DINH DUONG TRE EM

Chia sẻ bởi Trần Viết Nhi | Ngày 05/10/2018 | 141

Chia sẻ tài liệu: DINH DUONG TRE EM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1.Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
2. Sinh lí bài tiết sữa
3. Cách cho trẻ bú
4. Duy trì nguồn sữa mẹ
5. Cai sữa cho trẻ
Nuôi con bằng sữa mẹ
1.Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
a. Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và hấp thụ, đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển cơ thể trẻ em.
b. Sữa mẹ có tác dụng chống nhiễm khuẩn
c. Trẻ bú sữa mẹ thường không bị dị ứng, tiêu chảy chàm má .
d. Nuôi con bằng sữa mẹ đã giúp cho bà mẹ và đứa trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con.
e. Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ
f. Sữa mẹ thường xuyên có chất lượng tốt
Trước đây mọi người nghĩ một em bé mũm mĩm dễ thương hơn , nhưng nghiên cứu cho thấy điều này hoàn toàn bất lợi cho sưc khỏe lâu dài nếu trẻ sơ sinh tăng quá nhanh do bú bình.
Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc bú sữa mẹ với việc giảm nguy cơ béo phì sau này,giảm huyết áp và cholestrenol trong máu ổn định,giảm nguy cơ đột quỵ,bị bệnh tim,sữa mẹ giúp phòng bệnh tai mũi họng ở trẻ…….

h.Dùng sữa mẹ thuận tiện hơn

i. Sữa mẹ rẻ hơn.
g. Sữa mẹ sạch hơn.
WHO khuyết nghị : “CÁC BÀ MẸ NÊN CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ NGAY TỪ ĐẦU ĐỂ CUNG CẤP CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT ĐỨA TRẺ . THÀNH PHẦN SỮA MẸ THÍCH HỢP VỚI TẤT CẢ CÁC BÉ NÓ CHỨA NHIỀU CÁC VI CHẤT GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM.”
Bảng giá trị DDTP trong 100ml sữa mẹ so với sữa bò
So sánh việc cho bú mẹ và cho bú bình
Mẹ cho bé bú
Mẹ có thể ngồi hoặc nằm
Mẹ có thể làm một việc gì đó
- Rửa bình sữa, núm vú cao su và những vật dụng cho ăn khác
Tiệt trùng
Pha chế sữa
Hâm nóng sữa lại khi cho bú
Thường xuyên giặt gĩu yếm

Lợi ích đối với bà mẹ
- Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ

- Giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú.
Động tác bú của mẹ có tác dụng co hồi tử cung làm cho người mẹ đỡ bị mất máu.
A. Trong thời kỳ có thai, các tuyến sữa đã thay đổi như thế nào?
Các tuyến sữa gồm các tuyến thùy và mô mỡ sản xuất ra sữa. Các mô mỡ được coi là lớp bảo vệ các tuyến thùy này và tạo cho ngực có hình nhô cao lên.
2. Sinh lí bài tiết sữa
B. Phản xạ truyền sữa
Các xung động cảm giác
từ núm vú
Oxytocin
Prolactin
não tiết ra vào máu
Trẻ bú
+ Prolactin : tác dụng kích thích các tế bào tiết sữa
+ Oxytocin : cho các cơ đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đến các xoang sữa ra đầu vú.
C. Các tuyến sữa tạo ra cái gì ?

SỮA TRƯỞNG THÀNH
SỮA NON
Sữa đầu bữa
Sữa cuối bữa
Sữa non là gì?
Sữa mẹ bài tiết trong vài ngày đầu sau đẻ gội là sữa non
Đặc điểm:
- Đặc sánh màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể vitamin và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành.
- Có tác dụng xổ nhẹ, giúp cho việc đào hải phân su nhanh, ngăn chặn vàng da.

