Dinh dưỡng hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yến Ngọc | Ngày 23/10/2018 | 78

Chia sẻ tài liệu: dinh dưỡng hoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỔ THỂ VÀ VẤN ĐỀ SUY GIẢM MIỄN DỊCH
I. BỔ THỂ
KHÁI NIỆM
Bổ thể là một nhóm protein huyết thanh. Hệ thống bổ thể bao gồm ít nhất là 30 protein và glycoprotein trong máu và gắn trên các màng. Bổ thể đóng vai trò quan trọng trong cả đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thích ứng do kháng thể thực hiện. Sau khi có sự hoạt hoá của một thành phần đầu tiên thì các thành phần bổ thể khác nhau tương tác với nhau dưới sự điều hoà chặt chẽ của một chuỗi các enzyme tạo ra các sản phẩm phản ứng có tác dụng thúc đẩy sự thanh lọc các kháng nguyên và sự tạo thành của một đáp ứng viêm
Vai trò

Hoạt tính làm tan tế bào: phức hợp tấn công màng MAC (membrane attack complex) chọc thủng màng tế bào, tạo các lỗ trên màng làm tan tế bào, gây chết tế bào
Tham gia cơ chế opsonin hóa: làm cho việc thực bào dễ dàng hơn
Tăng cường đáp ứng viêm:các độc tố phản vệ có tác dụng co bóp cơ trơn, tăng tính thấm thành mạch giúp cho sự thoát mạch, kích thích tế bào Mast giải phóng các chất trung gian gây viêm như histamin
Tính hóa hướng động: có khả năng thu hút các tế bào thực bào
Các cơ chế hoạt động

Để có được hiệu lực bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, các protein bổ thể thành phần phải được hoạt hóa. Các thành phần này được kích hoạt thông qua 3 con đường khác nhau. Các con đường hoạt hóa được khởi động bằng các protein bổ thể khác nhau nhưng lại sản sinh ra cùng một bộ các phân tử hoạt động.Các con đường này là:
Con đường cổ điển
Con đường nhánh
Con đường lectin
Các cơ chế hoạt động

Sau khi hoạt hóa, hệ thống bổ thể có 3 cách để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhiễm của vật ngoại lai
Thứ nhất, nó sản sinh ra một lượng lớn protein bổ thể đã được hoạt hóa để liên kết với mầm bệnh, opsonin hóa chúng để tạo điều kiện cho các đại thực bào mà có receptor với bổ thể “ăn” các mầm bệnh
Thứ hai, những mảnh nhỏ của các protein bổ thể làm tăng cường đáp ứng viêm. Ngòai ra một trong những mảnh đó có hoạt tính hóa hướng động nhằm thu hút bạch cầu
Thứ ba, những thành phần cấu trúc bổ thế ở giai đoạn cuối hủy hoại một số vi khuẩn bằng cách tạo ra những lỗ trên màng của nó
Các thành phần của bổ thể

 Bổ thể là những protein đặc biệt, có sẵn trong huyết tương dưới dạng chưa hoạt hóa, chủ yếu do gan sản xuất.
- Bổ thể gồm có 9 thành phần: C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8 và C9. Trong đó C1 gồm 3 thành phần khác nhau: C1q, C1r, C1s.
- Có khoảng 10 yếu tố tham gia điều hòa sự hoạt hóa các thành phần của bổ thể: C1 INH, I, H, B, D, P, C4bp, DAF, CR1 và protein S.
- Bổ thể và các yếu điều hòa hợp thành hệ thống bổ thể.
Có ba con đường hoạt hoá bổ thể: 
con đường cổ điển
 con đường không cổ điển 
con đường lectin 
Ba con đường này khác nhau ở cách khởi động nhưng đều có chung một chuỗi phản ứng cuối cùng tạo ra một đại phân tử được gọi là phức hợp tấn công màng có tác dụng làm tan một số tế bào, vi khuẩn và virus khác nhau. Hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển là một cơ chế phòng vệ của đáp ứng miễn dịch dịch thể (một nhánh của miễn dịch thích ứng) do các kháng thể thực hiện. Hoạt hoá bổ thể theo con đường không cổ điển và con đường lectin là các cơ chế phòng vệ của miễn dịch bẩm sinh.
Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
Cần có sự tham gia của các bổ thể C1, C4, C2 và KT. Có thể chia ra làm 6 bước:
(1) – Tạo phức hợp KN-KT để hoạt hóa C1. C1 (esteaz) cấu tạo gồm 3 protein hợp thành: C1q, C1r và C1s. C1q gồm 3 tiểu đơn vị hợp thành. Mỗi tiểu đơn vị có hình chữ Y, đầu hình cầu. Ba tiểu đơn vị gắn với nhau như 6 bông hoa tulip. Khi C1 gắn vào phần Fc của 2 IgG (thuộc loại IgG1, IgG2, IgG3 hoặc IgM) nằm kề nhau, thì C1q được hoạt hóa. Tiểu phần này kích thích hoạt hóa C1r, rồi C1r đã hoạt hóa lại kích thích C1s. C1s đã hoạt hóa sẽ tham gia hoạt hóa C4 và C2.
(2) – C1s đã hoạt hóa sẽ xúc tác để tách đôi C4 thành C4a (mảnh nhỏ) và C4b (mảnh lớn). C4b sẽ gắn vào màng sinh chất của tế bào và vào C2 tạo thành C4bC2. C1s đã hoạt hóa tiếp tục tách đôi C2 thành C2a (mảnh nhỏ) và C2b (mảnh lớn). C4b kết hợp với C2a thành C4b2a, đó chính là convertaz C3 (enzym bổ thể C3).
(3) – Dưới tác dụng của C4b2a, C3 bị tách đôi thành C3a (mảnh nhỏ) và C3b (mảnh lớn). C3b gắn với C4b2a thành C4b2a3b, đó chính là convertaz C5 (enzym bổ thể C5).
(4) – Dưới tác dụng của C4b2a3b, C5 bị tách thành 2 mảnh là C5a và C5b.
(5) – C5b gắn vào tế bào đích và vào C6 để tạo phức hợp C5b6, sau đó gắn với C7 để tạo thành C5b67. Phức hợp này bám vào lớp lipit kép của màng sinh chất..
(6) – C5b67 bám vào C8 sau đó bám tiếp vào C9. C9 trùng hợp với nhau tạo thành phức hợp tấn công màng C5b6789 khoan lỗ thủng, đâm thoát nội chất và giết chết tế bào.
Chi tiết hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển
2. Hoạt hóa theo con đường nhánh
Không cần có sự tham gia của KT, nhưng cần đến yếu tố B, D và màng tế bào vi khuẩn thay cho các bổ thể C1, C2, C4 để dẫn đến tạo thành enzym hoạt hóa C3.
C3b gắn vào màng vi khuẩn, yếu tố B gắn với C3b tạo phức hợp C3bB. Khi gắn với C3b, yếu tố B để lộ vị trí gắn chịu sự tác động của yếu tố D và bị tách ra thành Ba (mảnh nhỏ) và Bb (mảnh lớn). Mảnh Bb được giữ lại tạo thành phức hợp C3bBb (tương đương C4b2a). Đó chính là convertaz C3, dùng để bổ C3. C3bBb gắn thêm C3b tạo thành C3bBb3b (tương đương C4b2a3b). Đó chính là convertaz C5. Từ đây sự hoạt hóa bổ thể sẽ diễn ra giống như phần cuối của con đường cổ điển.
Chi tiết hoạt hóa bổ thể theo con đường nhánh 
Hoạt hóa theo con đường lectin
Con đường cổ điển có thể được hoạt hóa bởi nhân tố khác chứ không phải bằng kháng thể. ĐTB bắt giữ và tiêu hóa vi khuẩn, virut…tiết ra cytokin kích thích tế bào gan tiết ra lectin. Lectin có khả năng gắn với đường mannoza trên mặt tế bào vi khuẩn nên có tên gọi là protein gắn mannoza (MBP = mannoz binding protein). Lectin (MBP) có cấu trúc không gian ba chiều gần giống như C1q. Hai phân tử MASP-1 và 2 phân tử MASP-2 (MBP-associated serin protein, một loại loteraz) lần lượt giống với C1r và C1s. Quá trình hoạt hóa gồm:
(1) – Lectin gắn vào các gốc đường mannoza trên bề mặt vi khuẩn.
