DINH DƯỠNG 6-11 PP

Chia sẻ bởi Duy Dai | Ngày 24/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: DINH DƯỠNG 6-11 PP thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

DINH DƯỠNG CHO TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 11 TUỔI
NHÓM THỰC HIỆN:
TRẦN NGỌC NAM
NGUYỄN PHƯƠNG HÀ(B)
NGUYỄN PHẠM BÍCH THẢO
LÊ MINH KHOA
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
I.Tổng quan:
I.1 Những quan niệm trước đây về khoa học dinh dưỡng:
I.2 Những vấn đề lớn về dinh dưỡng hiện nay:
II.Dinh dưỡng cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi:
II.1 Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng và vai trò dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tiểu học:
II.1.1 Đặc điểm
II.1.2 Vai trò
II.2 Những chất cần thiết cho trẻ tiểu học:
II.3 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
II.3.1 Chế độ ăn
II.3.2 Chế độ vận động
II.3.3 Chế biến thức ăn cho trẻ
II.4 Những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ:
II.4.1 Đồ ăn cho trẻ phải cân bằng
II.4.2 Đồ ăn cho trẻ phải tối ưu
II.4.3 Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ
II.5 Một số hội chứng,bệnh ở lứa tuổi này và biện pháp phòng chống:
II.5.1 Hội chứng chán ăn
II.5.2 Béo phì
II.5.3 Suy dinh dưỡng
III Kết luận và kiển nghị:
Tài Liệu Tham Khảo
I.Tổng quan:
I.1 Những quan niệm trước đây về khoa học dinh dưỡng:
Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói đến ăn uống và cho ăn uống là 1 phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ.
Hypocrát trước công nguyên đã chỉ ra vai trò của ăn bảo vệ sức khỏe và khuyên phải chú ý, tuỳ theo tuổi tác, thời tiết, công việc mà nên ăn nhiều hay ít, ăn 1 lúc hay rải rác nhiều lần. Hypocrat nhấn mạnh vai trò ăn trong điều trị. Ông viết: “ Thức ăn cho bệnh nhân phải là 1 phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị phải có dinh dưỡng”. Ông nhận xét “ Hạn chế và ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mạn tính”.



II.2 Những vấn đề lớn về dinh dưỡng hiện nay:
- Về mặt dinh dưỡng, thế giới hiện nay đang sống ở hai thái cực trái ngược nhau hoặc bên vực thẳm của sự thiếu ăn, hoặc bên bờ vực thẳm của sự thừa ăn. Trên thế giới hiện nay vẫn còn gần 780tr người, tức là 20% dân số của các nước đang phát triển không đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cơ bản hàng ngày.192tr trẻ em bị suy dinh dưỡng protein năng lượng và phần lớn nhân dân các nước đang phát triển bị thiếu vi chất; 40tr trẻ em bị thiếu vitamin A gây khô mắt và cơ thể dẫn đến mù loà, 2000tr người thiếu sắt gây thiếu máu và 1000tr người thiếu iốt trong đó có 200tr người bị bướu cổ, 26tr người bị thiếu trí và rối loạn thần kinh và 6tr bị đần độn. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg ở các nước phát triển là 6% trong khi ở các nước đang phát triển lên tới 19%. Tỷ lệ tử vong có liên quan đến suy dinh dưỡng ở các nước phát triển chỉ có 2% trong khi các nước đang phát triển là 12% và các nước kém phát triển lên tới 20%.( Tỷ lệ này được tính với 100 trẻ sinh ra sống trong năm).
Theo ước tính của FAO sản lượng lương thực trên thế giới có đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho toàn thể nhân loại. Nhưng vào những năm cuối thập kỷ 80 mới có 60% dân số thế giới được đảm bảo 2600Kcal/người/ngày và vẫn còn 11 quốc gia có mức ăn quá thấp dưới 2000Kcal/người/ngày.

