Định hướng dạy học dự án môn Tin học
Chia sẻ bởi Lê Cảnh Thành |
Ngày 25/04/2019 |
93
Chia sẻ tài liệu: Định hướng dạy học dự án môn Tin học thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
Mở đầu
DHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh (HS) chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, HS có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học. Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng DHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi nhưng trong thời qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở trường THPT Cồn Tiên còn nhiều hạn chế. Để góp phần phát triển DHTDA ở trường, năm học 2012 – 2013 chúng tôi tiến hành triển khai vận dụng phương pháp DHTDA trong chương trình Tin học bậc phổ thông nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng DHTDA một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng khó khăn khi áp dụng DHTDA vào dạy học môn Tin học:
DHTDA đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cả GV và HS, cách thức học và dạy mới sẽ là một khó khăn bởi lẽ PPDH truyền thống đã in sâu trong cách dạy và học của thầy và trò.
Thời gian cần để chuẩn bị và tiến hành dạy và học theo dự án đòi hỏi nhiều hơn trong khi quỹ thời gian giành cho DHTDA trong chương trình chính khóa chưa có vì vậy GV sẽ gặp không ít khó khăn, lúng túng khi áp dụng.
Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất phát từ phía GV thông qua kiểm tra tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp. Tức là mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập, chưa có đánh giá quá trình học, mới chỉ có GV đánh giá HS, HS chưa được tham gia vào quá trình đánh giá: tự đánh giá và đánh giá người khác.
Việc tổ chức học còn mới lạ nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Đa số học sinh có học lực yếu nên PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu,..còn yếu.
Kết quả làm việc phải được thể hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất.
Trong chế độ học và thi cử hiện hành, HS còn mang nặng ý thức đối phó học để thi nên chưa có thái độ học tập đúng mức đối với bộ môn Tin học.
DHTDA đòi hỏi GV phải lập kế hoạch và nội dung dự án khá công phu, phải thực sự tâm huyết với nghề.
Lần đầu tiên áp dụng về PPDH mới ở trường nên GV còn thiếu kinh nghiệm.
2.2. Định hướng vận dụng DHTDA vào nội dung chương trình Tin học ở trường THPT Cồn Tiên
Áp dụng PPDHDA là một hướng đi đúng trong dạy học. Nhưng chương trình Tin học hiện nay của HS phổ thông là rất nặng nề, chưa có qũy thời gian cho DHTDA, mặt khác việc áp dụng DHTDA vào đối tượng học sinh ở trường còn nhiều yếu tố khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số định hướng để vận dụng DHTDA vào bộ môn Tin học ở trường như sau:
Khi DHTDA giáo viên phải biết cách phân tích và lựa chọn những nội dung kiến thức, lựa chọn bài học phù hợp và đưa ra dự án học tập phù hợp vì không phải bài nào cũng có thể dạy được theo dự án.
Có nhiều cách khác nhau để tổ chức DHTDA, có thể sử dụng cả bài dạy; có thể tổ chức dạy trong một buổi ngoại khóa riêng nhưng cũng có thể lồng vào trong từng tiết dạy. Tùy theo quĩ thời gian, cách dạy mà GV có thể điều chỉnh để kết quả dạy học tốt hơn. Trong tiết học GV cần biết xác định từng mốc thời điểm khác nhau, thời điểm nào là truyền thụ kiến thức cơ bản, thời điểm nào là bắt tay vào thực hiện dự án.
Trong các môn học của bậc THPT, Tin học là môn học ứng dụng – gắn với cuộc sống sôi động hàng ngày. Việc kết hợp “học và hành” có rất nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện. DHTDA đối với môn học Tin học cho phép khai thác tối đa ưu thế của PPDH này và đặc điểm nổi bật của môn học. Đặc biệt chương trình Tin học có những nội dung rất gần gũi với đời sống thực tế. Đây là điều kiện lí tưởng để khơi nguồn cảm hứng trong hoạt động học tập của HS.
