Diễn biến Thế Chiến thứ nhất rõ ràng nhất
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng |
Ngày 27/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Diễn biến Thế Chiến thứ nhất rõ ràng nhất thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
II/ DIỄN BIẾN
DESIGNED BY QUOCANTM
THẾ CHIẾN THỨ NHẤT
A/ GIAI ĐOẠN 1 (1914-1916)
28/7/1914 Áo-Hung tuyên chiến với Sebia
1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga
3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức
Chiến trang bùng nổ trên quy mô toàn cầu và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Các nước tham chiến ở châu Âu
Chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh của Đức
Ngày 2 tháng 8 năm 1914 quân Đức chiếm Luxembourg và đêm ngày hôm sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng bằng cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh.
Với mặt trận phía tây
Kế hoạch này là quá xa thực tế: mặc dù quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris nhưng khi đi sâu vào đất Pháp đã dần sa lầy và trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đã bị liên quân Pháp - Anh phản công và đẩy lùi ra xa phải đi vào phòng ngự. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào cầm cự dai dẳng trên 1 chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.
Mặt trận phía Đông 1914
Theo kế hoạch Schliffen mà đế quốc Đức đề ra trước cuộc chiến thì ở giai đoạn đầu của cuộc chiến mặt trận phía đông chỉ để phòng thủ trước các đợt tấn công của quân Nga và khi giải quyết xong nước Pháp ở mặt trận phía tây sẽ quay sang tiêu diệt đế quốc Nga kết thúc sớm chiến tranh. Kế hoạch này của người Đức dựa trên việc quân đội Nga sẽ không tiến hành tổng động viên và tấn công kịp thời nhưng đây là điều sai lầm vì quân Nga đã có sự cách tân đáng kể nên việc huy động và triển khai quân đã diễn ra nhanh hơn so với dự tính của người Đức. Phòng thủ tại Đông Phổ, vị trí nằm giữa biên giới Nga và Đức là tập đoàn quân số 8 của tướng Maximilian von Prittwitz. Kế hoạch của quân đội Áo-Hung cũng tương tự như người Đức khi quân đội Áo-Hung để 1 phương diện quân đóng tại Galicia để phòng thủ trước quân Nga.
Kế hoạch Schlieffen và chiến sự mặt trận phía Tây 1914
Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, 2 tập đoàn quân số 1 do Paul Rennekampf chỉ huy và số 2 Alexander Samsonov chỉ huy đã ngay lập tức tiến đánh Đông Phổ, nơi có 150 000 quân Đức. Rennekampf từ Nga đánh vào mặt đông của Đông Phổ còn Samsonov từ Ba Lan tấn công vào mặt bắc. Trong trận Gumbinnen diễn ra vào ngày 20 tháng 8, tập đoàn quân số 1 của Nga đánh bại tập đoàn quân số 8 của Đức đóng tại Đông Phổ khiến quân Đức phải rút chạy và bỏ Đông Phổ về tay quân Nga. Sau thất bại này, người Đức đã đưa Paul von Hindenburg làm tổng tư lệnh quân Đức ở mặt trận phía đông và Ludendroff làm tham mưu trưởng cùng với việc rút 1 số sư đoàn từ mặt trận phía tây về để tăng cường sức mạnh.
Paul von Hindenburg (left) và Erich Ludendorff, những người hùng của nước Đức sau trận Tannenberg
Hindenburg và Ludendroff đã tập trung quân để tiêu diệt từng cánh quân 1 của người Nga. Trước khi 2 người này đến Đông Phổ thì sĩ quan tổng tham mưu của Đức là Max von Hoofman sau khi nghe tin Rennekampf có ý đồ ngừng tiến quân đã cho rút các lực luợng đang chiến đấu với Rennekampf tập trung về Tannenberg để chờ tập đoàn quân số 2 của Samsonov đang từ Ba Lan tiến đến. Ngày 26 tháng 8, trận Tannenberg mở màn. Samsonov biết đang lâm nguy nên cố thủ chờ quân của Rennekampf đến cứu nhưng không được. Ngày 29 tháng 8, Samsonov tự sát và đến ngày 30 tháng 8 thì tập đoàn quân số 2 hoàn toàn bị đập tan với số thương vong là 30 000 và 95 000 quân bị bắt. Trận Tannenberg là thảm bại của quân Nga trong năm 1914. Sau trận này thì đến ngày 11 tháng 9, quân Đức tấn công và chiếm được nơi đóng quân của tập đoàn quân thứ nhất Nga. Ngày 13 tháng 9, tập đoàn quân này rút khỏi Đông Phổ và tổn thất 110 000 người. Chiến dịch Đông Phổ kết thúc với thất bại của người Nga.
