Dinh duong

Chia sẻ bởi An Le | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: dinh duong thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:


BÀI TIỂU LUẬN
Chuyên đề: Tìm hiểu về vấn đề thừa-thiếu
Vitamin E Và Selen








Huế 5/2009
Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết ngành chăn nuôi có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng những năm gần đây ngành Chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn do phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau, một trong số đó có các bệnh liên quan đến thừa-thiếu Vitamin và khoáng đặc biệt là VITAMIN E và SELEN.
Vitamin E và khoáng Selen có quan hệ với nhau. Việc thừa hay thiếu một trong hai đều có thể gây ra bệnh có thể ảnh hương đến sức khỏe của vật nuôi. Để tìm hiểu về mối quan hệ đó chúng ta hãy đi sâu vào nguồn gốc hình thành, cơ chế tác dụng, vai trò của chúng cũng như tác hại khi thừa và thiếu chúng ra sao???
PHẦN II:NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
Nguồn gốc hình thành của vitaminE
Nguồn gốc hình thành của khoáng selen
Cỏ tươi là nguồn giàu Vitamin E
Đây là bữa ăn giàu vitamin E
Hàm lượng vitamin E của một số nguồn
Vitamin có nguồn gốc tổng hợp
NGUỒN GIÀU KHOÁNG SELEN
Khoáng selen có từ thiên nhiên
Khoáng selen có nguồn gốc tổng hợp
Các rối loạn liên quan
Khi thiếu-thừa Vitamin E
Khi thiếu-thừa khoáng Selen
Thiếu Vitamin E:
Thiếu Vitamin E chức năng sinh sản của con đực và con cái đều giảm. Ở con đực thì sau 2-3 tháng có sự thoái hóa tinh hoàn, tinh trùng kém hoạt lực, đặc biệt là tinh hoàn ko sản sinh tinh trùng. Ở con cái thì buồng trứng vẫn giữ nguyên trạng thái bình thường nhưng sau 2-3tháng bào thai phát triển rối loạn dẫn đến chết thai và sẩy thai. Đối với gà, vịt thì phôi sẽ chết sau 5-7 ngày sau khi hình thành. Ở bò nếu thiếu cũng xảy ra hiện tượng thoái hóa thai.
Thiếu Vitamin E thì cơ thể sẽ không được dinh dưỡng tốt dẫn đến teo cơ, thần kinh bị tổn thương dẫn đến bại liệt… những bệnh này thường gặp ở gà con với triệu chứng teo bắp thịt, bệnh bắp thịt cứng đờ ở cừu, bệnh bắp thịt trắng ở bê, cừu..
Thừa Vitamin E:
Vì lượng Vitamin E trong thức ăn vật nuôi tương đối thấp và việc sử dụng Vitamin E khá an toàn nên ảnh hưởng không nhiều đến cơ thể vật nuôi. Lượng dư thừa nếu không sử dụng sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Thừa Selen:
Khi gia súc ăn phải cỏ chứa nhiều Selen thì cơ thể có triệu chứng lờ đờ, khớp cứng đờ, què, rụng lông bờm và lông đuôi, móng cong vẹo, hỏng răng và có thể bị mù.
Thiếu Selen:
Thiếu Selen, nhất là kèm thiếu Vitamin E làm giảm sản xuất kháng thể.
Selen giữ cho cơ thể tránh bị các nguyên tố có hại phá hoại hệ thống sinh sản. Thiếu Selen sẽ làm giảm sức hoạt động của tinh trùng, nồng độ Selen trong tinh thấp có thể gây vô sinh…
Một số bệnh liên quan đến thiếu-thừa Selen và vitamin E
Sát nhau và sót nhau ở bò.
Viêm tử cung
Thiểu năng và teo buồng trứng
Bệnh thiếu Vitamin E ở gia cầm
Bệnh thiếu Vitamin E ở gia súc
Bệnh thiếu Selen ở gia súc, gia cầm.
1. Bệnh sát nhau và sót nhau

1.1 Định nghĩa:
a) Bình thường sau khi đẻ bê khoảng 6-8 giờ thì nhau phải ra hết. Nếu đến 12 giờ (thậm chí 24 giờ) mà nhau thai vẫn chưa ra xong, được gọi là sát nhau .
b) Tuy nhau thai vẫn ra nhưng không đủ gọi là sót nhau.
Trong cả 2 trường hợp, nếu không can thiệp, nhau sẽ thối, gây nhiễm trùng tử cung, không thụ thai được ở lần phối giống tiếp theo.