(2) – Lectin được hoạt hóa sẽ hoạt hóa 2 phân tử MASP-1
(3) – Đến lượt mình, MASP-1 được hoạt hóa sẽ hoạt hóa 2 phân tử MASPP-2
(4) – MASP-2 được hoạt hóa sẽ hoạt hóa C2 và C4
(5) – Từ đây sự hoạt hóa bổ thể giống như con đường cổ điển.
Vai trò sinh học của bổ thể
Chức năng sinh học chủ yếu của bổ thể là làm ly giải tế bào mang kháng nguyên lạ (chủ yếu là vi sinh vật gây bệnh: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng) tham gia hình thành viêm, xử lý và loại trừ phức hợp miễn dịch. Bổ thể đóng vai trò quan trọng chống nhiễm khuẩn. Hầu hết các trường hợp thiếu bẩm sinh các thành phần bổ thể đều bị nhiễm khuẩn liên tiếp.
3.1. Ly giải tế bào mang kháng nguyên
Bổ thể tham gia làm tan các tế bào mang kháng nguyên (chủ yếu là các vi sinh vật gây bệnh, các tế bào bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn...) nhờ sự hình thành phức hợp tấn công màng.
3.2. Hình thành phản ứng viêm
Các sản phẩm của hoạt hoá bổ thể, nhất là các mảnh C3a, C5a có hoạt tính sinh học quan trọng trong hình thành phản ứng viêm. Một số mảnh có ái tính gắn trên màng một số tế bào, lôi kéo các tế bào này tham gia vào phản ứng viêm.
C3a, C5a có tác dụng hấp dẫn bạch cầu, co cơ trơn, gây tăng tính thấm thành mạch giúp bạch cầu xuyên mạch đến ổ viêm, hình thành dịch rỉ viêm. C5a còn bám vào tế bào mast và bạch cầu ái kiềm làm giải phóng ra histamin gây tăng tính thấm thành mạch mạnh C3b còn bám trên một số nhóm tế bào lympho T và B (nhờ thụ thể) có tác dụng hoạt hoá các tế bào này. Ngoài ra C3b còn có thụ thể trên màng bạch cầu đa nhân trung tính, có tác dụng kích thích quá trình thực bào.
C1q có thụ thể trên tiểu cầu, tham gia vào quá trình đông máu tại ổ viêm.
3.3. Xử lý phức hợp miễn dịch
Xử lý và thải trừ các phức hợp miễn dịch trở nên dễ dàng hơn nhiều khi có bổ thể tham gia. Các phức hợp KN - KT lưu hành trong máu (gọi là phức hơp miễn dịch) nếu có gắn bổ thể sẽ giúp các tế bào thực bào tăng khả năng bắt giữ (ăn) và tiêu huỷ chúng, nhờ vậy hạn chế khả năng gây bệnh.
VẤN ĐỀ SUY GIẢM MIỄN DỊCH
Ðịnh nghĩa
 Suy giảm miễn dịch là một trạng thái mà trong đó cơ thể không sinh được đáp ứng miễn dịch hoặc chỉ sinh được một đáp ứng miễn dịch yếu không thể đáp ứng được với yêu cầu của cuộc sống bình thường. Cụ thể là không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh, hậu quả là cơ thể dễ bị nhiễm trùng nặng, đi đến tử vong.
Nguyên nhân của suy giảm miễn dịch có thể do bẩm sinh (suy giảm miễn dịch tiên phát) hoặc mắc phải (suy giảm miễn dịch thứ phát), làm cho các loại tế bào có thẩm quyền miễn dịch không còn khả năng phản ứng với các kháng nguyên nữa.
 Suy giảm miễn dịch tiên phát
1. Định nghĩa
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay tiên phát xảy ra do những bất thường mang tính di truyền ở trên bất kỳ một yếu tố nào của hệ thống miễn dịch như các lympho bào, các đại thực bào và các yếu tố của bổ thể.
Suy giảm miễn dịch tiên phát dòng tế bào lympho T 
3.2.1. Mô tả
Trẻ mắc hội chứng nầy không có hoặc có rất ít tế bào lympho T trong máu, trong hạch và lách (lách và hạch vẫn có các trung tâm mầm và tương bào). Nồng độ Ig trong máu vẫn bình thường, đáp ứng tạo kháng thể sơ phát với kháng nguyên vẫn xảy ra nhưng đáp ứng thứ phát thì không xảy ra. Trẻ không có biểu hiện của các phản ứng quá mẫn chậm. Mổ tử thi không thấy có tuyến ức.
