Dinh dưỡng khoáng kẽm

Chia sẻ bởi Lê Thanh Gấu | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: dinh dưỡng khoáng kẽm thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.Ts.Nguyễn Bảo Vệ
Nhóm báo cáo:
Nguyễn Xuân Sơn: 3073332
Võ Thiện Nhân: 3073310
Huỳnh Ngọc Trọng: 3073360
Đặng Xuân Ánh: 3073261
Bùi Thành Giao: 3073277
Lê Thị Bích: 3073262
Trường Đại Học Cần Thơ
Khoa Nông Nghiệp và SHƯD
BÀI BÁO CÁO VỀ DƯỠNG CHẤT KHOÁNG Zn
Ngày 14-02 phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm tìm tài liệu.
Ngày 21-02 tổng hợp tài liệu,và phân công làm bài powerpoint.
Ngày 28 -02 hoàn tất bài báo cáo.
Trong quá trình hoạt động tất cả các thành viên điều tham gia đầy đủ.
Quá trình hoạt động của nhóm 5
I.Vai trò của dưỡng chất khoáng
Zn trong cây.
II.Cách chẩn đoán tình trạng thiếu
Zn trong cây.
III.Biện pháp khắc phục tình trạng
thiếu Zn trong cây.

NỘI DUNG BÁO CÁO
I.Vai trò của dưỡng chất khoáng
Zn trong cây.


Cây trồng cần 13 chất khoáng chủ yếu để sinh trưởng và phát triển. Trong đó, có kẽm (Zn). Cũng như những chất khoáng khác, Zn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cây.
Sau đây, xin được khảo sát một số vai trò chủ yếu của Zn trong cây.
Nguyên tố kẽm có vai trò trong dinh dưỡng cây trồng như là việc ảnh hưởng đến sự tổng hợp sinh học axit indol acetic; là thành phần thiết yếu của men, anhydrase, alcohol
dehydrogenase.
Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp axit nucleic và protein. Đặc biệt, kẽm còn giúp cho việc tăng cường khả năng sử dụng đạm và lân trong cây .
Kẽm hoạt động như là thành phần kim loại của 1 loạt enzyme hoặc cofactor của nhiều enzyme ( hơn 80 Enzyme đã được biết đến). Các enzyme quan trọng nhất được hoạt động bởi nguyên tố này như là: Alcohol dehydrogenase, Fructose-1,6-bisphosphatase, RNA polymerase…
Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp Auxin.
1. vai trò của Zn trong các Enzyme:
Alcohol dehydrogenase:
E. Alcohol dehydrogenase xúc tác khử acetaldehyde thành ethanol.
Đây là phản ứng chính của sự lên men ở hầu hết TV và nhiều vi sinh vật, nó tạo ra ethanol, đây chính là rượu ethylic.
Quá trình này là quá trình xảy ra trong quá trình hô hấp carbohydrate của cây để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây. Vì vậy khi thiếu Zn thì quá trình hô hấp biến dưỡng carbohydrate sẽ bị ảnh hưởng.
Sau đây, ta xét tiếp đến vai trò của Zn trong E. Fructose-1,6-bisphosphatase.
+ Fructose-1,6-bisphosphatase:
Fructose-1,6-bisphosphatase là enzyme chính trong sự phân cắt đường C6 ở lục lạp và tế bào chất theo sơ đồ sau:
Trong quá trình này, ngoài E. Fructose-1,6-bisphosphatase được hoạt động, liên hệ bởi kẽm, còn có E. Aldolase isoenzyme xúc tác phân cắt Fructose-1,6-bisphosphat tạo ra hai chất C3 bị giảm nghiêm trọng khi thiếu Zn.
Đây chính là quá trình đường phân, quá trình này cũng xảy ra trong sự hô hấp carbohydrate. Nó cũng liên quan đến sự biến dưỡng carbohydrate trong cây.
+ RNA polymerase:

Zn còn là thành phần chủ yếu của E. RNA polymerase. Nếu như zn bị loại bỏ thì E. RNA polymerase không được kích hoạt.
Hơn nữa, Zn còn là thành phần cấu tạo của Ribosome, khi không có Zn Ribosome bị phân hủy.Hàm lượng protein ở cây thiếu Zn giảm do sự gia tăng phân hủy RNA. Do vậy, lượng RNA tổng hợp sẽ giảm, hàm lượng protein cũng giảm theo làm cho cây trồng sinh trưởng còi cọc và thay đổi hình thái giải phẫu của lá: lá nhỏ, mép lá thường bị vặn vẹo và nhăn nheo về dạng mạo…