Trong khi quân Nga thất bại tại Đông Phổ thì tại Galicia, quân đội Nga kiểm soát được phần lớn nơi này vào cuối năm 1914. Chỉ huy quân Nga tại chiến tuyến Tây Bắc là Nikolay Ivanov và Aleksey Brusilov. Tháng 9 1914, quân Nga đánh bại quân đội Áo-Hung trong trận Lemberg và bắt đầu vây hãm thành phố Przemysl. Quân Nga chiếm được nơi này vào tháng 3-1915. Kết thúc năm 1914, quân đội Áo-Hung bị đánh bại liên tiếp và quân Nga tiến sát đến chân núi Carpathian.
Như vậy năm 1914, mặt trận phía đông kết thúc với thắng lợi lớn của người Đức nhưng buộc họ phải điều động nhiều sư đoàn từ mặt trận phía tây sang, khiến chiến tranh ngày càng kéo dài và quy mô mặt trận phía đông ngày càng được mở rộng.
Diễn biến các chiến trường khác trong năm 1914
Đế quốc Nhật Bản lợi dụng việc các cường quốc đang tham gia chiến tranh châu Âu quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông.
Ngày 15/8/1914 Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi chuyển giao vùng Giao Châu (TQ) cho Nhật. Hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày.Đức không trả lời nên ngày 23/8/1914 Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm Giao Châu cùng tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam (TQ) và 1 loạt hòn đảo thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.Ngày 11/11/1914, Thanh Đảo đầu hàng Nhật sau 43 ngày bị bao vây. Sau đó Nhật không có 1 hoạt động nào khác trong Chiến tranh thế giới thứ 1.
Ngày 21/9/1914, Úc chiếm New Guinea thuộc địa Đức ở TBD. Ngày 5/11/1914, quân Đức thắng Anh ở Đông Phi thuộc Đức (nay là Tanzania).
Đến năm 1915, bộ chỉ huy quân Đức và quân Áo quyết định cùng nhau tác chiến thực hiện cuộc tấn công lớn vào quân Nga, buộc đế quốc Nga phải đầu hàng rồi chuyển sang mặt trận phía tây tiêu diệt quân Pháp và Anh. Do đó đầu năm 1915 quân Đức điều 1 số lớn binh đoàn từ mặt trận phía tây sang và chuyển sang phòng thủ ở mặt trận phía tây. Từ tháng 1 đến tháng 3, quân Nga bị quân Đức đánh bại tại trận hồ Masurian lần thứ hai, phải rút khỏi Đông Phổ nhưng chiếm được thành phố Przemysl của Áo-Hung, củng cố Galicia và uy hiếp Hungary. Điều này càng thúc đẩy cuộc tấn công của quân Đức. Đến cuối tháng 4 quân Đức đã tập trung 1 lực lượng hùng hậu tại khu vực nằm giữa thượng du sông Wisla và núi Carpathian bao gồm 16 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn kị binh, 1140 khẩu đại bác và 1000 khẩu đại bác hạng nặng.
Mặt trận phía Đông năm 1915
Ngày 2 tháng 5, tướng August von Mackensen bất ngờ tấn công các cứ điểm của quân nga giữa Gorlice và Tarnow. Do quân Nga đang trong tình trạng khan hiếm trầm trọng về đạn dược nên đó chỉ trong 2 tuần, quân Nga đã phải rút lui trên 1 chiến tuyến dài 160 cây số. Trong 1 tháng, quân đức đã tiến gần 100 dặm và bắt làm tù binh gần 400 000 lính Nga. Đến tháng 7 thì Falkenhayn ra lệnh cho Hindenburg từ phía bắc và Mackensen từ phía nam đánh quân Nga khỏi Ba Lan. Ngày5 tháng 81915, quân đội Đức chiếm Warsaw, thủ đô Ba Lan.
Đến năm 1916, quân đội Đức theo kế hoạch của Falkenhayn tập trung quân lực sang mặt trận phía tây để tiêu diệt quân đội Pháp, mà trọng điểm là Verdun. Trận Verdun bắt đầu từ ngày 21 tháng 2 1916 là cuộc đại chiến hao tốn rất lớn nhân lực của cả Đức và Pháp. Trước tình hình đó, để giải nguy cho mặt trận phía tây và lợi dụng quân đội Áo-Hung đang chuyển quân sang mặt trận Italy, bộ chỉ huy quân Nga quyết định phát động 1 cuộc tấn công vào các phòng tuyến của quân đội Áo-Hung tại Galicia và người chỉ huy cuộc tấn công này là tướng Aleksey Brusilov.
