ĐỊnh luật Bôi - lơ - Ma - ri - ốt

Chia sẻ bởi Hà Mạnh Khương | Ngày 25/04/2019 | 115

Chia sẻ tài liệu: ĐỊnh luật Bôi - lơ - Ma - ri - ốt thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Nội dung bìa (in 4 quyển, bìa xanh đẹp, ko bóng kính):
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT THÁI NGUYÊN


GIÁO ÁN VẬT LÍ 10 – NÂNG CAO
BÀI 45. ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ – MA RI ỐT

Giáo viên thực hiện: Hà Mạnh Khương







Thái Nguyên, tháng 2 năm 2015 Ngày 02/02/2015
Tiết 63 – Bài 45
ĐỊNH LUẬT BÔI LƠ – MA RI ỐT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng.
- Nêu được giả thuyết, hệ quả về mối quan hệ giữa áp suất và thể tích khí trong quá trình đẳng nhiệt.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm, tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, xử lí kết quả và rút ra kết luận để kiểm tra giả thuyết đã nêu.
- Phát biểu và viết được biểu thức, nêu được điều kiện áp dụng của định luật Bôi lơ –Ma ri ốt.
- Nêu được ví dụ trong thực tế liên quan đến quá trình đẳng nhiệt và vận dụng được định luật Bôi lơ –Ma ri ốt để giải thích hiện tượng, giải các bài tập liên quan.
- Vẽ được đồ thị biểu diễn quá trình đẳng nhiệt trên các hệ trục tọa độ khác nhau.
- Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, các thao tác tiến hành thí nghiệm.
2. Thái độ
- Tích cực, chủ động tham gia hoạt động học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi lơ – Ma ri ốt vào thực tiễn
II. PHƯƠNG PHÁP
Dạy học giải quyết vấn đề theo con đường đạt tới định luật qua thực nghiệm, làm việc nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị bộ thí nghiệm khảo sát định luật Bôi lơ – Ma ri ốt, xi lanh, phiếu học tập.
- Chia học sinh lớp thành 4 nhóm.
2. Học sinh
- Học bài “Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo chất”; tìm hiểu trước bài “Định luật Bôi lơ – Ma ri ốt”.
- Chuẩn bị bảng nhóm học sinh, máy tính cầm tay
IV. SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH BÀI HỌC


V. TIẾN TRÌNH CỤ THỂ
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ và đặt tình huông có vấn đề cho bài mới (5 phút)

* Kiểm tra bài cũ
Nội dung: Câu 1, câu 2 (phiếu học tập)
Nhấn mạnh lại.
Suy nghĩ, trả lời, nhận xét

* Đặt vấn đề:
- Y/C HS dùng tay kéo pit tông của một xi lanh lên, bịt kín đầu xi lanh rồi từ từ ấn pít tông xuống. Hãy nêu cảm nhận?
- Y/C đặt câu hỏi cho tình huống này.

- Y/C HS suy nghĩ, trả lời. (Gợi ý: dựa theo thuyết động học phân tử chất khí)






- Cá nhân thực hiện yêu cầu: Khi ấn pít tông xuống thì cảm thấy nặng.
Tập thể lớp quan sát.

- Cá nhân có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi ấn pit tông xuống thì lại thấy nặng?
- Suy nghĩ, trả lời: Khi kéo pit tông lên và bịt kín đầu xi lanh thì bên trong xi lạnh đựng một lượng khí. Khi ấn pit tông xuống thì thể tích của lượng khí giảm làm mật độ phân tử khí tăng lên, xác suất va chạm vào thành bình tăng lên gây áp suất lớn đẩy pit tông lên trên nên cảm thấy nặng.

Vậy trong quá trình trên, áp suất và thể tích có mối quan hệ về mặt định lượng như thế nào?
Chúng ta cần giải quyết vấn đề này trong bài hôm nay
- Lắng nghe, ghi nhận

HĐ 2. Tìm hiểu các thông số trạng thái và đẳng quá trình (3 phút)

? Có những thông số nào đặc trưng cho trạng thái của một lượng khí?



- Thông báo: Khi các thông số này thay đổi ta nói lượng khí thực hiện quá trình biến đổi trạng thái. Nếu một thông số được giữ không đổi gọi là đẳng quá trình.
+ Nhiệt độ không đổi => đẳng nhiệt.
+ Thể tích không đổi = > đẳng tích.
+ Áp suất không đổi => đẳng áp
Suy nghĩ, trả lời: các thông số đặc trưng cho trạng thái của một lượng khí:
+ Thể tích V;
+Áp suất p;
+ Nhiệt độ T.
- Ghi nhận
Đẳng quá trình là quá trình biến đổi trạng thái trong đó một thông số được giữ không đổi.

+ Nhiệt độ không đổi => đẳng nhiệt.
+ Thể tích không đổi = > đẳng tích.
+ Áp suất không đổi => đẳng áp

HĐ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Mạnh Khương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)