- Ví dụ:
+ Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người hàng ngày ở các nước đang phát triển là 53g thì ở Mỹ là 248g. Mức tiêu thụ sữa ở Viễn Đông là 51g thì ở Châu Âu là 491g, Úc 574g, Mỹ 850g. Ở Viễn Đông tiêu thụ trứng chỉ 3g thì ở Úc 31g, Mỹ 35g, dầu mỡ ở Viễn Đông là 9g thì Châu Âu 44g, Mỹ 56g. Về nhiệt lượng ở Viễn Đông là 2300Kcal, Châu Âu 3000Kcal, Mỹ 3100Kcal, Úc 3200Kcal. Nếu nhìn vào mức tiêu thụ thịt cá thì sự chênh lệch càng lớn, 25% dân số thế giới ở các nước phát triển đã sử dụng 41% tổng protein và 60% thịt cá của toàn thế giới.
+ Mức ăn ở Pháp: mức tiêu thụ thực phẩm 1976 tính bình quân đầu người là 84kg thịt (năm 1980 là 106kg), 250 quả trứng, 42kg cá, 15kg phomat, 19kg dầu mỡ, 36kg đường, 3kg bánh mì, 73kg khoai tây, 101kg rau, 58kg quả, 101 lít rượu vang, 71kg bia  thừa dinh dưỡng.
Theo Bour: - 20% dân Pháp bị béo phì, béo quá mức.
- 15% bị cao huyết áp.
- 3% bị đái tháo đường.
- Tỷ lệ tử vong liên quan tới tim mạch 35-40%.
- Nước ta đang phấn đấu khỏi tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng, công việc không phải là dễ dàng sau nhiều năm chiến tranh. Nhiệm vụ: xây dựng bữa ăn cân đối hợp lý, giải quyết tốt vấn đề an toàn thực phẩm, sớm thanh toán bệnh suy dinh dưỡng protein dinh dưỡng và các bệnh có ý nghĩa cộng đồng liên quan đến thiếu các yếu tố vi chất.

II. Dinh dưỡng cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
II.1 Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng và vai trò dinh dưỡng hợp lý cho trẻ tiểu học:
II.1.1 Đặc điểm:
- Năng lượng tiêu hao ở tuổi nhi đồng, thiếu niên gồm 3 mặt: năng lượng trao đổi cơ sở, năng lượng hoạt động và nhiệt năng đặc thù thức ăn, và năng lượng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát dục. Đối với từng lứa tuổi có đặc điểm khác nhau:
+ Từ 3  6 tuổi: 15-16%.
+ Từ 7  12 tuổi: 10%.
+ Từ 13  17 tuổi: 13-15%.
 Do vậy sự trao đổi năng lượng ở tuổi này phải cân bằng.
- Theo Tiêu Chuẩn VSDD của Tổ Chức Y Tế Thế Giới thì:
+ Từ 4  6 tuổi cần 91Kcal/ngày/kg thể trọng.
+ Từ 7  9 tuổi cần 78Kcal/ngày/kg thể trọng.
+ Từ 10  12 tuổi cần 66Kcal/ngày/kg thể trọng.



II.1.2 Vai trò:
Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi cơ thể và tâm lý trẻ bắt đầu chuyển qua 1 giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
- Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao,không còn vượt bậc nhưng là giai đoạn cơ thể tích lũy những chất dd cần thiết tuổi dậy thìcẩn thận.
- Về mặt tâm lý, giai đoạn này trẻ bắt đầu xâm nhập vào cuộc sống xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau cũng như thường được gia đình và xã hội nhìn dưới 1 con mắt khác  trưởng thành hơn, đòi hỏi tự lập hơn, đồng thời cũng là tuổi có thêm em nên tâm lý có những chuyển biến quan trọng, phát sinh những nhận thức và hành động có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi dinh dưỡng.

II.2 Những chất cần thiết cho trẻ tuổi học:
6 dưỡng chất cần thiết cho trẻ:
Glucose: não có thể phát triển tuỳ vào lượng glucose (đường trong máu). Đây được xem là nguồn “nhiên liệu” cần thiết. Bỏ 1 bữa ăn sáng có thể gây thiếu hụt glucose,làm suy giảm nhận thức khó tập trung.
Chất sắt: tình trạng thiếu chất sắt chủ yếu ở trẻ em, sắt đóng vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các tế bào. Thiếu chất này trẻ sẽ giảm tập trung, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách và giảm động lực học hỏi.
Acid folic: đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hồng cầu và bạch cầu.
Vitamin B: giải mã năng lượng trong glucose. Thiếu hụt vitamin B trẻ dễ đổi tính trở nên hung hăn hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản…
Vitamin A: dưỡng chất này đóng góp 1 phần không nhỏ trong việc phát triển và củng cố hệ thần kinh. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc vàng…
Kẽm: sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hoặc có thể làm khả năng này suy kém di.

II.3 Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ:
II.3.1 Chế độ ăn cho trẻ tiểu học:




Nhu cầu về các loại thực phẩm ở lứa tuổi này trong 1 ngày:

Chú ý: nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong 1 ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau:
“ Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu hủ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà”. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.

