Diễn văn : LS, YN ngày NGVN
Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Khái |
Ngày 22/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: Diễn văn : LS, YN ngày NGVN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
20/11/2009
Lịch sử, ý nghĩa
ngày nhà giáo Việt Nam
Diễn văn: Lịch sử , ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam
20/11/1982 - 20/11/2009
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, các thày cô giáo lão thành, thưa các thày cô giáo và các em học sinh trường tiểu học Phong Khê.
Ngày nhà giáo Việt Nam đến nay đã là 27năm, nó được nối tiếp, chuyển đổi trên cơ sở ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo của liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục. Ngày nhà giáo Việt Nam hình thành đã trải qua nhiều mốc lịch sử quan trọng. Mốc đầu tiên là sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1939-1945) cùng với phong trào đấu tranh trên toàn thế giới đòi gìn giữ hòa bình sôi nổi rộng lớn, vào tháng 7/1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập tại thủ đô nước Pháp lấy tên là: "Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục". Đến năm 1949 Hội nghị tai Vác-Xa-Va, thủ đô Ba Lan, đã xây dựng 1 bản "Hiến chương các nhà giáo" với nội dung chủ yếu là: Đấu tranh chống nền giáo dục Tư sản, Phong kiến. Xây dựng nền giáo dục dân chủ tiến bộ, đòi đảm bảo những quyền lợi về vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí quan trọng của nghề dạy học và nhà giáo.
Năm 1953 công đoàn Việt Nam được kết nạp làm thành viên.
Năm 1957 tổ chức quốc tế này quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày " Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Sau ngày đất nước thống nhất nền giáo dục Việt Nam xây dựng theo định hướng XHCN ý nghĩa của Quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Theo đề nghị của ngành giáo dục, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày "Nhà giáo Việt Nam". Trở thành ngày lễ truyền thống quốc gia của toàn dân tộc Việt Nam, trên toàn bờ cõi Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng trong nền Giáo dục, Nghề dạy học và các nhà giáo của đất nước Việt Nam. Nó trở thành ngày kỷ niệm chào mừng trọng đại nhằm phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo", Phát triển chủ trương xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa việc chăm sóc thày cô giáo, chăm sóc nhân tài trong ngành giáo dục.
Việc tổ chức kỷ niệm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực. Nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các cấp các ngành và của toàn dân đến sự nghiệp GD-ĐT của đất nước. Tôn vinh , kính trọng công lao to lớn của những người làm công tác GD-ĐT và nghề dạy học. Động viên các thày cô giáo rèn luyện phẩm chất, năng lực làm gương sáng cho học sinh noi theo. Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với các nhà giáo và sự nghiệp GD-ĐT.
Về phía các nhà giáo: Ngày NGVN là một ngày hội động viên, khích lệ, nhắc nhở từng người cần củng cố, nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm và vinh dự của người giáo viên trong xã hội hiện nay, từ đó tích cực phấn đấu cho nhiệm vụ cao cả của mình, hết lòng hết sức cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT. Các thàygiáo, cô giáo với công việc Giáo dục và đào tạo tôi luyện ra những chủ nhân tương lai của đất nước có đức, có tài phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân thực sự là một việc quan trọng và nặng nề. Nó đòi hỏi các thày cô cần phải có tâm, có đức, có trí tuệ và sáng tạo hơn bao giờ hết . Nhân tài của đất nước quá khứ, hiện tại và tương lai đều từ sự dìu dắt của các thế hệ nhà giáo. Nhiều thày cô giáo đã thầm lặng cống hiến cả cuộc đời, vượt qua muôn vàn khó khăn của cuộc sống đời thường, say mê với nghề dạy học chỉ vì mục đích cao cả đó.
Về các em HS: Ngày NGVN khắc sâu cho các em đức tính tốt đẹp đó là lòng biết ơn, kính trọng thày cô giáo và mọi người, xây dựng ý thức biết quan tâm tới người mình yêu quý, xây dựng tình cảm yêu thương ,thân thiện với mọi người trong cuộc sống, xây dựng cho các em một kỷ niệm mãi mãi không quên về ngôi trường thân yêu, về tuổi học trò, về thày cô giáo.
