Định hướng ôn thi vào 10 môn ngữ Văn
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hà |
Ngày 22/10/2018 |
117
Chia sẻ tài liệu: Định hướng ôn thi vào 10 môn ngữ Văn thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI VÀO THPT MÔN NGỮ VĂN
NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Đánh giá tri thức
- Đánh giá kĩ năng
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
- Những câu hỏi, bài tập nhận biết, thông hiểu
- Bài tập vận dụng sáng tạo
CẤU TRÚC ĐỀ THI
Không có trắc nghiệm khách quan mà chỉ có tự luận.
Thường yêu cầu viết đoạn văn
Đề bài thường được chia làm hai phần, theo tỉ lệ:
+ Phần I (3-4 điểm)
+ Phần II (6-7điểm)
Hoặc ngược lại. Nếu phần I là kiểm tra về thơ thì phần II sẽ là kiểm tra về truyện hoặc ngược lại
Nội dung các đơn vị kiến thức :
+Kiến thức văn học :mỗi phần sẽ kiểm tra một văn bản cụ thể, ngữ liệu chủ yếu trong chương trình Ngữ văn lớp 9
+ Kiến thức Tiếng Vịêt, Tập làm văn: xuyên suốt toàn bộ kiến thức cấp THCS
Hệ thống câu hỏi được tích hợp giữa kiến thức Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn theo tích hợp ngang và tích hợp dọc
Hệ thống câu hỏi được xây dựng theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao
Các kiểu câu hỏi cho từng dạng cụ thể như sau
Kiểm tra phần thơ:
+ Trích một câu thơ , yêu cầu viết tiếp một đoạn thơ hoặc trích dẫn một đoạn thơ
+ Giải nghĩa một từ hoặc một ngữ nào đó
+ Giải nghĩa nhan đề của tác phẩm?
+ Tìm chi tiết, hình ảnh đặc sắc và nêu ý nghĩa
+ Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả
+ Yêu cầu viết đoạn văn có nội dung hoặc câu chủ đề cho sẵn (liên quan đến đoạn thơ đã cho ở phía trên) trong đoạn văn có kèm theo những yêu cầu về kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn
+ Câu thơ … gợi nhớ đến câu thơ nào? trong tác phẩm nào? của ai? hoặc kể tên những tác phẩm cùng viết về đề tài …trong thời kì …
Kiểm tra phần truyện
Cho một đoạn trích trong tác phẩm, yêu cầu:
+ Giải thích nhan đề.
+ Nêu nội dung của đoạn trích hoặc một câu trong đoạn trích.
+ Lời của ai ? Nói trong hoàn cảnh nào? Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
+ Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?
+ Đây là lời đối thoại hay độc thoại?
+ Tìm lời dẫn trực tiếp….
+Nêu tình huống cơ bản của truyện?
+ Nêu chi tiết nghệ thuật đặc sắc ? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật đó?
+ Tìm những hình ảnh có tính chất biểu tượng…
+ Chỉ ra những nghịch lí…?
+ Tìm những tác phẩm có cùng ngôi kể?
+ Kể tên những tác phẩm viết về cùng đề tài…trong giai đoạn?
+ Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật hoặc giới thiệu về nhân vật.
Kĩ năng viết đoạn văn
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung :
Xác định được chủ đề của đoạn văn
Triển khai thành các ý cụ thể
Xác định cách trình bày nội dung của đoạn văn
Viết theo yêu cầu phần Tiếng Việt
GV cần yêu cầu học sinh lập ý trước khi thực hiện viết đoạn văn
Nên đánh dấu thứ tự các câu
Các yêu cầu về kiến thức phần Tiếng Việt cần được thể hiện rõ bằng gạch chân hoặc tuỳ theo yêu cầu của đề bài
Kiểu câu hỏi viết đoạn văn về nhân vật( có yêu cầu về kiểu đoạn, ngữ pháp, số lượng câu)
- Xác định các đặc điểm nhân vật thông qua bài giảng
- Ghép những đặc điểm nhỏ thành đặc điểm lớn
- Viết câu khái quát về nhân vật dựa trên các đặc điểm đã xác định
- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp
- Xác định số lượng câu theo yêu cầu đề triển khai các ý cho khớp
- Kết nối thành đoạn văn
Ví dụ : Viết một đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Học sinh cần :
Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi : Cảm nhận về nhân vật Phương Định – cô thanh niên xung phong tronhg kháng chiến chống Mĩ.
