Dien van kỷ niem 20/11/2011
Chia sẻ bởi Phan Thanh Hien |
Ngày 02/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Dien van kỷ niem 20/11/2011 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
DIỄN VĂN CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20- 11
- Kính thưa quý vị đại biểu, KT tất cả các đ/c CB-GV-CNV và các em học sinh thân mến.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, tháng 8 năm 1957, Hội nghị Quốc tế các Nhà giáo họp tại Vacsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến Chương các Nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Ngày 28 /9/1982 Hội đồng bộ trường đã ra Quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam - để cả nước tri ân các Nhà giáo.
Hôm nay trong không khí tưng bừng phấn khởi của cả nước chào đón ngày hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam, niềm vui đó như được nhân lên gấp bội khi đất nước, con người Việt Nam đã có được một vị thế nhất định trên trường quốc tế, niềm vui ấy càng được nhân lên khi người thầy giáo trong xã hội hiện đại càng được mọi người quý trọng, tôn vinh . Hoà trong niềm vui chung đó, trường TH Xuân Quang2 long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 29 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2011) , T/M BGH nhà trường cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quý, các em học sinh và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành đạt .
Kính thưa các đồng chí .
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta giờ này đều đang có những hồi ức về mái trường , nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, thơ mộng – nơi chắp cánh những ước mơ hoài bão và cũng chính là nơi chăm bón, ấp ủ cho chúng ta trưởng thành nên người hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và trong đó có lẽ hình ảnh của những người Thầy, công lao của những người thầy là chúng ta đáng nhớ nhất . Bởi lẽ, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” là truyền thống đạo lý của người VN bao đời nay .Dân tộc VN ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng đạo lý làm người mà tôn vinh thầy giáo – nhất tự vi sư, bán tự vi sư tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyên xuốt tâm hồn bao thế hệ trẻ , được kế thừa và phát huy qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử , sự đổi thay của đất nước song nó vẫn được rèn giũa, quyện chặt và thấm nhuần trong mỗi tâm tưởng, ăn sâu vào tâm trí mỗi con người VN. Từ lúc lọt lòng mẹ trên chiếc nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay về cõi vĩnh hằng thì âm hưởng của câu hát mẹ ru vẫn cháy bỏng đầy tha thiết như âm điệu của một bài ca muôn thuở :
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Nói đến nghề thầy giáo đã có biết bao bài ca, bao nhiêu áng văn chương, bao nhiêu lời hay ý đẹp ban tặng. Từ ngàn đời nay, trong tâm thức của người Việt Nam luôn có sự ngưỡng mộ, tôn kính đối với nghề Thầy, người Thầy, người Thầy cũng đồng nghĩa với người Cha trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ.
Nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ đã từng viết “ Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục được một người thầy thì giáo dục được cả một thế hệ”.
Có lẽ cũng vì thế mà loài người đã thừa nhận “ không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ, không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.
Nghề thầy, người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội, bởi lẽ nghề thầy khác với các nghề khác, như nghề của phát thanh viên, nghề của nhà diễn thuyết. Phát thanh viên cần đọc cho hay, cho truyền cảm nhưng không cần theo dõi xem từng người nghe ai chưa hiểu thì làm cho hiểu. Nhà diễn thuyết nói trước đám đông cũng không cần theo dõi xem từng người nghe mình tiến bộ ra sao? Còn dạy học là phải làm cho từng học sinh hiểu bài, phải chăm sóc, giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ về nhận thức về tình cảm, đạo đức hành vi - thiên chức của người thầy giáo là đào tạo và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc mình. “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, Với bia khoa thi
- Kính thưa quý vị đại biểu, KT tất cả các đ/c CB-GV-CNV và các em học sinh thân mến.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, tháng 8 năm 1957, Hội nghị Quốc tế các Nhà giáo họp tại Vacsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến Chương các Nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta. Ngày 28 /9/1982 Hội đồng bộ trường đã ra Quyết định số 167/HĐBT chính thức lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam - để cả nước tri ân các Nhà giáo.
Hôm nay trong không khí tưng bừng phấn khởi của cả nước chào đón ngày hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam, niềm vui đó như được nhân lên gấp bội khi đất nước, con người Việt Nam đã có được một vị thế nhất định trên trường quốc tế, niềm vui ấy càng được nhân lên khi người thầy giáo trong xã hội hiện đại càng được mọi người quý trọng, tôn vinh . Hoà trong niềm vui chung đó, trường TH Xuân Quang2 long trọng tổ chức lễ Kỷ niệm 29 năm ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2011) , T/M BGH nhà trường cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu, các vị khách quý, các em học sinh và đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo lời chúc sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành đạt .
Kính thưa các đồng chí .
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta giờ này đều đang có những hồi ức về mái trường , nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, thơ mộng – nơi chắp cánh những ước mơ hoài bão và cũng chính là nơi chăm bón, ấp ủ cho chúng ta trưởng thành nên người hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng và trong đó có lẽ hình ảnh của những người Thầy, công lao của những người thầy là chúng ta đáng nhớ nhất . Bởi lẽ, “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” là truyền thống đạo lý của người VN bao đời nay .Dân tộc VN ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng đạo lý làm người mà tôn vinh thầy giáo – nhất tự vi sư, bán tự vi sư tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyên xuốt tâm hồn bao thế hệ trẻ , được kế thừa và phát huy qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử , sự đổi thay của đất nước song nó vẫn được rèn giũa, quyện chặt và thấm nhuần trong mỗi tâm tưởng, ăn sâu vào tâm trí mỗi con người VN. Từ lúc lọt lòng mẹ trên chiếc nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay về cõi vĩnh hằng thì âm hưởng của câu hát mẹ ru vẫn cháy bỏng đầy tha thiết như âm điệu của một bài ca muôn thuở :
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Nói đến nghề thầy giáo đã có biết bao bài ca, bao nhiêu áng văn chương, bao nhiêu lời hay ý đẹp ban tặng. Từ ngàn đời nay, trong tâm thức của người Việt Nam luôn có sự ngưỡng mộ, tôn kính đối với nghề Thầy, người Thầy, người Thầy cũng đồng nghĩa với người Cha trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng con trẻ.
Nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ đã từng viết “ Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục được một người thầy thì giáo dục được cả một thế hệ”.
Có lẽ cũng vì thế mà loài người đã thừa nhận “ không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trên đời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ, không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.
Nghề thầy, người thầy trong xã hội Việt Nam từ bao đời nay là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ, tài năng của xã hội, bởi lẽ nghề thầy khác với các nghề khác, như nghề của phát thanh viên, nghề của nhà diễn thuyết. Phát thanh viên cần đọc cho hay, cho truyền cảm nhưng không cần theo dõi xem từng người nghe ai chưa hiểu thì làm cho hiểu. Nhà diễn thuyết nói trước đám đông cũng không cần theo dõi xem từng người nghe mình tiến bộ ra sao? Còn dạy học là phải làm cho từng học sinh hiểu bài, phải chăm sóc, giáo dục giúp đỡ các em tiến bộ về nhận thức về tình cảm, đạo đức hành vi - thiên chức của người thầy giáo là đào tạo và bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của nhân loại và của dân tộc mình. “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”, Với bia khoa thi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Hien
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)