Đối với trường TH Phong Khê, hàng năm ngày NGVN thường xuyên được tổ chức kỷ niệm chào mừng long trọng với nhiều hoạt động thi đua sôi nổi của các thày cô giáo và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; động viên, khích lệ phong trào Dạy tốt- Học tốt; quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Thành tích của nhà trường từ đó cũng từng bước được nâng lên năm sau cao hơn năm trước.
* Riêng năm học 2008-2009 trường TH Phong Khê đã đạt được những thành tích đáng trân trọng đó là:
1-Quy mô phát triển giáo dục:
- 100% trẻ trong độ tuổi ra học, không có HS bỏ học
- 100% HS học 2 buổi/ngày; 3 lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
-100% HS lớp 3,4,5 được học tin học và ngoại ngữ Tiếng Anh
2- Thành tích tieu biểu về chất lượng HS là:
+ Về hạnh kiểm: HS thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ là: 100% . Không có HS mắc các tệ nạn xã hội.
+ Học sinh được khen: Giỏi: 35,5% ; Tiên tiến:29,5%
+ Hiệu quả đào tạo: Lên lớp 98,8; Lưu ban ở lại lớp:1,2%. HS hoàn thành tiểu học 98,8%
+Thi Giao lưu HS giỏi: Cấp thành phố 6 HS được khen thưởng, Cấp tỉnh: 5 HS được khen thưởng; 13 HS được tuyển vào học trường chất lượng cao Nguyễn Đang Đạo
3- Thành tích tiêu biểu của CBGV là:
GV đạt GVDG: Cấp trường trở lên: 17 GV( 48,6%), trong đó: cấp Tỉnh: 2 GV. Cấp thành phố: 04 GV.
Kết quả thi đua: 2 CSTĐ cấp thành phố; 18 LĐTT cấp thành phố.
4-Xếp loại tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể:
+ Chi bộ: Giữ vững danh hiệu : Trong sạch vững mạnh
+ Công đoàn, đoàn đội: Giữ vững danh hiệu: Vững mạnh.
+Tập thể nhà trường giữ vững khối đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy được sức mạnh của tập thể, tài năng của cá nhân đưa GD-ĐT của nhà trường đổi mới, vươn lên.
5-Việc đầu tư cho giáo dục nổi bật nhất là:
- Nhà trường đã tiến hành: Sửa nhà kho, sửa cổng trường, xây cống thoát nước, mở rông sân bê tông, làm đường ống dẫn nước máy cho học sinh, mua sắm các vật dụng. Đặc biệt trường đầu tư được 1 phòng học với 17 máy vi tính cho 100% HS lớp 3,4,5 được học tin học
- Địa phương xã, thôn giúp nhà trường: Tu sửa cơ sở vật chất các khu lẻ trị giá, làm đường vào trường, trang bị cho nhà trường 01 máy vi tính, 01 máy chiếu.
- Nhà nứơc đã đầu tư cho nhà trường: 2 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy chụp vật thể, Bàn ghế thư viện, Giá, tủ phòng thư viên đồ dùng, ghế văn phòng.
*Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng nhà trường vẫn còn có những mặt tồn tại yếu kém cần khắc phục đó là: Chưa đủ mỗi lớp 1 phòng học riêng (còn thiếu 3 phòng học). Trường còn nhiều khu lẻ, nhiều phòng học cấp 4. Số lượng HS lưu ban còn cao hơn nhiều trường trong thành phố.
* Bước vào năm học 2009-2010 Trường TH Phong Khê quyết tâm khắc phục những tồn tại yếu kém thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản, đó là:
-Thực hiện lồng ghép phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các cuộc vân động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Cuộc vận động " Hai không" gồm 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp" ; Cuộc vận động " Mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
- Thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác quản lý .
- Chấn chỉnh nề nếp kỷ cương; thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, tuyển sinh, công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thực chất, chú trọng về giáo dục đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức nghề nghiệp và năng lực của bộ máy quản lý giáo dục.
- Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tập trung vào việc xây dựng phòng học mới tại khu trung tâm để giảm khu lẻ Đào xá; Củng cố vững chắc các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Mục tiêu phấn đấu của Nhà trường là: Giữ vững và nâng cao hơn nữa kết quả các hoạt động, những chỉ tiêu và những danh hiệu thi đua đã đạt được; Kiên trì khắc phục những tồn tại, yếu kém. Mục tiêu trọng tâm là: Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao hơn nữa về chất lượng đạo đức, chất lượng dạy và học, chất lượng và số lượng HS giỏi các cấp, giáo viên dạy giỏi các cấp; giảm số lượng HS lưu ban.