Viết đoạn văn khoảng 15 câu
Xác định khái quát những đặc điểm về nhân vật Phương Định : Phương Định là hình tượng nhân vật chính trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi đã được nhà văn Lê Minh Khuê khắc hoạ rõ nét qua vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm sâu sắc.
- Xác định ý chính cần có khi nói về hình tượng nhân vật Phương Định
*Có tâm hồn trong sáng
+ Nhạy cảm, mơ mộng
Là cô gái trẻ đến từ Hà Nội, từng có một thời hồn nhiên vô tư
Nhạy cảm, thường quan tâm đến hình thức( tự đánh giá mình là một cô gái khá...); biết mình được nhiều người để ý, tự hoà nhưng không vồn vã mà tỏ ra kín đáo tưởng như kiêu kì.
Hay nhớ về kỉ nệm, tìm thấy sự thú vị ngay cả trong công việc nguy hiểm
+ Hồn nhiên yêu đời
Thích hát và thuộc nhiều lời bài hát
Vui thích cuồng cuống tận hưởng cơn mưa đá đến bất ngờ
*Có phẩm chất anh hùng
Có tinh thần trách nhiệm trong công việc
Dũng cảm gan dạ
Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng
Thương yêu những người đồng đội của mình
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm tưởng chừng như yếu đuối của Phương Định trở thành bản lĩnh của người anh hùng cách mạng.
Kiểu câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn về một đoạn thơ đặc sắc( Có yêu cầu về kiểu đoạn, ngữ pháp, số lượng câu)
Học sinh cần:
- Xác định kiến thức chính thuộc nội dung khổ thơ đề yêu cầu phân tích
+ Nội dung khái quát của đoạn thơ
+ Các ý cụ thể cần có
Xác định số lượng câu mà đề yêu cầu triển khai các ý cho khớp về số lượng
- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp
- Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa để hoàn chỉnh đoạn văn.
Ví dụ : Cho đoạn thơ :
Trăng cứ tròn vạnh vạnh
.......................................
.......................................
Đủ cho ta giật mình
Viết đoạn văn theo cách tổng hợp- phân tích - tổng hợp có độ dài khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp .
Yêu cầu:
Xác định kiến thức chính có trong đoạn thơ: Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm và triết lí của nhà thơ qua hình tượng trăng
Xác định các ý cụ thể cần có:
+Trăng trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người thay đổi” “vô tình”
+ Ánh trăng còn được nhân hoá “ im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thuỷ chung, tình nghĩa.
+ Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình”thức tỉnh, cái giật mình của lương tâm, thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn
+ Dòng thơ cuối dồn nén biết bao lời tâm sự, lời sám hối ăn năn không cất nên lời vì thế càng trở nên ám ảnh day dứt
+ Qua đó nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta về một lẽ sống, về một đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.
Mỗi ý trên triển khai thành 2-3 câu
- Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp
+ Câu cảm bộc lộ cảm xúc người viết về bài học đạo lí mà đoạn thơ đã đem lại
+ Câu có lời dẫn trực tiếp: Phần trích thơ trong ngoặc kép
Kết nối các câu thành đoạn và tiến hành sửa chữa để hoàn chỉnh đoạn văn
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
"Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão lại lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại đật bỏ đi nơi khác".
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu nét chính về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2) Tại sao tác giả lại để ông Hai nói "sai sự mục đích"?
3) Nói "Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian" là cách nói nào?