II.3.2 Chế độ vận động cho trẻ:
- Vận động luôn tốt cho trẻ. Sự vận động dưới hình thức trò chơi càng tuyệt vời, vận động sẽ kích thích tăng trưởng sụn đầu xương để ban đêm hoocmon tăng trưởng tác động làm xương dài ra. Sự vận động giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, kích thích trí thông minh.
- Ngay từ bây giờ nên tập cho bé 1 lối sống năng động với những công việc lặt vặt trong gia đình, đi dạo hay lên xuống cầu thang. Bên cạnh đó nên giúp trẻ giảm các hoạt động ngồi 1 chỗ như chơi game, xem tivi…Nếu được, có thể cho bé chơi 1 môn thể thao nào đó và chơi đều đặn khoảng 3-4 lần/tuần. Như vậy không cần quan tâm đến “béo phì” trong thời kỳ phát triển của trẻ.
- Do ở giai đoạn này trẻ vừa bắt đầu đi học nên cần tập thói quen cho trẻ về việc học tập hợp lý, nên tập cho trẻ cách học bài làm sao tiếp thu nhanh chứ không để trẻ thức khuya…
Chế độ vận động hợp lý để đảm bảo sức khoẻ thể chất tinh thần cho trẻ.



Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao trẻ tiểu học:
- Di truyền: do gen quyết định.
- Vận động thể lực: vận động sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể và tăng cường đưa calci vào mô xương giúp xương dài ra và vững chắc hơn. Cần tạo cho trẻ thói quen luyện tập, vận động mỗi ngày bằng những công việc hàng ngày và thể dục thể thao vừa sức, phù hợp từng độ tuổi, điều kiện gia đình... trong gia đình và trường học.
- Giấc ngủ: ngủ nhiều, ngủ sâu giúp tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thụ calci, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Phải cho trẻ ngủ trước 22 g, đến 22 g là trẻ đã chìm vào giấc ngủ sâu. Giấc ngủ sâu từ 22 g tới 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormon tăng trưởng cao nhất.
Chăm sóc trẻ: chích ngừa đầy đủ giúp phòng tránh bệnh tật, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc, có điều kiện để có sức khỏe và tăng trưởng tốt.
Cải tạo môi trường sống: vệ sinh, an toàn, hạn chế bệnh tật. Quá trình theo dõi và chăm sóc toàn diện cho trẻ phải được liên tục từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ hết tăng trưởng chiều cao.



Bảng tăng trưởng cân nặng và chiều cao ( theo tiêu chuẩn NCHS):
II.3.3 Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?
Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn với gia đình, nhưng cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn no và nhiều vào buổi sáng.
- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn 1 vài loại nhất định.
- Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.
- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
- Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng.
- Đến bữa ăn nên chia thức ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, nên uống 1lít/ngày.
- Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống.
- Số bữa ăn: nên chia 4 bữa/1ngày.
II.4 Những nguyên tắc cơ bản và những thực phẩm tốt để xây dựng một chế độ ăn lành mạnh cho trẻ:
II.4.1 Đồ ăn cho trẻ phải cân bằng:
Trong bữa ăn nên có các loại thực phẩm chứa protit, chất béo, carbohydrat, các loại acid amin, vitamin, 1 số acid béo, kháng chất và vi chất. Những thành phần này rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ. Sự kết hợp giữa protit, mỡ và carbohydrat cần tuân theo tỷ lệ 1:1:4.
II.4.2 Đồ ăn cho trẻ phải tối ưu:
Khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ, cha mẹ cần phải tính đến những nhu cầu của cơ thể gắn với sự phát triển chiều cao, sự thay đổi các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, sự phát triển thể lực và trí tuệ. Do vậy, 1 chế độ ăn tối ưu cần phải có sự cân bằng giữa tiếp nhận và tiêu hao các chất dinh dưỡng cơ bản.
Trị số calo cần cho trẻ như sau:
- Trẻ từ 7-10 tuổi: 2400 calo/ngày.
- Trẻ từ 14-17 tuổi: 2600-3000 calo/ngày.
- Nếu trẻ hoạt động thể thao cần phải tiếp nhận nhiều hơn 300-500 calo.