Để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu trong năm học 2009-2010 tôi mong rằng CBGV trường TH phong khê nâng cao hơn nữa danh dự, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của nhà giáo, phát huy hết tài năng, sức lực, trí tuệ của mình, đoàn kết nhất trí cùng nhau phấn đấu. Các tổ chức đoàn thể phát huy hết sức mạnh của tập thể, đồng bộ, thống nhất cùng nhà trường thực hiện. Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn vươn lên để không thua kém các đơn vị khác.
Tôi mong rằng các em HS cần thấy vinh dự được học tại ngôi trường của quê hương mình, trường tiểu học Phong Khê, với sự chỉ bảo, dạy dỗ, giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo và gia đình, được hòa chung với bạn bè làng xã. Mong rằng các em chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên học giỏi, ngoan ngoãn nghe lời và làm theo những điều hay lẽ phải, phấn đấu làm rạng danh cho quê hương Phong Khê.
CBGV và HS Trường TH Phong Khê mong muốn: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân ủng hộ, quan tâm đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà trường, cho các thày cô giáo, cho việc học tập rèn luyện của học sinh nhiều hơn nữa; thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của nhân dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
* Cuối cùng, thay mặt các thày cô giáo, các em HS trường TH phong Khê, tôi trân thành cảm ơn các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, HĐ giáo dục, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức hội quần chúng nhân dân, các nhà giáo lão thành đã nghỉ hưu, các quý vị có tâm huyết với GD-ĐT và toàn thể nhân dân Phong khê đã quan tâm giúp đỡ Nhà trường về mọi mặt, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Xin kính chúc các vị đại biểu, các vị khách quý, các thày cô giáo mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và thành đạt. Chúc các em HS chăm ngoan, học giỏi.
Xin trân thành cảm ơn!
Lịch sử, ý nghĩa
ngày nhà giáo Việt Nam
Diễn văn: Lịch sử , ý nghĩa ngày Nhà Giáo Việt Nam
20/11/1982 - 20/11/2009
Kính thưa các vị đại biểu, các vị khách quý, các thày cô giáo lão thành, thưa các thày cô giáo và các em học sinh trường tiểu học Phong Khê.
Ngày nhà giáo Việt Nam đến nay đã là 27năm, nó được nối tiếp, chuyển đổi trên cơ sở ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo của liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục. Ngày nhà giáo Việt Nam hình thành đã trải qua nhiều mốc lịch sử quan trọng. Mốc đầu tiên là sau đại chiến thế giới lần thứ 2 (1939-1945) cùng với phong trào đấu tranh trên toàn thế giới đòi gìn giữ hòa bình sôi nổi rộng lớn, vào tháng 7/1946 một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập tại thủ đô nước Pháp lấy tên là: "Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục". Đến năm 1949 Hội nghị tai Vác-Xa-Va, thủ đô Ba Lan, đã xây dựng 1 bản "Hiến chương các nhà giáo" với nội dung chủ yếu là: Đấu tranh chống nền giáo dục Tư sản, Phong kiến. Xây dựng nền giáo dục dân chủ tiến bộ, đòi đảm bảo những quyền lợi về vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí quan trọng của nghề dạy học và nhà giáo.
Năm 1953 công đoàn Việt Nam được kết nạp làm thành viên.
Năm 1957 tổ chức quốc tế này quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày " Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Sau ngày đất nước thống nhất nền giáo dục Việt Nam xây dựng theo định hướng XHCN ý nghĩa của Quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Theo đề nghị của ngành giáo dục, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày "Nhà giáo Việt Nam". Trở thành ngày lễ truyền thống quốc gia của toàn dân tộc Việt Nam, trên toàn bờ cõi Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng trong nền Giáo dục, Nghề dạy học và các nhà giáo của đất nước Việt Nam. Nó trở thành ngày kỷ niệm chào mừng trọng đại nhằm phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo", Phát triển chủ trương xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa việc chăm sóc thày cô giáo, chăm sóc nhân tài trong ngành giáo dục.