Sữa đầu có màu hơi xanh. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được khối lượng lớn các chất dinh dưỡng và nước.
Sữa cuối có màu trắng hơn vì chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng.
Sữa trưởng thành.
3. Cách cho trẻ bú
- Cho trẻ bú ngay từ giờ đầu sau khi sinh để kích thích việc tiết sữa.
- Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ
- Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú.
- Nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
Bước 1 : Vệ sinh bầu vú,vắt bỏ vài giọt sữa đầu cho trẻ bú một bên trong một lền bú.(làm sao sau mỗi lần bú,vú phải mềm,sạch hết sữa).
Bước 2 : Cho trẻ uống 1-2 thìa nước sôi ấm , tranh cho trẻ bị trơ lưỡi
Bước 3 : Sau khi bế xong bế dọc trẻ rồi mới cho nằm tránh cho trẻ bị trơ lưỡi
Các bước cho bú
Miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác mút được tốt hơn.
    Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ
4. Duy trì nguồn sữa mẹ
Người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
Có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái
Người mẹ tăng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.
Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần được ăn đủ, uống đủ ngủ đẫy giấc.
Người mẹ nên ăn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường.
Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
  - Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít).
- Cho con bú thường xuyên và bú đúng cách. Trẻ ngậm bắt bú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh đau rát vú.
- Nên hạn chế dùng thuốc
- Tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ.
- Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.
Nuôi trẻ bằng sữa được vắt từ vú mẹ
* Bước 1: Rửa tay và ly đựng sữa cho thật sạch (ly đựng sữa phải có nắp đậy
* Bước 2: Xoa nhẹ quanh bầu vú rồi nhẹ nhàng ấn vào núm vú và xoay nhẹ núm vú
Vắt sữa:
Bước 3:
- Đặt ngón cái ở bờ trên quầng vú, ngón trỏ ở phía đối diện với ngón cái, dùng các ngón còn lại nâng bầu vú của bạn lên .
- Ấn nhẹ ngón cái và ngón trỏ trên ngực, sau đó ấn vào và thả ra vài lần để tạo áp lực làm cho sữa chảy ra
- Không bóp, nặn hoặc siết chặt núm vú và đừng làm trầy xước vùng da ở bầu vú.
- Tránh  nặn ở quá gần núm vú hoặc ở ngay đầu núm vú).

Lưu ý:
- Các ngón tay của bạn nên xoay tròn đều quanh bầu vú.
Cho trẻ bú sữa vắt từ vú mẹ
Bước 1:  Người chuẩn bị cho trẻ bú phải rửa tay của  mình thật sạch.
Bước 2:  Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: 1 cái ly nhỏ , một cái muỗng nhỏ ,bình sữa và núm vú. Tất cả các dụng cụ này đều  đã được rửa sạch và luộc sôi.
Bước 3 :  Đổ sữa đã vắt  vào 1 ly nhỏ đủ để trẻ uống (bú) trong 1 lần,  đặt ly sữa này lên bếp và đun sôi. Nếu bạn cho trẻ bú bằng bình sữa thì rót sữa đã đun sôi vào bình sau đó làm nguội sữa và cho trẻ bú.
Làm thế nào để xác định đứa trẻ có nhận được đủ sữa hay không ?
- Kiểm tra sự tăng cân của trẻ.
- Theo dõi nước tiểu
2 điều kiện chắc chắn trẻ đã nhận đủ sữa là:
Tăng cân trên 500g/ tháng
Đi tiểu trên 6 lần trong 1 ngày, nước tiểu loãng

5. Cai sữa cho trẻ
- Không nên cai sữa cho trẻ quá sớm, khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ.
- Không nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.
- Không nên cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ quấy khóc biếng ăn.
      
- Không cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.
- Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...) chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.
K

T
L
U

N
1 – “An toàn”: Góp phần phòng và chống những bệnh lây nhiễm thông thường như tiêu chảy và viêm phổi, đồng thời cũng phòng nhiều chứng dị ứng, ví dụ như hen phế quản.
2 – “Lành mạnh”: Sữa mẹ bao gồm hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết và với số lượng đúng, sữa mẹ phù hợp nhất đối với những nhu cầu dinh dưỡng mà trẻ nhỏ cần.
3 – “Bền vững”: Có bà mẹ (hay người vú nuôi) là có sữa mẹ, do đó trẻ nhỏ không cần một loại thức ăn nào khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Viết Nhi
Dung lượng: 2,87MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)