Ngày 4 tháng 6 1916, cuộc tổng tấn công của tướng Brusilov tại mặt trận phía đông bắt đầu. Chỉ trong vòng vài ngày, toàn bộ các chiến tuyến của quân Áo tại Galicia đã tan vỡ. Đến ngày 20 tháng 9, cuộc tổng tấn công này chấm dứt khi thương vong của lính Nga ngày càng tăng và sau cuộc tổng tấn công này, thương vong của quân đội Áo-Hung là 1,5 triệu người và 400 000 người bị bắt làm tù binh còn về phía Nga là 500 000 người thương vong. Thắng lợi này của quân Nga tại mặt trận phía đông đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cục của cuộc chiến tranh này vì đã đánh tan quân đội Áo Hung làm nó mất khả năng tiến hành chiến dịch lớn chống phe Hiệp Ước, cải thiện tình hình ở mặt trận phía tây làm cho quân Đức gặp thêm khó khăn trong việc tấn công Verdun, tạo điều kiện cho liên quân Anh-Pháp phản công tại trận Somme. Cuối cùng nó đã thúc đẩy Romania từ chỗ trung lập đã quyết định tham gia cuộc chiến theo khối Hiệp ước.
tướng Aleksey Brusilov.
Mặt trận phía đông 1915-1916
Năm 1915 Đức tập trung lực lượng loại nước Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông. Quân Đức trên mặt trận phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 dồn binh lực sang mặt trận phía Đông để đánh đòn tiêu diệt đối với quân đội Nga. Cuộc tấn công đã thắng lợi to lớn: trong chiến dịch Gorlice phía nam Ba Lan quân Nga thua to phải thực hiện cuộc rút lui lớn: bỏ Galicia, bỏ Ba Lan còn Đức chiếm cả Ukraina lẫn Belarus. Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc Nga nhưng Đức không thể buộc Nga ra khỏi chiến tranh. Nga hoàng vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì thực lực của Đức cũng đã cạn. Mặt trận phía Đông đến cuối năm 1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào cầm cự dai dẳng trên mặt trận dài 1200km từ sông Đi-nhi-ep đến vịnh Riga.
Mặt trận phía Tây 1915-1916
Trong những năm đó mặt trận phía Tây cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: chiến dịch tại Ypres (bắc Bỉ), Champagne và Artois (bắc Pháp) hai bên cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là quân Đức đã sử dụng vũ khí hoá học sau đó quân Hiệp Ước đáp trả gây chết ngạt rất nhiều quân sỹ hai bên. Năm 1916, diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt". Để giải nguy Verdun tháng 9 năm 1916 quân Anh đã tấn công tại trận sông Somme nhưng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên tlịch sử quân sự thế giới quân Anh sử dụng xe tăng tấn công và đạt hiệu quả chiến thuật rất cao.
Ngày 23 tháng 5 năm 1915 Ý gia nhập khối Đồng minh ba bên (Anh- Pháp- Nga) để chống Áo, 14 tháng 10 năm 1915 Bulgary tham gia vào phe liên minh Đức, Áo để chống Serbia. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ nhưng sôi động hẳn lên.
Chiến trường Ý – Áo: tháng 5 năm 1915 quân Ý mở chiến dịch Isonzo (12 lần) chống quân Áo nhưng thất bại và bị Áo phản công chiếm Gorizia sau lợi thế nhỏ bé này mặt trận Ý – Áo đi vào ổn định cho đến tận cuối năm 1917.
Chiến trường Balkans: Tại Balkans tháng 10 năm 1915 liên quân Đức – Áo – Bulgaria đánh tan quân Serbia tại Novo Brdo và quân Serbia phải rút lui sâu vào Albania và Hy Lạp. Để cứu nguy cho Serbia và gây áp lực lên Hy Lạp tham gia chống Liên minh Trung tâm, cuối năm 1915 liên quân Anh, Pháp tiến hành chiến dịch đổ bộ lên Salonica của Hy lạp nhưng nước này không tham gia chống Đức, Áo, Bulgaria. Chiến sự tại mặt trận Balkans tại Salonica ổn định, yên tĩnh lạ thường và các bên dường như không muốn đánh nhau cho đến tận cuối chiến tranh. Người ta gọi mặt trận Salonica là "trại tù binh lớn".