3.2.2. Bệnh sinh
Hội chứng Di George hình như không phải là một bệnh di truyền mà chỉ là một tật bẩm sinh. Nguyên nhân của hội chứng là do rối loạn hình thành các túi thanh quản số 3 và số 4 trong giai đoạn sớm (khoảng tuần thứ 5, thứ 6) của sự phát triển bào thai, dẫn đến thiểu sản hoặc bất sản tuyến giáp, tuyến cận giáp. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện khuyết tật các cấu trúc được hình thành trong cùng giai đoạn nầy gồm các dị tật bẩm sinh của mạch máu, hẹp hoặc chít thực quản, thông liên nhĩ hoặc liên thất,...
3.2.3. Lâm sàng
Biểu hiện gợi ý cho chẩn đoán hội chứng là các cơn thiếu hụt can xi khi trẻ mới đẻ. Xuất hiện ở cả trẻ nam lẫn nữ, một số ít trường hợp gặp ở nhiều trẻ trong cùng một gia đình. Một số trẻ có tổn thương nhẹ và chúng lớn lên bình thường (hội chứng Di George một phần). Nhưng đa số trẻ bị hội chứng toàn bộ nên rất dễ bị tử vong vì bệnh nhiễm trùng do các vi sinh vật cơ hội gây ra. Điển hình nhất là nhiễm Candida albicans ở lưỡi và da, ngoài ra còn bị viêm phổi do một loại đơn bào Pneumocystis carinii và các bệnh do vi rut rất nguy kịch.
3.2.4. Miễn dịch
Nét đặc trưng về phương diện suy giảm miễn dịch của hội chứng này là:
        - Nồng độ globulin miễn dịch toàn bộ trong huyết thanh gần như bình thường nhưng có giảm IgA và tăng IgE.
        - Tỷ lệ tế bào lympho T giảm và có tăng tương đối tỷ lệ tế bào lympho B. Tuy vậy, tỷ lệ tế bào T hỗ trợ và T ức chế vẫn bình thường.
        - Phản ứng chuyển dạng tế bào lympho cũng như phản ứng quá mẫn chậm bị thay đổi tùy theo mức độ tổn thương tuyến ức. Nếu tuyến ức vẫn còn thì vẫn thấy tiểu thể Hassall, mật độ tế bào tuyến ức vẫn bình thường, vẫn phân biệt được vùng vỏ và vùng tủy của tuyến.
       
- Các nang lympho trong hạch bình thường nhưng vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch và lách bị thay đổi (thưa thớt tế bào lympho).
3.2.5. Hướng điều trị: ghép tuyến ức bào thai
Suy giảm miễn dịch tiên phát dòng tế bào lympho B
3.3.1. Mô tả
Bệnh xuất hiện ở trẻ nam, trong máu, tủy xương, lách, hạch không có các tế bào lympho B và tương bào. Huyết thanh không phát hiện được các Ig, do vậy còn có tên gọi khác là bệnh vô gamma globulin huyết bẩm sinh có liên quan với giới tính nam.
3.3.2. Bệnh sinh
Là một bệnh di truyền, gen bị tổn thương nằm trên đoạn gần nhánh dài của nhiễm sắc thể X. Trên đa số bệnh nhân, tế bào lympho B hoàn toàn vắng mặt nhưng tế bào lympho T vẫn bình thường, thậm chí còn tăng. Không thấy tương bào trong tủy xương và các cơ quan khác. Điều nầy cho thấy có một sự thiếu hụt "vi môi trường" cần thiết cho sự hình thành các tế bào lympho B nhưng cơ chế thì chưa rõ.
3.3.3. Lâm sàng
Nhờ có IgG của mẹ truyền qua nên trong 6-9 tháng đầu trẻ phát triển bình thường. Sau thời gian nầy trẻ hay bị nhiễm trùng (thường là nhiễm các vi khuẩn ngoại bào, gây sốt như phế cầu, liên cầu, Haemophilus,...): viêm tai giữa, viêm phổi, viêm da mủ và có thể bị viêm não-màng não do Echovirus. Trái lại, các bệnh như nấm, ký sinh trùng, vi rut, các vi khuẩn nội bào thì mức độ cảm nhiễm vẫn như người bình thường. Mặc dù bị nhiễm trùng mạn tính nhưng đứa trẻ vẫn lớn lên bình thường ngoại trừ một số trường hợp nặng.