Việc tổ chức kỷ niệm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực. Nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các cấp các ngành và của toàn dân đến sự nghiệp GD-ĐT của đất nước. Tôn vinh , kính trọng công lao to lớn của những người làm công tác GD-ĐT và nghề dạy học. Động viên các thày cô giáo rèn luyện phẩm chất, năng lực làm gương sáng cho học sinh noi theo. Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với các nhà giáo và sự nghiệp GD-ĐT.
Về phía các nhà giáo: Ngày NGVN là một ngày hội động viên, khích lệ, nhắc nhở từng người cần củng cố, nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm và vinh dự của người giáo viên trong xã hội hiện nay, từ đó tích cực phấn đấu cho nhiệm vụ cao cả của mình, hết lòng hết sức cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT. Các thàygiáo, cô giáo với công việc Giáo dục và đào tạo tôi luyện ra những chủ nhân tương lai của đất nước có đức, có tài phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân thực sự là một việc quan trọng và nặng nề. Nó đòi hỏi các thày cô cần phải có tâm, có đức, có trí tuệ và sáng tạo hơn bao giờ hết . Nhân tài của đất nước quá khứ, hiện tại và tương lai đều từ sự dìu dắt của các thế hệ nhà giáo. Nhiều thày cô giáo đã thầm lặng cống hiến cả cuộc đời, vượt qua muôn vàn khó khăn của cuộc sống đời thường, say mê với nghề dạy học chỉ vì mục đích cao cả đó.
Về các em HS: Ngày NGVN khắc sâu cho các em đức tính tốt đẹp đó là lòng biết ơn, kính trọng thày cô giáo và mọi người, xây dựng ý thức biết quan tâm tới người mình yêu quý, xây dựng tình cảm yêu thương ,thân thiện với mọi người trong cuộc sống, xây dựng cho các em một kỷ niệm mãi mãi không quên về ngôi trường thân yêu, về tuổi học trò, về thày cô giáo.
Đối với trường TH Phong Khê, hàng năm ngày NGVN thường xuyên được tổ chức kỷ niệm chào mừng long trọng với nhiều hoạt động thi đua sôi nổi của các thày cô giáo và học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học; động viên, khích lệ phong trào Dạy tốt- Học tốt; quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học. Thành tích của nhà trường từ đó cũng từng bước được nâng lên năm sau cao hơn năm trước.
* Riêng năm học 2008-2009 trường TH Phong Khê đã đạt được những thành tích đáng trân trọng đó là:
1-Quy mô phát triển giáo dục:
- 100% trẻ trong độ tuổi ra học, không có HS bỏ học
- 100% HS học 2 buổi/ngày; 3 lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
-100% HS lớp 3,4,5 được học tin học và ngoại ngữ Tiếng Anh
2- Thành tích tieu biểu về chất lượng HS là:
+ Về hạnh kiểm: HS thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ là: 100% . Không có HS mắc các tệ nạn xã hội.
+ Học sinh được khen: Giỏi: 35,5% ; Tiên tiến:29,5%
+ Hiệu quả đào tạo: Lên lớp 98,8; Lưu ban ở lại lớp:1,2%. HS hoàn thành tiểu học 98,8%
+Thi Giao lưu HS giỏi: Cấp thành phố 6 HS được khen thưởng, Cấp tỉnh: 5 HS được khen thưởng; 13 HS được tuyển vào học trường chất lượng cao Nguyễn Đang Đạo
3- Thành tích tiêu biểu của CBGV là:
GV đạt GVDG: Cấp trường trở lên: 17 GV( 48,6%), trong đó: cấp Tỉnh: 2 GV. Cấp thành phố: 04 GV.
Kết quả thi đua: 2 CSTĐ cấp thành phố; 18 LĐTT cấp thành phố.
4-Xếp loại tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể:
+ Chi bộ: Giữ vững danh hiệu : Trong sạch vững mạnh
+ Công đoàn, đoàn đội: Giữ vững danh hiệu: Vững mạnh.
+Tập thể nhà trường giữ vững khối đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy được sức mạnh của tập thể, tài năng của cá nhân đưa GD-ĐT của nhà trường đổi mới, vươn lên.