Mặt trận phía Nam 1915-1916
Chiến trường Trung Cận Đông: từ tháng 2 năm 1915 đến tận tháng 1 năm 1916 liên quân Anh, Pháp mở chiến dịch hải quân đổ bộ rất lớn trong lịch sử chiến tranh thế giới – chiến dịch Dardanelles đổ bộ gần 60 vạn quân để chiếm hai eo biển Dardanelles, Bosporus và thủ đô Istambul để buộc Đế quốc Ottoman ra khỏi chiến tranh. Chiến dịch đã thất bại: Đế quốc Ottoman vẫn đứng vững và giáng trả hiệu quả, Entente ba bên phải di tản quân về Hy Lạp.
Chiến trường Kavkaz: Tại Kavkaz quân Nga có lực lượng nhỏ hơn nhưng đã đại thắng quân Ottoman tại trận Sarikamis (từ 29 tháng 12 năm 1914 đến 4 tháng 1 năm 1915) sau đó trong năm 1915, 1916 và cho đến tận cuối năm 1917 khi Nga sụp đổ vì cách mạng, quân Nga tại Kavkaz liên tiếp đánh lui quân Ottoman, tiến lên chiếm xứ nay là Armenia. Vì người Armenia theo Chính thống giáo có cảm tình với Nga nên chính quyền Đế quốc Ottoman đã thi hành chính sách diệt chủng người Armenia làm gần 1 triệu người Armenia chết, có chấn động lớn trong dư luận châu Âu và thế giới về Thế chiến I.
Giai đoạn hai (1917-1918)
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Lại cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung tại Galicia cũng bị các sỹ quan cao cấp khác ghen ghét không hợp tác. Đến năm 1917 người Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể chịu nổi hơn chiến tranh khi quân Đức chỉ cách Thủ đô hơn 100 km. Mặt khác những người cộng sản Nga (Bolshevik) chống chiến tranh đế quốc "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng", nhân dân và binh sỹ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đó là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga
Tuy giữa hai cuộc cách mạng Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế quân đội sau cách mạng tháng 2 đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sỹ tự bỏ ngũ, tự rút lui và truy lùng các sỹ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ địch để ra yêu sách. Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận.
Trong năm 1917 lợi thế đã nghiêng sang phía Anh-Pháp-Nga ba bên, vòng vây trên biển siết chặt kinh tế Đức của Hải quân Hoàng gia Anh đã cho thấy các kết quả. Liên quân Pháp-Anh liên tục mở các cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận.
Chiến trường Trung Cận Đông: quân Anh liên tiếp chiến thắng quân Ottoman, chiếm Baghdad (Iraq) tháng 3 năm 1917 và tổ chức thành công chiến dịch Sinai và chiến dịch Palestine chiếm Jerusalem vào tháng 12 năm 1917.
Chiến trường Ý-Áo
Cuối năm 1917 cách mạng nổ ra ở Nga, không còn mặt trận phía Đông, quân Đức – Áo được tiếp viện hùng hậu trong đó có các đơn vị xung kích của Đức làm nòng cốt, đã tổ chức chiến dịch Caporetto (26 tháng 10 năm 1917) và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. Quân Anh, Pháp phải cứu viện lập phòng tuyến cố thủ tại sông Piave. Và thế trận dừng lại ở đây cho đến hết chiến tranh. Tuy thắng lợi của Đức, Áo tại Caporetto rất to lớn nhưng vai trò thứ yếu của mặt trận Ý – Áo không làm đảo lộn thế chiến lược của chiến tranh.
Mặt trận phía tây
Liên quân Anh, Pháp chủ động trên chiến trường, trong năm 1917 chỉ có họ tấn công nhưng không thể chọc thủng nổi tuyến phòng thủ của quân Đức. Cuộc tấn công tại Verdun, Ypres, Cambrai với sử dụng ồ ạt xe tăng đều thất bại. Đặc biệt từ 9 tháng 4 đến 5 tháng 5 năm này quân đội Pháp mở chiến dịch Nivelle (theo tên của Tổng tư lệnh quân đội Pháp Robert Georges Nivelle ) với số lượng áp đảo gấp 2 lần quân Đức, kết quả: với số thương vong 50 vạn và đã thất bại và ngày nay trận này được gọi là "lò mổ của Nivelle". Đến cuối năm 1917 phòng tuyến Đức tại mặt trận phía Tây vẫn chưa phá vỡ nổi.
Hoa Kì tham chiến
Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 theo đuổi chính sách không can thiệp và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho người Anh nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn giành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh. Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1917 Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức.
Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh
Những người cộng sản Nga (Bolshevik) chống chiến tranh đế quốc "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng", nhân dân và binh sỹ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đây là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ địch để ra yêu sách. Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận. Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trả độc lập cho Ba Lan và các vùng Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường cho Đức và ngoài ra nước Nga Xô viết trao trả độc lập cho Phần Lan.
Tổng tấn công mùa xuân 1918 của Đức
Cuộc tổng tấn công cuối cùng của Đức diễn ra từ ngày 21 tháng 3/1918. Trước đó quân Đức đã tung ra 225 cuộc đột kích nhỏ vào phòng tuyến Anh.
Đúng 4h 43 phút rạng sáng ngày 21 tháng 3, 6.473 đại pháo nã đạn ồ ạt xuống 1 tuyến dài 40 dặm, không bỏ sót 1 vị trí nào.
9h 35 phút sáng, 3.500 súng cối tiếp tục nã đạn và 5 phút sau, 32 sư đoàn Đức tiến lên trong khi 39 sư đoàn khác sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Các tổ Biệt kích Đức cũng tăng cường đánh phá khắp nơi. Khói súng, bụi mù che mất quân Đức và khi quân Anh phát giác ra thì đã quá trễ. Buổi trưa phòng tuyến thứ 1 của quân Anh bị quân Đức tràn ngập, phía Pháp tình hình cũng tương tự. Ngay ngày đầu số tù binh Anh bị bắt đã lên tới 21.000 người.
Sơ đồ tiến công mùa xuân 1918 của Đức
Ngày hôm sau các toán Biệt kích Đức tiếp tục hoạt động mạnh khắp các phòng tuyến, sau đó là các toán chiến đấu xông lên chiếm giữ các vị trí vừa bị làm suy yếu. Khắp phòng tuyến Đồng Minh các đơn vị đều phải bỏ vị trí rút về phía sau. Đại đoàn 5 của Anh và Đại đoàn 1 của Pháp đều phải lùi về bờ Tây sông Somme.
Ngày thứ 3 của cuộc chiến quân Đồng Minh đã phải lùi lại khá xa, thiệt hại nặng nề nhưng quân Đức vẫn không tiến xa được như dự kiến, kế hoạch cắt đôi liên quân Anh-Pháp rồi đánh bọc sườn quân Anh và đẩy họ ra biển vẫn không thực hiện được. Quân Đức cũng mệt mỏi, suy yếu, hao hụt nặng và thiếu tiếp liệu. Ngày 28 tháng 3 thì cuộc tiến quân của Đức đột ngột dừng lại gần thành phố Albert.
Ngày 4 tháng 4, quân Đức tiếp tục tiến nhưng không thu được kết quả nào đáng kể.
Chiến dịch Georebette
Sau chiến dịch Michael, Ludendorff tiếp tục tung ra chiến dịch Georebette. Mục tiêu của ông là chọc thủng phòng tuyến Anh ở đoạn giữa La Basses và Armentiere ngày 9 tháng 4. Trước đó 2 ngày, pháo binh Đức đã bắn cường tập vào khu vực này bằng đạn công phá lẫn đạn hơi độc.
Binh sĩ của Sư đoàn 55 của Anh trúng hơi gas của Đức ở Flandre ngày 10 tháng 4/1918
Sương mù dày đặc đã trợ chiến hiệu quả cho người Đức. Quân Anh bị đẩy lùi thêm 18 km và hôm sau tới 45 km. Nhưng cũng như lần trước, đà tiến chậm lại rồi dừng hẳn do kiệt sức và sa sút tinh thần. Tới ngày 30 tháng 4, chiến dịch kết thúc, 2 bên đều bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, trong khi quân Đức thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng thì quân đội Mỹ do tướng John Joseph Pershing chỉ huy đang ồ ạt ra mặt trận.
Căn cứ trên lực lượng hiện tại thì quân Đồng Minh đã có thể phản công.
Tình hình sau tổng tấn công mùa xuân của Đức 1918
Tháng 7/1918 , 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu . Mỹ tham chiến khi cả hai phe đều mệt mỏi nên trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước.
18/7/1918, 600 xe tăng phá vỡ phòng tuyến sông Macsner.
8/8/1918, liên quân Anh-Pháp đập tan phòng tuyến sông Xen, tiêu diệt 16 sư đoàn
12/9/1918 liên quân Pháp-Mỹ đánh Sern Mihern, một phòng tuyến quan trọng của Đức.