4) Nhân vật ông lão trong đoạn truyện trên nhà bị tây đốt thế mà lại đi thông báo với mọi người như khoe về một chiến công. Hãy nêu cảm nhận cảu em về hành động đó.
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
"Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...", cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng?...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ...
Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây[...]
ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
1) Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2) Đoạn truyện trên dùng ngôn ngữ thoại nào? Nó cho ta thấy tâm trạng gì của nhân vật?
3) Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc hoạ thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.
Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Dưới đây là một phần của truyện ngắn "Làng" (Kim Lân).
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
- Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:
- à, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên má. Ông nói thủ thỉ:
- ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
(Sách Ngữ văn 9, tập một)
1) Nêu tình huống cơ bản của truyện ngắn "Làng". Việc tác giả xây dựng tình huống như thế nhằm mục đích gì?
2) Theo em, vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ như thế nào?
3) Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Làng là không phải là Làng Chợ Dầu?
4) Em hãy nêu tên hai tác giả văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình THCS viết về đề tài người nông dân và ghi rõ tên tác giả.
“Nh×n lò con, tñi th©n, níc m¾t «ng l·o cø giµn ra. Chóng nã còng lµ trÎ con lµng ViÖt gian ®Êy ? Chóng nã còng bÞ ngêi ta h¾t hñi rÎ róng ®Êy ? Khèn n¹n, b»ng Êy tuæi ®Çu...”
1) Giíi thiÖu vÒ t¸c gi¶ vµ hoµn c¶nh ra ®êi cña t¸c phÈm.
2) TruyÖn ng¾n “Lµng” sö dông ng«i kÓ nµo? ViÖc lùa chän ng«i kÓ nh vËy cã t¸c dông g×?
3) §o¹n truyÖn trªn miªu t¶ t©m tr¹ng cña «ng Hai khi nµo? Theo em, t¹i sao «ng Hai l¹i cã t©m tr¹ng nh vËy?
4) §o¹n truyÖn trªn dïng ng«n ng÷ tho¹i nµo? Nªu râ t¸c dông cña h×nh thøc ®ã trong viÖc thÓ hiÖn t©m tr¹ng cña nh©n vËt.
5) DÊu ba chÊm ®Æt cuèi ®o¹n v¨n trªn cã t¸c dông g×?
6) §äc truyÖn “Lµng”, em thÊy ®Æc ®iÓm næi bËt cña nh©n vËt «ng Hai lµ g×?
7) KÓ tªn mét t¸c phÈm kh¸c trong ch¬ng tr×nh Ng÷ v¨n líp 9 s¸ng t¸c cïng thêi gian víi truyÖn ng¾n “Lµng” vµ ghi râ tªn t¸c gi¶.
a.ChÐp chÝnh x¸c hai khæ th¬ ®Çu bµi th¬ “§oµn thuyÒn ®¸nh c¸”.
b.Em h.dung ®îc g× vÒ c¶nh biÓn vµo ®ªm, c¶nh ®oàn thuyÒn rêi bÕn ra kh¬i vµ con ngêi trªn ®oàn.thuyÒn Êy?
c.T.bµy nh÷ng ®iÒu em võa hình dung ®îc b»ng 1 ®oạn v¨n T - P - H. Trong ®o¹n cã s.dông c¸ch dÉn gi¸n tiÕp vµ hai phÐp liªn kÕt c©u.
Hãy chỉ ra và p.tích giá trị ngh? thuật trong cõu thơ: Cá nhụ cá chim . đen hồng
Tìm 1 VD cũng có s? dụng bi?n pháp tu từ giống như cõu thơ trên (trong chuong trình đã học).
