ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU LÔNG

Chia sẻ bởi nguyễn hùng cường | Ngày 26/04/2019 | 119

Chia sẻ tài liệu: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU LÔNG thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Nội dung tóm tắt:
ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
A. Lý Thuyết
I. Điện tích. Tương tác điện
1. Điện tích. Điện tích điểm
  Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
  Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
2. Tương tác điện
  Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
  Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông
  Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

F=k|q1q2|r2 ; k=9.109Nm2/C2


  Đơn vị điện tích là culông (C).
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+ Điện môi là môi trường cách điện.
+ Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi  lần so với khi đặt nó trong chân không.  gọi là hằng số điện môi của môi trường 1).
+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : F=k|q1q2|εr2
B. Các Dạng Bài Tập
Dạng 1: Xác định các đại lượng liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên.
Áp dụng công thức  F=k|q1q2|r2để suy ra giá trị đại lượng cần tìm.
-         Một số hiện tượng cần để ý:
+ Khi cho hai quả cầu nhỏ dẫn điện như nhau, đã nhiễm điện tiếp xúc nhau và sau đó tách rời nhau thì tổng điện tích chia đều cho mỗi quả cầu.
+ Hiện tượng cũng xãy ra tương tự khi nối hai quả cầu như trên bàng dây dẫn mảnh rồi cắt bỏ dây nối.
+ Khi chạm tay vào một quả cầu nhỏ dẫn điện đã tích điện thì quả cầu mất điện tích và trở nên trung hòa.
Dạng 2: Tìm tổng hợp lực tác dụng lên một điện tích.
Nếu một vật có điện tích q chịu tác dụng của nhiều lực điện  1, 2...thì tổng hợp lực   tác dụng lên q là vecto tổng xác định bởi  = 1+ 2+...
-          Nếu  1, 2 cùng phương
+ Cùng chiều: F=+
+ Ngược chiều: F=|−|
-         Nếu  1, góc nhau: F=+
-         Nếu  1, 2 cùng độ lớn và hợp nhau góc α: F=
-         Khi  1, 2 hợp nhau góc kì:
=++
Dạng 3: khảo sát sự cân bằng của một điện tích
Khi một điện tích đứng cân bằng thì lực tổng hợp tác dụng lên điện tích thỏa điều kiện
 = 1+ 2+...= 
Khảo sát phương trình vecto theo hai cách:
-         Cộng lần lượt các vecto theo quy tắc hình bình hành, đưa hệ lực tác dụng lên điện tích về còn hai lực. Hai lực này phải trực đối nhau.
-         Phương pháp hình chiếu lên các trục tọa độ oxy:
/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn hùng cường
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)