Đồng minh tấn công thắng lợi
Đức không còn khả năng chống trả kiên cường như trước đây nữa. Cuộc tấn công của liên quân đã phát triển thắng lợi và được gọi là 100 ngày tấn công: bắt đầu từ 8 tháng 8 bằng trận Amiens, liên quân đồng loạt phối hợp tấn công: với tập đoàn quân của Pháp bên phải, quân Anh bên trái, các quân đoàn Canada và Úc làm mũi nhọn tấn công chính diện với hàng trăm xe tăng và 12 vạn quân đã đánh lui quân Đức hàng chục km. Sau mấy tuần tiến công thắng lợi ngày 21 tháng 8 quân Anh tổ chức trận Sông Somme lần thứ hai đánh lui tập đoàn quân số 2 của Đức về vị trí của tuyến Hindenburg là tuyến bắt đầu chiến tranh. Đến cuối tháng 9 sau các cố gắng bất thành liên quân dừng lại ở tuyến Hindenburg và tại đây sau cách mạng tại Đức, quân Đức đã đầu hàng.
Bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 1918 phe Đồng minh nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là Bulgaria (29 tháng 9), 30 tháng 10 Đế quốc Ottoman đầu hàng, 4 tháng 11 Áo, Hung đầu hàng riêng biệt (Đế chế Áo – Hung cùng dòng họ Habsburg đã sụp đổ).
Ngày 11 tháng 11 năm 1918 tại toa tàu hoả tại cánh rừng Compiegne (Pháp) nơi vào năm 1871 sau chiến tranh Pháp – Phổ, phía Đức đã áp đặt các điều kiện đình chiến cho Pháp, đã ký kết sự đầu hàng của Đức.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ – hậu thân của Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất đã kết thúc.
Cách mạng ở Đức
Tổng chỉ huy Erich Ludendorff và một số tướng lĩnh quân phiệt. Ludendorff cùng Đô đốc Reinhard Scheer trù tính dùng toàn lực hạm đội Đức tổ chức một trận hải chiến mang tính phiêu lưu xông thẳng vào hạm đội đối phương để tỏ rõ vinh quang của hạm đội Đức. Các tướng lĩnh quân phiệt Đức âm mưu không thông báo cho Thủ tướng vì biết rằng hành động này sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên tin tức về cuộc tấn công đã được các thuỷ binh tại hải cảng Kiel biết, họ nổi loạn vì không muốn làm một việc tự sát. Náo loạn và cách mạng từ đây, Hoàng đế Wilhelm II phải cách chức Ludendorff. Chính quyền được trao từ tay giới quân nhân sang cho các chính đảng tại Quốc hội Đức (Reichstag). Ludendorff tuyên bố chính quyền dân sự sẽ làm đất nước thua trận và là "nhát dao đâmsau l ưng quân đội" đây là luận điểm của các lực lượng phục thù muốn bào chữa cho thất bại của Đức trong đó có Đảng Nazi (Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội chủ nghĩa hay Đảng Quốc xã) sau này của Adolf Hitler.
Công tước Max von Baden được chỉ định làm thủ tướng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán hoà bình. Ngày 9 tháng 11 năm 1918 von Baden tuyên bố nhà vua phải thoái vị, đế quốc Đức sụp đổ, vua Wilhelm II được Hà Lan cho tị nạn chính trị và Cộng hoà Weimar ra đời.
Thống kê thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1914-1916
Số người chết:5,525,000
Số người bị thương: 12,831,500
Số người mất tích: 4,121,000
1917-1918
Số người chết:4,386,000
Số người bị thương: 8,388,000
Số người mất tích: 3,629,000
Tổng cộng: 38,880,000 người
Một số hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất!!!
the end
cảm ơn cô và các bạn đã đón xem
DESIGNED BY QUOCANTM
THẾ CHIẾN THỨ NHẤT
A/ GIAI ĐOẠN 1 (1914-1916)
28/7/1914 Áo-Hung tuyên chiến với Sebia
1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga
3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức
Chiến trang bùng nổ trên quy mô toàn cầu và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Các nước tham chiến ở châu Âu
Chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh của Đức
Ngày 2 tháng 8 năm 1914 quân Đức chiếm Luxembourg và đêm ngày hôm sau tràn vào Bỉ, vi phạm tình trạng trung lập của nước này để lấy đường tiến vào miền bắc nước Pháp. Kế hoạch Schlieffen của bộ tổng chỉ huy Đức tính toán rằng bằng cuộc tấn công bất ngờ qua Bỉ đánh thẳng vào Bắc Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trước khi quân đội Nga kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân Pháp sẽ quay sang mặt trận phía Đông giải quyết quân Nga và kết thúc chiến tranh.
