Điều cần chú ý khi giảng dạy
Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Phùng |
Ngày 26/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Điều cần chú ý khi giảng dạy thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
A. KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ LÊN LỚP
Nguyễn Lương Phùng
THPT Chuyên Phan Bội Châu - NA
Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng bài, sử dụng câu hỏi và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mỗi giáo viên, ở mọi cấp học.Đã có nhiều nghiên cứu bàn đến cùng sự thực hiện của hàng triệu thầy cô giáo. Dù đã được học lý luận dạy học, dự giờ của các bạn đồng nghiệp, tham gia nhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy.
I. SOẠN GIÁO ÁN
Việc soạn giáo án là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của giờ dạy và có tính chất bắt buộc đối với mọi giáo viên trước lúc thực hiện giờ lên lớp. Đó là điều hiển nhiên mà ai cũng biết, thế nhưng vấn đề này vẫn đang còn phải trao đổi thêm.Hiện nay trên trang giáo án điện tử của mạng Internet của tất cả các môn học đều có các giáo án sẵn và thế là một bộ phận giáo viên đã tải về sử dụng, không dành nhiều thời gian nghiên cứu, không trăn trở nhiều cho việc chuẩn bị phương án giảng dạy vì thế hiệu quả của giờ dạy còn không ít hạn chế. Mặc dù giáo viên THPT có trình độ Đại học nhưng điều đó không có nghĩa là việc hiểu và giảng dạy chương trình phổ thông là một việc quá đơn giản. Chúng ta đã từng chứng kiến có những giáo viên gần về hưu nhưng một số điều trình bày trong sách giáo khoa hiểu vẫn không thấu đáo. Dù sự giao lưu trao đổi giáo án giữa những người làm công tác giảng dạy hiện nay rất thuận lợi thì việc mỗi người tự mình trăn trở xây dựng phương án giảng dạy cho riêng mình là điều cực kì quan trọng không ai thay thế được.Tuy nhiên để có một giáo án có chất lượng cũng không phải là điều dễ dàng. Sau đây tôi xin được trao đổi thêm về vấn đề này.
Tiến trình của việc soạn giáo án được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: đọc kĩ sách giáo khoa, phần tóm tắt cuối bài, câu hỏi và bài tập sách giáo khoa đưa ra:
Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi , câu hỏi và bài tập là những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của bài cần đạt được
- Bước 2: xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài:
Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bài học. Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản. Thực tế đây là điều rất quan trọng quyết định hướng đi của tiết dạy.Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản ,vững chắc, đạt được mục tiêu, nếu xác định không đúng bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trải, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,phân bố thời gian không hợp lý , mất nhiều thời gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học .Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của chương, của giáo trình. Trong đó tóm tắt sách giáo khoa , câu hỏi và bài tập cuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm được sau khi học.
- Bước 3: đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng:
Sách giáo khoa viết rất cô đọng và súc tích. Nếu không dành thời gian thích đáng cho việc đọc tài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sức thuyết phục và dễ mắc phải lỗi về mặt kiến thức, điều này thể hiện rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giải các kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Việc đọc các tài liệu tham khảo về nội dung liên quan đến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu , hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bày bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác, sâu sắc.Tuy nhiên, trong giờ giảng chỉ trình bày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài , của cấp học. Có giáo viên để thể hiện bài giảng sâu bằng cách đưa vào bài giảng quá nhiều ví dụ, nhiều kiến thức phức tạp, thậm chí dùng cả kiến thức đại học .Điều đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lương Phùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)