Dinh dưỡng cho trẻ

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thạo | Ngày 05/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: dinh dưỡng cho trẻ thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng
- Tay chân miệng đang ở thời điểm `đỉnh` dịch. Do đó, ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.
- Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Do đau trong miệng (miệng loét) nên trẻ thường khảnh ăn. Vì thế, để trẻ dễ ăn hơn, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất.
- Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
- Cần chú ý: Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
- Trẻ có thể ăn sữa chua, sữa bột, hoặc bột dinh dưỡng, cháo nấu thật nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi mát.
- Nên lưu ý: Với trẻ còn bú mẹ cần cho bú như bình thường, có thể tăng số lần lên vì trẻ mỗi lần bú không được nhiều như lúc khỏe mạnh.
- Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.
- Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) cho bé quay ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp với lứa tuổi, không kiêng khem.

5 món ăn tốt cho bé khi ốm
Cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp các bữa ăn nhỏ cho bé.
Khi bé nhà bạn ốm, việc chăm ăn cho bé cũng làm bạn vất vả hơn. Thói quen và khẩu vị của bé thay đổi khi bé không được khỏe (thường là kém hơn). Theo Mary Silva (một chuyên gia dinh dưỡng trẻ em), cách chăm con tốt nhất khi bị bệnh là cung cấp bữa ăn nhỏ, thường xuyên kèm theo khích lệ bé.

Ảnh minh họa.
Soup gà Soup gà là món ăn cổ điển tốt cho bé bị cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy, soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính (các tế bào miễn dịch kích thích phát triển chất nhầy). Soup gà mẹ tự làm hoặc thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả với bé. Nếu con của bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử thêm món soup gà đổ lên bánh mì hoặc mì ống nấu chín.
Soup cà chua với sữa Soup cà chua là một món ăn tuyệt vời khi bé yêu đang bị đau họng. Tuy cà chua chứa hàm lượng axit cao (không tốt cho cổ họng) nhưng khi nấu chung với sữa tươi lại khắc phục được điều này. Đơn giản chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa thay vì với nước.Bài liên quan: Những món ăn tốt cho bé khi ốm
 
Nước ép táo ấm Khi bé bị lạnh và đau họng, không có gì giúp giữ ấm con bạn tốt hơn một cốc nước táo để âm ấm (không nóng quá vì làm cổ họng bé thêm đau rát nhưng cũng không được lạnh quá). Thêm vào cốc nước táo một chút tinh dầu quế sẽ khiến bé dễ chịu hơn rất nhanh.
Nước chanh tươi Vắt chanh tươi, thêm vào đó một ít đường hay sirô, cho nước ấm và khuấy đều là bạn đã có một cốc nước chanh cho con. Nước chanh ấm phòng tránh mất nước cho cơ thể. Ngoài ra, đồ uống này cũng rất dồi dào vitamin C.
Nước cam gừng Nước cam trộn thêm một lát gừng nhỏ vì gừng có tác dụng trung hòa axit có trong cam.
"Học lỏm" mẹ Nhật chiêu dụ bé ăn rau
Nếu mẹ có chiêu vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm đáng ghét.
Việc trẻ 1 - 5 tuổi không chịu ăn rau hay bất kỳ một thực phẩm nào đó là "chuyện thường ngày ở huyện". Tuy nhiên, nếu mẹ có "chiêu" vẫn có thể khiến bé thích dần các loại thực phẩm "đáng ghét" mà không hề tạo stress cho bé để "con khỏe, mẹ vui".
Dưới đây là một số cách hay đơn giản mẹ Nhật đã dụ bé ăn rau hiệu quả, chị em nên "học lỏm":


1. Người lớn làm gương cho bé Thói quen của bé chính là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thạo
Dung lượng: 5.2 MB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)