Với mặt trận phía tây
Kế hoạch này là quá xa thực tế: mặc dù quân Đức giành được lợi thế trong các trận đánh biên giới và tiến nhanh về phía Paris nhưng khi đi sâu vào đất Pháp đã dần sa lầy và trong trận sông Marne lần thứ nhất vào tháng 9 năm 1914 quân Đức đã bị liên quân Pháp - Anh phản công và đẩy lùi ra xa phải đi vào phòng ngự. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức chiến tranh chiến hào cầm cự dai dẳng trên 1 chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.
Mặt trận phía Đông 1914
Theo kế hoạch Schliffen mà đế quốc Đức đề ra trước cuộc chiến thì ở giai đoạn đầu của cuộc chiến mặt trận phía đông chỉ để phòng thủ trước các đợt tấn công của quân Nga và khi giải quyết xong nước Pháp ở mặt trận phía tây sẽ quay sang tiêu diệt đế quốc Nga kết thúc sớm chiến tranh. Kế hoạch này của người Đức dựa trên việc quân đội Nga sẽ không tiến hành tổng động viên và tấn công kịp thời nhưng đây là điều sai lầm vì quân Nga đã có sự cách tân đáng kể nên việc huy động và triển khai quân đã diễn ra nhanh hơn so với dự tính của người Đức. Phòng thủ tại Đông Phổ, vị trí nằm giữa biên giới Nga và Đức là tập đoàn quân số 8 của tướng Maximilian von Prittwitz. Kế hoạch của quân đội Áo-Hung cũng tương tự như người Đức khi quân đội Áo-Hung để 1 phương diện quân đóng tại Galicia để phòng thủ trước quân Nga.
Kế hoạch Schlieffen và chiến sự mặt trận phía Tây 1914
Ngay sau khi chiến tranh bắt đầu, 2 tập đoàn quân số 1 do Paul Rennekampf chỉ huy và số 2 Alexander Samsonov chỉ huy đã ngay lập tức tiến đánh Đông Phổ, nơi có 150 000 quân Đức. Rennekampf từ Nga đánh vào mặt đông của Đông Phổ còn Samsonov từ Ba Lan tấn công vào mặt bắc. Trong trận Gumbinnen diễn ra vào ngày 20 tháng 8, tập đoàn quân số 1 của Nga đánh bại tập đoàn quân số 8 của Đức đóng tại Đông Phổ khiến quân Đức phải rút chạy và bỏ Đông Phổ về tay quân Nga. Sau thất bại này, người Đức đã đưa Paul von Hindenburg làm tổng tư lệnh quân Đức ở mặt trận phía đông và Ludendroff làm tham mưu trưởng cùng với việc rút 1 số sư đoàn từ mặt trận phía tây về để tăng cường sức mạnh.
Paul von Hindenburg (left) và Erich Ludendorff, những người hùng của nước Đức sau trận Tannenberg
Hindenburg và Ludendroff đã tập trung quân để tiêu diệt từng cánh quân 1 của người Nga. Trước khi 2 người này đến Đông Phổ thì sĩ quan tổng tham mưu của Đức là Max von Hoofman sau khi nghe tin Rennekampf có ý đồ ngừng tiến quân đã cho rút các lực luợng đang chiến đấu với Rennekampf tập trung về Tannenberg để chờ tập đoàn quân số 2 của Samsonov đang từ Ba Lan tiến đến. Ngày 26 tháng 8, trận Tannenberg mở màn. Samsonov biết đang lâm nguy nên cố thủ chờ quân của Rennekampf đến cứu nhưng không được. Ngày 29 tháng 8, Samsonov tự sát và đến ngày 30 tháng 8 thì tập đoàn quân số 2 hoàn toàn bị đập tan với số thương vong là 30 000 và 95 000 quân bị bắt. Trận Tannenberg là thảm bại của quân Nga trong năm 1914. Sau trận này thì đến ngày 11 tháng 9, quân Đức tấn công và chiếm được nơi đóng quân của tập đoàn quân thứ nhất Nga. Ngày 13 tháng 9, tập đoàn quân này rút khỏi Đông Phổ và tổn thất 110 000 người. Chiến dịch Đông Phổ kết thúc với thất bại của người Nga.