1.2 Nguyên nhân:
Sẩy thai truyền nhiễm, xoắn khuẩn leptô, campylobacter, viêm mũi - phế quản truyền nhiễm)
Khẩu phần nuôi dưỡng thiếu thức ăn thô xanh, thiếu selen (Se), thiếu vitamin A hoặc vitamin E, quá dư thừa mức năng lượng ăn vào; Thời gian cạn sữa kéo dài quá quy định.
1.3 Biện pháp khắc phục:


Giữ cho nơi đỡ đẻ bê và độn chuồng được sạch.
Bổ sung Selen vào khẩu phần nếu ở những khu vực nuôi bò mà trong đất bị thiếu Se. Bổ sung vitamin A và E và Se theo yêu cầu.
Gây kích thích co bóp tử cung để đẩy nhau ra ngoài. Vi dụ: (1) Tiêm dưới da oxytocin 30-40UI (6-8ml) hoặc pituitrin, stilbestro,...


2.Viêm tử cung
2.1Định nghĩa: Viêm cơ tử cung là do kế phát của viêm nội mạc và viêm tương mạc là kế phát của viêm cơ tử cung. Khi đã viêm đến tương mạc thì rất khó chữa khỏi, dễ dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.
2.2.Nguyên nhân: Do sát nhau gây thối, do viêm đường sinh dục, trong khẩu phần ăn thiếu khoáng selen và vitamin E
2.3.Biện pháp khắc phục
Viêm nội mạc tử cung Cata cấp tính có mủ: Thụt rửa bằng dung dịch sát trùng (rivanol 0,1%, axit boric 3%, thuốc tím 0,1%, lugol 0,1%). Sau khi thụt, bơm kháng sinh tố (penicillin 1 triệu UI + streptomycin 1g + nước cất 50ml).
Viêm nội mạc tử cung màng giả: Không thụt rửa tử cung. Tiêm kích thích co bóp cơ tử cung để thải dịch viêm ra (oxytocin, pituitrin, ergotamin, PGF2 hoặc các dẫn xuất) rồi dùng kháng sinh tố (mỡ, viên, hỗn hợp) đặt trực tiếp hoặc xoa lên niêm mạc tử cung. Vừa đều trị cục bộ (kháng sinh tố) vừa trợ lực (glucose, cafein, B1).
Giữ vệ sinh chỗ nằm của bò mẹ, không cho bò lành tiếp xúc với bò ốm. Bổ sung Selen và vitamin E vào khẩu phần.

3.Bệnh thiểu năng và teo buồng trứng
3.1 triệu chứng: Không động dục hoặc động dục yếu và các giai đoạn không rõ ràng.
Buồng trứng bé hơn bình thường, không có thể vàng và không có nang trứng phát triển. Sau 10 ngày trạng thái buồng trứng không thay đổi.
3.2.Nguyên nhân: chế độ dinh dưỡng kém, trong khẩu phần thiếu 1 số loại Vitamin E, A, D,B, một số khoáng.
Tỷ lệ FSH và LH do tuyến yên tiết ra không cân đối.
3.3.Biện pháp khắc phục và điều trị:

Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, bổ sung vào khẩu phần Vitamin E, A, D, khoáng vi lượng, Protein cho gia súc, chăn thả ngoài bãi cỏ.
Khi bị bệnh có thể sử dụng 1 trong các cách điều trị sau:
Tiêm bắp hoặc dưới da kích tố màng đệm nhau thai(huyết thanh ngựa chửa) 750-1500 UI/bò
Tiêm GnRH cho bò liều 100 mg/bò.
4.Bệnh thiếu Vitamin E ở gia cầm
4.1.Nguyên nhân:
Do trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin E
Do tỷ lệ phối hợp khẩu phần ăn mất cân đối (bắp quá nhiều) hoặc do pha trộn ko đều lượng hỗn hợp có chứa Vitamin E trong khẩu phần ăn
Do thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ bị ôi thiu hay bị oxy hóa mất tác dụng.
Do thiếu Selen và acid amin chứa Lưu huỳnh trong thức ăn.
4.2.Triệu chứng:
ở gia cầm đẻ:
Trứng đẻ giảm, trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4. ở con trống dịch hoàn bị thoái hóa.
ở gia cầm non và gà giò:
Rối loạn vận động, đi giật lùi hoặc chúi đầu xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắp, đầu ngoẹo ra sau hoặc xuống bụng, gà coi cọc, ngừng phát triển, sưng phù đầu,cổ, ngực, thiếu máu.
Gia cầm non
Gia cầm đẻ
4.3.Biện pháp khắc phục và điều trị:
Bổ sung Vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng sau:
Gà con: 30-60UI (9-12 mg/kg thức ăn)
Gà giò và hậu bị: 25-50UI (7-8mg/kg TĂ)
Gà đẻ: 50-100UI (15-17mg/kg TĂ)
Dùng theo tỷ lệ trộn thức ăn hay pha nước uống như bệnh thiếu Vitamin A để phòng bệnh thiếu Vitamin E.
Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bi ôi thiu, có thể dung giá đỗ hoặc lúa nảy mầm cho ăn.
Bổ sung những chất chống oxy hóa và Selen vào thức ăn.
Để điều trị dùng Vitamin E hoặc ADE loại hòa tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm:
Liều uống: 10mg/kg thể trọng/ngày. Liên tục 3-5 ngày
Liều liêm: 5ml/kg thể trọng/ngày. Một tuần tiêm 1 lần, liên tục 3-4 tuần.
Nguồn: 66 bệnh gia cầm và cách phòng trị. Nxb Nông Nghiệp 2001.
5.Bệnh thiếu Vitamin E ở gia súc:
5.1 Nguyên nhân:
Trong khẩu phần ăn thiếu Vitamin E,Selen
Đồng cỏ chăn thả gia súc có lượng Vitamin E thấp.
Lượng acid béo không no quá nhiều
5.2.Biện pháp khắc phục và điều trị:
Thay thế thức ăn cũ bằng thức ăn mới phong phú hơn.
Bổ sung vào khẩu phần ăn Vitamin E cho gia súc, thêm cả Selen và chất chông oxy hóa.
Nhu cầu về hàm lượng Vitamin E trong khẩu phần khoảng 3-10mg/kg.
Nguồn: cẩm nang chẩn đoán các bệnh gia súc ở Việt Nam. Viện thú y quốc gia)
6.Bệnh thiếu Selen ở gia súc, gia cầm:
Bệnh thường xảy ra ở gia súc có lượng cỏ trồng có lượng Selen thấp.
Khẩu phần ăn thiếu Selen, Vitamin E.
Hàm lượng Vitamin A quá mức.
Nhiều acid béo không no
6.1.Triệu chứng:
Đối với gà: tỷ lệ tăng trọng giảm đi.
Đối với lợn: giảm khả năng sinh đẻ, sự di chuyển mất phối hợp.
Đối với trâu, bò cừu; khả năng sinh đẻ yếu, cơ run rẩy, yếu ớt, sót nhau, chậm lớn, tiêu chảy dai dẳng ở trâu, bò non
6.2.Biện pháp khắc phục và điều trị:
Bổ sung Selen, Selenate, Selenium giàu Protein.
Cải thiện những vùng có hàm lượng Selen thấp.
Nguồn: cẩm nang chẩn đoán 1 số bệnh về gia súc ở Việt Nam-Viện thú y quốc gia
Phần kết luận
Qua trên ta thấy được việc sử dụng vitamin E và Selen như con dao hai lưỡi. Khi sử dụng đúng liều lượng thì nó đem lại cho chúng ta những hiệu quả tích cực. Nhưng khi chúng ta dùng sai liều lượng thì sẽ không những gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khoẻ gia súc, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng, hoạt động của ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.Vì vậy chúng ta-những bác sỹ Thú Y tương lai phải có những hiểu biết về Vitamin E và Selen-các bệnh mà động vật mắc phải trong quá trình sử dụng để có những biện pháp phòng và chữa trị các bệnh đó, giúp nền Nông nghiệp nói chung và Nghành Chăn nuôi nói riêng phát triển bền vững.
Danh sách các thành viên trong nhóm 1

1. Phan Thanh An.
2. Đặng Văn Duẩn.
3. Võ Văn Bôn
4. Phạm Văn Dũng.
5. Trương Thị Gấm.
6. Hồ Giang.
7.Thái Thị Hiền
8. Hoàng Thị Thu Hà.
9.Nguyễn Văn Hải.
10. Nguyễn Thị Hải.
11. Mai Thị Hằng.
12. Nguyễn Thị Thu Hiền.
13.Lê Thị Hà
xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: An Le
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)