2.Vai trò của Zn trong chất điều hòa sinh trưởng thực vật_Auxin
Trong quá trình tổng hợp auxin đều có sự tham gia của kẽm ( Zn2+). Cụ thể, Zn cần thiết cho sự tổng hợp tryptophan, nó là tiền chất để tổng hợp IAA.
IAA có tác dụng dãn dài tế bào, kích thích sự tạo rễ, phát triển chồi ngọn.
II.CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG
THIẾU Zn TRONG CÂY.
Trong trường hợp cây thiếu kẽm nặng, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ xuất hiện chủ yếu ở các lá trưởng thành hoàn toàn, thường là từ lá thứ 2 và thứ 3 trở xuống.
Triệu chứng đặc trưng có thể thấy rõ do thiếu kẽm ở cây hai lá mầm là , sự sinh trưởng còi cọc do các lóng bị rút ngắn và kích thước lá bị giảm nghiêm trọng “lá nhỏ”.
Cây thiếu kẽm
Mép lá thường bị vặn vẹo và nhăn nheo về dạng mạo.Trường hợp thiếu ít gân lá có màu xanh, thịt lá có màu xanh nhạt. Trường hợp trầm trọng các lá non có thể biến đổi thành màu trắng nhạt, lá non nhỏ cây mọc thành buội lóng kém phát triển , cây ra hoa tạo trái ít.Thường các triệu chứng này kết hợp với sự hoại tử.
Trên cây bắp nếu thiếu kẽm thì lá sẽ có từ một sọc vàng nhạt đến một dãi các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc đỏ tía giữa gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.
Trên cây lúa sau khi cấy 15-25 ngày xuất hiện các đóm nhỏ rải rác màu vàng nhạt, xuất hiện trên các lá già, sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu xẩm, sau đó là trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng một tháng.
Đối với nhóm cây có múi như cam chanh xuất hiện lá úa vàng không điều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả sẽ giảm mạnh .
Phương pháp chiết với hai pha:(Saw và Dean 1951).
Phương pháp chiết với dung dịch trích HCl 0,1N (Nelson 1959).
Phương pháp dung dịch trích amon-axetat-dithizone (theo Shaw và Dean).

Phương pháp phân tích đất
Phương pháp sử dụng AAS.

Phương pháp so màu sử dụng dithizone:(theo Holmes và Samdell).
Phương pháp phân tích cây.
Hàm lượng kẽm trong một số cây trồng
Nguồn:Sparr và ctc.(1968) trích dẫn bởi Sauchelli (1969)
III.BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
TÌNH TRẠNG THIẾU
Zn TRONG CÂY .

Để khắc phục tình trạng thiếu kẽm trên cây trồng, người ta bổ sung kẽm trong
các loại phân bón lá. Như loại phân bón thường dùng là Sulphát kẽm ZnSO4 , ngoài ra có thể phun loại kẽm đã được chelat hoá như: NaZn EDTA tuy có giá thành cao nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.
1. Cách sử dụng ZnSO4 :
Phân kẽm có thể dùng để bón vào đất, phun qua lá, tẩm hạt giống, hồ rễ và phối vào phân đa lượng.
a/Bón vào đất:
- Cách bón:
Phân kẽm có thể bón rải trên bề mặt sau lần làm đất cuối.
Bón lót bên cạnh hay dưới hạt giống hoặc rải trên mặt đất.
Bón theo hàng, theo hốc.
Trường hợp bón rải trên mặt mà không trộn với đất thì hiệu quả sẽ thấp vì kẽm di động rất ít.
- Liều lượng: Phân kẽm để bón cho đất trong khoảng 5-20kg Zn/ha tùy theo cây trồng và mức độ kẽm trong đất cũng như kết cấu đất.
b.Phun qua lá
- Cách phun: Phun từ 2-4 lần và cách nhau mỗi tuần cho cây trồng thiếu kẽm thì có thể khắc phục tuy nhiên sẽ không còn tồn dư trong đất và bón thường xuyên mỗi vụ.

- Liều lượng:
Tạo dung dịch kẽm sunphát trung tính được tạo thành bằng cách pha nồng độ 0,5% kẽm sunphát với 0,25% vôi trong nước.
Lượng dung dịch phun khoảng 400lit/ha.



c.Tẩm vào hạt giống

Tẩm hạt giống vào dung dịch có kẽm hoặc bột chứa kẽm trước khi gieo nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu kẽm của cây trồng.
d.Hồ rễ cây
- Cách làm: Nhúng rễ cây vào dung dịch kẽm.
Hồ rễ là biện pháp có hiệu quả kinh tế, nhưng cũng giống như phun qua lá, biện pháp này phải thực hiện hàng vụ vì không có kẽm tồn lưu trong đất.
Biện pháp hồ rễ có thể thực hiện với nhiều loại cây trước khi đem trồng.
Liều lượng ZnSO4 bón cho cây trồng:

- Bón rải đều: 5-20kg/ha.
- Bón theo hàng: 3-5kg/ha.
- Phun qua lá: 15-250gam/ha.
2. Kết Luận
Như vậy cách dùng ZnSO4 là tùy thuộc vào điều kiện đất, sinh lí của từng loại cây trồng, giai đoạn phát triển của cây trồng.
Phương pháp phun qua lá, tẩm hạt, hồ rễ có hiệu quả hấp thụ cao nhất, tiết kiệm được phân nhưng năm nào cũng phải bón.
Phương pháp bón trực tiếp vào đất tiết kiệm được công và vụ sau bón ít đi.
Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn. 2004. Giáo trình sinh lý thực vật.
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài. 2004. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Sổ tay phân tích Đất, Nước, Phân bón, Cây trồng. 1998. Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa. Nxb. Nông Nghiệp-Hà Nội.
http://www.Google.com.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chân thành cảm ơn thầy và các bạn
đã chú ý theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Gấu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)