Khi áp dụng DHTDA vào chương trình Tin học, giáo viên có thể lựa chọn áp dụng những dự án mang tính chất để học sinh khám phá kiến thức mới hoặc dự án mang tính chất để học sinh củng cố kiến thức đã học. Tuy nhiên ở trường THPT Cồn Tiên đa số đối tượng học sinh có học lực yếu vì vậy cần áp dụng những dự án mang tính chất để học sinh củng
DHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh (HS) chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, HS có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học. Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng DHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Mặc dù phương pháp dạy học theo dự án đã được áp dụng nhiều ở nơi nhưng trong thời qua việc triển khai và áp dụng phương pháp dạy học này ở trường THPT Cồn Tiên còn nhiều hạn chế. Để góp phần phát triển DHTDA ở trường, năm học 2012 – 2013 chúng tôi tiến hành triển khai vận dụng phương pháp DHTDA trong chương trình Tin học bậc phổ thông nhằm đánh giá tính hiệu quả của phương pháp dạy học này và vận dụng DHTDA một cách có hiệu quả trên đối tượng học sinh của trường.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng khó khăn khi áp dụng DHTDA vào dạy học môn Tin học:
DHTDA đòi hỏi sự thay đổi tư duy của cả GV và HS, cách thức học và dạy mới sẽ là một khó khăn bởi lẽ PPDH truyền thống đã in sâu trong cách dạy và học của thầy và trò.
Thời gian cần để chuẩn bị và tiến hành dạy và học theo dự án đòi hỏi nhiều hơn trong khi quỹ thời gian giành cho DHTDA trong chương trình chính khóa chưa có vì vậy GV sẽ gặp không ít khó khăn, lúng túng khi áp dụng.
Việc kiểm tra đánh giá chỉ xuất phát từ phía GV thông qua kiểm tra tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp. Tức là mới chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập, chưa có đánh giá quá trình học, mới chỉ có GV đánh giá HS, HS chưa được tham gia vào quá trình đánh giá: tự đánh giá và đánh giá người khác.
Việc tổ chức học còn mới lạ nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Đa số học sinh có học lực yếu nên PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu,..còn yếu.
Kết quả làm việc phải được thể hiện bằng sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất.
Trong chế độ học và thi cử hiện hành, HS còn mang nặng ý thức đối phó học để thi nên chưa có thái độ học tập đúng mức đối với bộ môn Tin học.
DHTDA đòi hỏi GV phải lập kế hoạch và nội dung dự án khá công phu, phải thực sự tâm huyết với nghề.
Lần đầu tiên áp dụng về PPDH mới ở trường nên GV còn thiếu kinh nghiệm.
2.2. Định hướng vận dụng DHTDA vào nội dung chương trình Tin học ở trường THPT Cồn Tiên
Áp dụng PPDHDA là một hướng đi đúng trong dạy học. Nhưng chương trình Tin học hiện nay của HS phổ thông là rất nặng nề, chưa có qũy thời gian cho DHTDA, mặt khác việc áp dụng DHTDA vào đối tượng học sinh ở trường còn nhiều yếu tố khó khăn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số định hướng để vận dụng DHTDA vào bộ môn Tin học ở trường như sau:
Khi DHTDA giáo viên phải biết cách phân tích và lựa chọn những nội dung kiến thức, lựa chọn bài học phù hợp và đưa ra dự án học tập phù hợp vì không phải bài nào cũng có thể dạy được theo dự án.
Có nhiều cách khác nhau để tổ chức DHTDA, có thể sử dụng cả bài dạy; có thể tổ chức dạy trong một buổi ngoại khóa riêng nhưng cũng có thể lồng vào trong từng tiết dạy. Tùy theo quĩ thời gian, cách dạy mà GV có thể điều chỉnh để kết quả dạy học tốt hơn. Trong tiết học GV cần biết xác định từng mốc thời điểm khác nhau, thời điểm nào là truyền thụ kiến thức cơ bản, thời điểm nào là bắt tay vào thực hiện dự án.
Trong các môn học của bậc THPT, Tin học là môn học ứng dụng – gắn với cuộc sống sôi động hàng ngày. Việc kết hợp “học và hành” có rất nhiều yếu tố thuận lợi để thực hiện. DHTDA đối với môn học Tin học cho phép khai thác tối đa ưu thế của PPDH này và đặc điểm nổi bật của môn học. Đặc biệt chương trình Tin học có những nội dung rất gần gũi với đời sống thực tế. Đây là điều kiện lí tưởng để khơi nguồn cảm hứng trong hoạt động học tập của HS.
Khi áp dụng DHTDA vào chương trình Tin học, giáo viên có thể lựa chọn áp dụng những dự án mang tính chất để học sinh khám phá kiến thức mới hoặc dự án mang tính chất để học sinh củng cố kiến thức đã học. Tuy nhiên ở trường THPT Cồn Tiên đa số đối tượng học sinh có học lực yếu vì vậy cần áp dụng những dự án mang tính chất để học sinh củng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Cảnh Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)