II.4.3 Những thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ:
- Protit: Cá và sữa là hai thực phẩm giàu protit tốt nhất cho cơ thể trẻ. Xếp ở vị trí thứ hai là protit từ thịt, vị trí thứ 3 là các loại protit có xuất xứ từ thực vật.
Mỗi ngày, trẻ cần phải tiếp nhận 75 - 90g protit. Đối với những protit có xuất xứ từ động vật 40 - 45g.
- Chất béo:
 Các chất béo có trong thịt, sữa và cá. Chất béo động vật hập thụ khó hơn các chất béo thực vật và không chứa các loại axit béo và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Lượng chất béo cần thiết cho trẻ ở độ tuổi đi học là 80 - 90g 1 ngày, chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày
Trong khẩu phần hàng ngày của bé cũng cần phải có : dầu ooliu, dầu thực vật và thịt lợn.
- Carbohydrat: cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Các carbohydrat phức tạp rất có lợi cho cơ thể. Mỗi ngày, trong khẩu phần ăn của trẻ cần phải có 300 - 400g carbohydrat, trong đó lượng carbohydrat đơn giản chỉ cần dưới 100g.
Các thực phẩm cần thiết có chứa carbohydrat là: bánh mỳ, khoai tây, mật ong, hoa quả khô, đường
- Vitamin và khoáng chất: Các thực phẩm có vitamin và khoáng chất cơ bản cần phải có trong khẩu phần ăn của trẻ để hình thành các chức năng
- Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, ớt đỏ, hành, rau bina, rau xanh.
- Thực phẩm giàu vitamin C: cà chua, khoai tây, rau mùi, rau thìa là, cam, quýt, quả phúc bồn tử.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E: gan, trứng, gạo.
- Thực phẩm giàu vitamin B: sữa, váng sữa, gan, thịt, trứng, bắp cải, táo, cà chua, các loại cây họ đậu.
- Các loại muốn khoáng và vi chất: muối i ốt, sắt, flo, coban, đồng…. Được chú ý ở tuổi này là Ca,P:
Hàng ngày trẻ 6-9 tuổi cần 400-500mg Ca, 10-12 tuổi tăng 600-700mg.
Tỉ lệ Ca/P: 1/1 hoặc 1/1,5 là tốt nhất.
Tỉ lệ Ca/P: 1/4 gây cản trở cho hấp thu canxi.
Lưu ý: Không nên ép trẻ ăn quá no. Cơ thể trẻ tự biết xác định lượng thức ăn và calo cần thiết.

II.5 Một số hội chứng và bệnh ở lứa tuổi này và biện pháp phòng chống:
II.5.1 Hội chứng chán ăn:
Nguyên nhân gây ra tính chán ăn của trẻ:
- Do bệnh tật.
- Do chế độ ăn không hợp lý.
- Do trẻ ăn không đúng bữa và ăn vặt.
- Do yếu tố tâm lý.
Cách khắc phục:
- Nguyên tắc thực hiện cần tinh tế và kiên trì.
- Tuyệt đối không nên tạo ra 1 sự thay đổi quá lớn về chế độ ăn mà cần tăng dần dần để đạt được lượng nhu cầu ở tuổi của trẻ.
- Không nên uống quá nhiều loại thuốc để điều trị triệu chứng lâm sàng. Bước đầu chỉ nên có sự can thiệp nhỏ, áp dụng các tiến trình chăm sóc và nuôi dưỡng tại nhà theo đúng chỉ dân của bác sĩ dinh dưỡng.



II.5.2 Béo phì:
Nguyên nhân:
Do yếu tố di truyền bẩm sinh.
Sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn động các chất sinh nhiệt lượng carburants dư thừa, tích lai dưới dạng các khối mỡ.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do căn bệnh về nội tiết(Prader-Willi) như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận tuyến giáp…
Biện pháp ngăn ngừa:
Cần có một chế độ ăn hợp lý, cố gắng giảm đậm độ năng lượng của thức ăn chứa nhiều chất béo (lipid), đường ngọt mà tăng cường ăn những loại thức ăn có nhiều glucid phức hợp và rau quả.
Tăng cường hoạt động thể lực và lối sống năng động (chơi thể thao, tập thể dục, lao động).
Nên thường xuyên theo dõi cân nặng của bản thân để tự điều chỉnh.

II.5.3 Suy dinh dưỡng:
Nguyên nhân:
- Thiếu ăn, bữa ăn thiếu số lượng, thiếu các chất cần thiết để phát triển.
- Do người mẹ bị suy dinh dưỡng. Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị SDD đứa trẻ sinh ra nhẹ cân,còi cọc…
- Các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng…
Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị bỏ rơi.
Biện pháp phòng chống SDD:
- Thực hiện tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.
- Thực hiện chăm sóc dinh dưỡng tốt khi trẻ bị ốm.
- Theo dõi cân nặng của trẻ bằng biểu đồ tăng trường.
- Phòng chống nhiễm giun sán ở trẻ em.
- Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.
- Đưa trẻ đi khám và tư vấn dinh dưỡng theo định kỳ.



III Kết luận:

Dinh dưỡng hợp lý để đạt được sức khỏe tối ưu cho cá nhân và cộng đồng là mục tiêu quan trọng mà ngành dinh dưỡng nói riêng và ngành y tế nói chung đang phấn đấu thực hiện bằng mọi cách. Để đạt được điều này cần sự liên kết chặt chẽ của mọi thành viên trong xã hội trong đó việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi tiểu học là một bộ phận quan trọng không thể thiếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Duy Dai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)