ninh
8. Nguyễn Thủ Tiệp, giữ Tiên Du - Bắc Ninh
9. Lã Đường, giữ Tế Giang - Văn Giang, Hưng Yên
10. Nguyễn Siêu, giữ Tây Phù Liệt - Thanh Trì, Hà Nội
11. Kiều Thuận, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê, Sơn Tây
12. Phạm Bạch Hổ, giữ Đằng Châu - Hưng Yên
Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư. Nhưng sau đó, do bất hòa với người chú, ông cùng con trai là Đinh Liễn bỏ đi. Đinh Bộ Lĩnh đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Binh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)