Bµi th¬ “Cµnh phong lan bÓ” cña ChÕ Lan Viªn cã c©u: Con c¸ song cÇm ®uèc dÉn th¬ vÒ … Bµi “§oµn thuyÒn ®¸nh c¸” cña Huy CËn còng cã mét c©u th¬ giµu h×nh ¶nh t¬ng tù.
a.Em h·y chÐp ch.x¸c khæ th¬ cã c.th¬ ®ã theo s¸ch N.v¨n 9 vµ cho biÕt hoàn cảnh ra đời cña b.th¬?
b.Con c¸ song vµ ngän ®uèc lµ nh÷ng s.vËt vèn kh¸c nhau trong thùc tÕ nhng nh.th¬ H.CËn l¹i cã mét sù liªn tëng hîp lÝ. V× sao vËy? C.th¬ cña «ng gióp ngêi ®äc hiÓu thªm nh÷ng g× vÒ th.nhiªn vµ tµi q.s¸t cña nh. th¬?
c.Díi ®©y lµ c©u c.®Ò cho 1 ®.v¨n tr.bµy c.nhËn vÒ khæ th¬ ®îc chÐp theo y.cÇu ë c©u a:
ChØ víi bèn c.th¬, H. CËn ®· cho ta thÊy mét bøc tranh k× thó vÒ sù giµu cã vµ ®Ñp ®Ï cña biÓn c¶ quª h¬ng.
Em h·y viÕt tiÕp kho¶ng 8 – 10 c©u ®Ó hoµn chØnh ®o¹n v¨n theo phÐp lËp luËn diÔn dÞch, trong ®ã cã 1 c©u ghÐp vµ 1 c©u cã thµnh phÇn t×nh th¸i.
Cho do?n tho:
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."
a) Khổ thơ này có những hình ảnh vừa quen, vừa lạ, bởi lẽ khổ thơ mở đầu của bài cũng từng nhắc đến hình ảnh của đoàn thuyền, mặt trời, câu hát, gió khơi. Em hãy chép chính xác khổ thơ mở đầu đó.
b) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép theo yêu cầu của câu (a) bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 10 câu.
c) Theo em, những hình ảnh mặt trời, đoàn thuyền, câu hát trở đi trở lại trong hai khổ thơ có ý nghĩa gì?
"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng"
...
a) Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
b) Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Với những câu hỏi không yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần:
+ Không diễn đạt rườm rà, không cần trả lời văn vẻ
+ Trả lời chính xác đúng trọng tâm câu hỏi.
+ Câu trả lời cần đầy đủ theo kết cấu chủ-vị
Với câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn, học sinh cần:
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về hình thức: hình thức của một đoạn văn, cách trình bày nội dung đoạn văn, những yêu cầu kiến thức về Tiếng Việt, Tập làm văn, số câu đảm bảo đúng quy định
+ Đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung: đủ ý, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ, diễn đạt mượt mà
Phần II. Những yêu cầu khi chấm thi
Dạng đề mở
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười (...)
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập hai, tr.72)
Từ những lời thơ trên, em hãy viết bài văn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của mái ấm gia đình, trong đó có sử dụng ít nhất một khởi ngữ, một thành phần biệt lập phụ chú, phép liên kết thế (gạch chân, xác định).
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con…”
(Theo Lí Lan, Cánh cổng trường mở ra)
Từ việc mẹ không “cầm tay”dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập.
Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quãng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, sò, ốc … để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi “non nớt” sớm rơi trên gành đá, hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp… cho năm học mới. Đồng hành với khát khao của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
(Theo Báo Thanh Niên ngày 18-6-2013, Ôm ước mơ đi về phía biển)
Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện trên.
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân trong môi trường học đường.
Những lưu ý với kiểu đề mở
- Học sinh có thể xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau
- Dù có “mở” đến đâu thì học sinh vẫn phải xác định được vấn đề cụ thể cần nghị luận là gì? và cần hướng người đọc đến những giá trị tốt đẹp nào?
- Học sinh phải biết kết hợp tốt các thao tác nghị luận giải thích, chứng minh, bình luận
- Học sinh không chỉ có kiến thức ở sách vở mà phải có kiến thức thực tế- kiến thức xã hội.
- Phải có đủ lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)