5-Việc đầu tư cho giáo dục nổi bật nhất là:
- Nhà trường đã tiến hành: Sửa nhà kho, sửa cổng trường, xây cống thoát nước, mở rông sân bê tông, làm đường ống dẫn nước máy cho học sinh, mua sắm các vật dụng. Đặc biệt trường đầu tư được 1 phòng học với 17 máy vi tính cho 100% HS lớp 3,4,5 được học tin học
- Địa phương xã, thôn giúp nhà trường: Tu sửa cơ sở vật chất các khu lẻ trị giá, làm đường vào trường, trang bị cho nhà trường 01 máy vi tính, 01 máy chiếu.
- Nhà nứơc đã đầu tư cho nhà trường: 2 máy vi tính, 2 máy in, 1 máy chụp vật thể, Bàn ghế thư viện, Giá, tủ phòng thư viên đồ dùng, ghế văn phòng.
*Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng nhà trường vẫn còn có những mặt tồn tại yếu kém cần khắc phục đó là: Chưa đủ mỗi lớp 1 phòng học riêng (còn thiếu 3 phòng học). Trường còn nhiều khu lẻ, nhiều phòng học cấp 4. Số lượng HS lưu ban còn cao hơn nhiều trường trong thành phố.
* Bước vào năm học 2009-2010 Trường TH Phong Khê quyết tâm khắc phục những tồn tại yếu kém thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản, đó là:
-Thực hiện lồng ghép phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" với các cuộc vân động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Cuộc vận động " Hai không" gồm 4 nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không để học sinh ngồi nhầm lớp" ; Cuộc vận động " Mỗi thày cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
- Thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và công tác quản lý .
- Chấn chỉnh nề nếp kỷ cương; thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, tuyển sinh, công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học.
- Tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thực chất, chú trọng về giáo dục đạo đức, lối sống và giáo dục pháp luật cho học sinh. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức nghề nghiệp và năng lực của bộ máy quản lý giáo dục.
- Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa tập trung vào việc xây dựng phòng học mới tại khu trung tâm để giảm khu lẻ Đào xá; Củng cố vững chắc các tiêu chí trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 1.
- Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thực hiện công bằng trong giáo dục.
Mục tiêu phấn đấu của Nhà trường là: Giữ vững và nâng cao hơn nữa kết quả các hoạt động, những chỉ tiêu và những danh hiệu thi đua đã đạt được; Kiên trì khắc phục những tồn tại, yếu kém. Mục tiêu trọng tâm là: Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao hơn nữa về chất lượng đạo đức, chất lượng dạy và học, chất lượng và số lượng HS giỏi các cấp, giáo viên dạy giỏi các cấp; giảm số lượng HS lưu ban.
Để hoàn thành những nhiệm vụ trọng tâm, các mục tiêu trong năm học 2009-2010 tôi mong rằng CBGV trường TH phong khê nâng cao hơn nữa danh dự, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của nhà giáo, phát huy hết tài năng, sức lực, trí tuệ của mình, đoàn kết nhất trí cùng nhau phấn đấu. Các tổ chức đoàn thể phát huy hết sức mạnh của tập thể, đồng bộ, thống nhất cùng nhà trường thực hiện. Quyết tâm khắc phục mọi khó khăn vươn lên để không thua kém các đơn vị khác.
Tôi mong rằng các em HS cần thấy vinh dự được học tại ngôi trường của quê hương mình, trường tiểu học Phong Khê, với sự chỉ bảo, dạy dỗ, giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo và gia đình, được hòa chung với bạn bè làng xã. Mong rằng các em chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên học giỏi, ngoan ngoãn nghe lời và làm theo những điều hay lẽ phải, phấn đấu làm rạng danh cho quê hương Phong Khê.
CBGV và HS Trường TH Phong Khê mong muốn: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân ủng hộ, quan tâm đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà trường, cho các thày cô giáo, cho việc học tập rèn luyện của học sinh nhiều hơn nữa; thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của nhân dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển.
* Cuối cùng, thay mặt các thày cô giáo, các em HS trường TH phong Khê, tôi trân thành cảm ơn các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, HĐ giáo dục, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức hội quần chúng nhân dân, các nhà giáo lão thành đã nghỉ hưu, các quý vị có tâm huyết với GD-ĐT và toàn thể nhân dân Phong khê đã quan tâm giúp đỡ Nhà trường về mọi mặt, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho.
Xin kính chúc các vị đại biểu, các vị khách quý, các thày cô giáo mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và thành đạt. Chúc các em HS chăm ngoan, học giỏi.
Xin trân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Khái
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)