ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU

Chia sẻ bởi Trần Văn Nam | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chủ đề : Chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá Hồi
GVHD: PHẠM PHƯƠNG LINH
1. Nguyễn Văn Đức.
2. Bùi Hiếu Trung.
3. Nguyễn Văn Trường.
4. Trần Đình Lập.
5. Hồ Văn Trung.
6. Biện Kim Thống.
Danh sách
Lời nói đầu
I. Khái niệm.
II. Nội dung điều hòa ASTT ở cá Hồi.
1> Cơ quan tham gia điều hòa ASTT.
2> Cơ chế điều hòa.
III. Vai trò của nội tiết trong điều hòa ASTT.
V. Kết luận.
Nội dung chính
Cá hồi dành phần lớn thời gian sống ngoài Đại dương, nhưng lại đẻ trứng ở những vùng cát mịn, thượng nguồn của các con suối.
Khi nở ra cá hồi con phải mất nhiều tháng để hành trình xuôi dòng ra Đại dương nơi chúng sống cho đến khi trưởng thành (khoảng 3 đến 5 năm). Rồi chúng lại ngược dòng lên phía thượng nguồn để tham gia vào nhịp điệu muôn thủa là sinh sản và chết
Lời nói đầu
Ổn định thành phần các dịch nội môi trong cơ thể?
Điều hòa ASTT để thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
Những thách thức
I. Các khái niệm
1> Môi trường ngoài
- Theo chức năng, Nó là không gian cung cấp nguồn vật chất và năng lượng đồng thời tiếp nhận các sản phẩm thải của sinh vật.
- Theo tiến hóa, môi trường ngoài có quá trình vận động theo hướng “mềm” đi so với môi trường nguyên thủy: các hệ thống sinh vật tồn tại trong đó, tự “cải tạo” để phù hợp với môi trường.
2> Môi trường trong (nội môi)
- Môi trường bên trong cơ thể tương đối ổn định và được duy trì ở trạng thái cân bằng.
+ Máu và bạch huyết
+ Dịch gian bào
+ Dịch nội bào
3> Áp suất thẩm thấu:
Là áp suất tạo nên bởi sự chênh lệch nồng độ các chất hòa tan của hai dung dịch được ngăn cách bởi một màng bán thấm.
4> Điều hòa áp suất thẩm thấu:
Là phương thức điều chỉnh thành phần của các dịch nội bào, dịch bạch huyết và dịch mô tương ứng với môi trường.
1.1 Biểu mô của tơ mang
- Tế bào bề mặt PVC (pavement cells)
Chứa nhiều ti thể, có các thể Golgi rất phát triển. Đóng vai trò trao đổi ion và acid- base.
- Tế bào giàu ti thể (MR) (Mitochondrion- rich cells)
Nằm xen kẻ với tế bào PVC Số lượng ti thể rất lớn.
Đặc trưng bởi hoạt động trao đổi chất rất cao.
- Tế bào phụ(Acs)(accessory cells)
Xen kẻ với tế bào MR
II. Nội dung điều hòa ASTT
1> Cơ quan tham gia điều hòa ASTT.
1.2 Thận
Tiền thận (Pronephros): Cấu trúc cặp gồm các nguyên thận có chức năng lọc nước tiểu.
Trung thận:
Có các nang thận là nơi lọc máu từ tiểu cầu thận và mao quản thận.
Tại đây có các tế bào tái hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng đồng thời tiết chất cặn bã ra ngoài.
1.3> Da và màng nắp mang
Da bọc xương nắp mang và da có nhiều mạch máu phân bố đến có chứa các tế bào vân chuyển ion, giàu ti thể.
1.4> Bàng quang
Nơi diễn ra tái hấp thu ion hoặc nước.
1.5> Ống dạ dày ruột
- Lấy nước để bù lại mất nước do thẩm thấu vào môi trường thẩm thấu cao hơn.