3.3.4. Miễn dịch
  - Số lượng tế bào lympho T toàn bộ thường tăng nhưng tỷ lệ các tiểu quần thể tế bào lympho T vẫn bình thường ở phần lớn bệnh nhân.
  - Không có hoặc có rất ít tế bào lympho B có SIg mặc dù trong tủy xương số lượng các tế bào lympho tiền B vẫn bình thường.
  - Không thấy tương bào nên không phát hiện được IgM, IgA, IgD, IgE. Nồng độ IgG chỉ khoảng dưới 50mg%. Khi tiêm kháng nguyên đặc hiệu không gây được đáp ứng miễn dịch dịch thể đặc hiệu.
   - Hạch hạnh nhân không có tế bào lympho B bị teo nhỏ (bình thường có rất nhiều tế bào B tại đây, dấu hiệu chẩn đoán quan trọng)
3.3.5. Hướng điều trị
Tiêm globulin gamma tinh chế có thể tránh được các nhiễm trùng sinh mủ.
3.4. Suy giảm miễn dịch tiên phát dòng tế bào thực bào và bổ thể
3.4.1  Suy giảm miễn dịch do tế bào thực bào
Suy giảm chức năng miễn dịch do tế bào thực bào có thể phân thành 2 nhóm:
        - Do thiếu sản xuất bạch cầu (giảm bạch cầu hạt trung tính di truyền),
        - Do mất chức năng thực bào như tế bào thực bào không phản ứng với chất hóa hướng động (hội chứng Chediak-Higashi-Steibrrink), tế bào thực bào không tiêu hóa được vi khuẩn sau khi đã thực bào do không tạo ra được peroxyde, gốc anion superoxyde và các oxy đơn bội (bệnh u hạt mạn tính ở trẻ con) .
     Điều trị hiện nay chủ yếu dựa vào kháng sinh.
3.4.2. Suy giảm miễn dịch do bổ thể
Các bệnh gây thiếu hụt yếu tố bổ thể trong máu đều có tính di truyền. Điểm đáng lưu ý là thiếu hụt C3 thường hay mắc các bệnh nhiễm trùng giống như trường hợp thiếu hụt kháng thể. Ngược lại, thiếu hụt các yếu tố từ C5 đến C9 lại hay bị viêm màng não do não mô cầu và các bệnh do lậu cầu. Thiếu hụt C2 thấy phổ biến hơn cả (khoảng 1% dân số bị thiếu hụt C2 dị hợp tử).
Suy giảm miễn dịch do virut
HIV là một virut lây nhiễm xâm nhập vào các tế bào T-helper dẫn đến con người không có khả năng chống lại virut và ký sinh trùng. Việc điều trị nhiễm HIV là sự kết hợp điều trị với liệu pháp kháng virut hoạt động rất mạnh (HAART). Chế độ điều trị này cải thiện sự tồn tại cho bệnh nhân nhiễm HIV và làm chậm quá trình tiến triển đến AIDS.
Suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin và khoáng chất nhất định có thể dẫn đến suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Vitamin A, E và C cùng với kẽm, đồng, sắt và selenium, tất cả đều quan trọng với bạch cầu trung tính (neutrophil) hoặc tế bào T hoặc các chức năng kháng thể. Những người có một chế độ ăn uống kém cân bằng và những người có bệnh đường ruột gây giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng có nguy cơ này cao.
Suy giảm miễn dịch do các bệnh khác
Phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hội chứng Turner sẽ có thể có mức kháng thể thấp, chức năng của tế bào T kém và các vấn đề với bạch cầu trung tính. Hội chứng có thể cũng gây ra các vấn đề tương tự. Những người mắc bệnh thiếu máu tế bào liềm qua thời gian sẽ bị mất chức năng của lá lách, điều này đặt họ vào nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng xương...
Các yếu tố khác gây suy giảm miễn dịch
Stress là một biểu hiện đẫn đến chức năng suy giảm miễn dịch tín hiệu, nhưng suy giảm này rất khác nhau giữa mỗi người. Lão hóa cũng xuất hiện các tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch. Tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt của môi trường, chẳng hạn như chuyến bay vào không gian, độ cao hay bức xạ ion hóa, có thể làm giảm khả năng bình thường của cơ thể để chống lại nhiễm trùng .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yến Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)