- Vận chuyển các chất điện ly và các thức ăn có chứa các chất điện ly có nồng độ khác nhau
2. Cơ chế điều hòa ASTT của cá Hồi
Một vài thông tin về ASTT của cá hồi
Dựa vào bảng ta thấy
Khi cá sống ở biển :
- Áp suất thẩm thấu bằng 1/3 áp suất thẩm thấu của môi trường.
- Nguy cơ:
+ Mất nước qua mang và bề mặt da.
+ Tăng nồng độ mol muối NaCl hòa tan trong cơ thể.
+ Muối thấm qua mang vào cơ thể, ngoài ra muối còn bị hấp thu thụ động thông qua ống tiêu hóa khi nó uống nước và qua thận.
- Giải pháp:
+ Thải muối qua mang, qua thận.
+ Cá uống rất nhiều nước ( nhiều lít/ngày )
Nước tiểu nhược trương, tỉ lệ bài tiết nước tiểu ở thận giảm đáng kể nhưng với nồng độ đậm đặc.
Khi cá sống ở nước ngọt :
Áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất môi trường.
- Nguy cơ:
+ Nước xâm nhập vào cơ thể qua mang( chủ yếu), qua da.
+ Mất các chất hòa tan qua nước tiểu.
Giải pháp:
- Hấp thụ chủ động các ion từ môi trường vào cơ thể qua mang( chủ yếu)
- Hấp thụ các muôi khoáng tại ruột( thứ yếu)
- Hấp thụ chủ động các ion qua da( rất nhỏ)
- Cá không uống nước.
Nước tiểu ưu trương, lượng nước tiểu thải ra lớn, loãng.
III. Vai trò của nội tiết trong điều hòa ASTT.
1> Tế bào biểu mô ở mang.
Cá hồi có 1 loại enzym đặc biệt để thủy phân ATP và sử dụng năng lượng tạo ra để vận chuyển chủ động Na+ và Cl- chống sự chênh lệch nồng độ.
Trong nước biển
Vận chuyển chủ động Na+ và Cl- ra khỏi máu của cá hồi vào nguồn nước mặn chảy qua mang, thải NaCl khỏi cơ thể để cân bằng cho dòng NaCl chảy liên tục vào cơ thể.
Trong nước ngọt
Tiêu tốn năng lượng ATP (bơm chủ động) Na+ và Cl- từ nước chảy qua mang và đi vào máu, vào cơ thể để bù lại sự khuyếch tán liên tục mất đi NaCl
2> Tuyến yên và tuyến dưới đồi
- Prolactin: Điều hòa hoạt động tại mang.
- Cortisol: Điêu hòa hoạt động tại mang.
- Tiểu thể stanius: Điều hòa chức năng thận.
- Canxiotonin: điều hòa canxi.
3> Tuyến đuôi:
- Cảm nhận dòng nước
IV. Kết luận
Cá Hồi là loài cá có cơ chế điều hòa ASTT suất sắc, nhưng chúng cần phải có thời gian để thích nghi thay đổi thay đổi hành vi và sinh lí.
Từ môi trường ngọt sang mặn nó sẽ ở vùng nước lợ (cửa sông) trong khoảng thời gian nhiều ngày đến nhiều tuần, dần tiến về phía vùng nước mặn hơn mà chúng thích nghi được.
Trong thời gian này, nó uống nhiều nước và thận bắt đầu bài tiết ra 1 lượng nước tiểu lượng nhỏ nhưng đậm đặc, và NaCl bơm vào trong mang của nó chính xác là ngược với hướng mà mang khuấy động NaCl trong nước ( để mang có thể bơm NaCl ra khỏi máu vào môi trường nước xung quanh.
Tương tự, khi trưởng thành, sẵn sàng đẻ trứng nó đến cửa sông suối nơi nó đc sinh ra, 1 lần nữa nó ở lại vùng nước lợ (ít mặn hơn nước biển) nơi cửa sông suối cho đến khi nó có thể làm đảo ngược sự thay đổi nó đã tạo ra khi còn là con cá hồi chưa trưởng thành lần đầu tiên tiếp cận môi trường biển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)