Trong khi quân Nga thất bại tại Đông Phổ thì tại Galicia, quân đội Nga kiểm soát được phần lớn nơi này vào cuối năm 1914. Chỉ huy quân Nga tại chiến tuyến Tây Bắc là Nikolay Ivanov và Aleksey Brusilov. Tháng 9 1914, quân Nga đánh bại quân đội Áo-Hung trong trận Lemberg và bắt đầu vây hãm thành phố Przemysl. Quân Nga chiếm được nơi này vào tháng 3-1915. Kết thúc năm 1914, quân đội Áo-Hung bị đánh bại liên tiếp và quân Nga tiến sát đến chân núi Carpathian.
Như vậy năm 1914, mặt trận phía đông kết thúc với thắng lợi lớn của người Đức nhưng buộc họ phải điều động nhiều sư đoàn từ mặt trận phía tây sang, khiến chiến tranh ngày càng kéo dài và quy mô mặt trận phía đông ngày càng được mở rộng.
Diễn biến các chiến trường khác trong năm 1914
Đế quốc Nhật Bản lợi dụng việc các cường quốc đang tham gia chiến tranh châu Âu quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở Viễn Đông.
Ngày 15/8/1914 Nhật Bản gửi tối hậu thư cho Đức đòi chuyển giao vùng Giao Châu (TQ) cho Nhật. Hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày.Đức không trả lời nên ngày 23/8/1914 Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm Giao Châu cùng tuyến đường sắt Thanh Đảo-Tế Nam (TQ) và 1 loạt hòn đảo thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương.Ngày 11/11/1914, Thanh Đảo đầu hàng Nhật sau 43 ngày bị bao vây. Sau đó Nhật không có 1 hoạt động nào khác trong Chiến tranh thế giới thứ 1.
Ngày 21/9/1914, Úc chiếm New Guinea thuộc địa Đức ở TBD. Ngày 5/11/1914, quân Đức thắng Anh ở Đông Phi thuộc Đức (nay là Tanzania).
Đến năm 1915, bộ chỉ huy quân Đức và quân Áo quyết định cùng nhau tác chiến thực hiện cuộc tấn công lớn vào quân Nga, buộc đế quốc Nga phải đầu hàng rồi chuyển sang mặt trận phía tây tiêu diệt quân Pháp và Anh. Do đó đầu năm 1915 quân Đức điều 1 số lớn binh đoàn từ mặt trận phía tây sang và chuyển sang phòng thủ ở mặt trận phía tây. Từ tháng 1 đến tháng 3, quân Nga bị quân Đức đánh bại tại trận hồ Masurian lần thứ hai, phải rút khỏi Đông Phổ nhưng chiếm được thành phố Przemysl của Áo-Hung, củng cố Galicia và uy hiếp Hungary. Điều này càng thúc đẩy cuộc tấn công của quân Đức. Đến cuối tháng 4 quân Đức đã tập trung 1 lực lượng hùng hậu tại khu vực nằm giữa thượng du sông Wisla và núi Carpathian bao gồm 16 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn kị binh, 1140 khẩu đại bác và 1000 khẩu đại bác hạng nặng.
Mặt trận phía Đông năm 1915
Ngày 2 tháng 5, tướng August von Mackensen bất ngờ tấn công các cứ điểm của quân nga giữa Gorlice và Tarnow. Do quân Nga đang trong tình trạng khan hiếm trầm trọng về đạn dược nên đó chỉ trong 2 tuần, quân Nga đã phải rút lui trên 1 chiến tuyến dài 160 cây số. Trong 1 tháng, quân đức đã tiến gần 100 dặm và bắt làm tù binh gần 400 000 lính Nga. Đến tháng 7 thì Falkenhayn ra lệnh cho Hindenburg từ phía bắc và Mackensen từ phía nam đánh quân Nga khỏi Ba Lan. Ngày5 tháng 81915, quân đội Đức chiếm Warsaw, thủ đô Ba Lan.
Đến năm 1916, quân đội Đức theo kế hoạch của Falkenhayn tập trung quân lực sang mặt trận phía tây để tiêu diệt quân đội Pháp, mà trọng điểm là Verdun. Trận Verdun bắt đầu từ ngày 21 tháng 2 1916 là cuộc đại chiến hao tốn rất lớn nhân lực của cả Đức và Pháp. Trước tình hình đó, để giải nguy cho mặt trận phía tây và lợi dụng quân đội Áo-Hung đang chuyển quân sang mặt trận Italy, bộ chỉ huy quân Nga quyết định phát động 1 cuộc tấn công vào các phòng tuyến của quân đội Áo-Hung tại Galicia và người chỉ huy cuộc tấn công này là tướng Aleksey Brusilov.
Ngày 4 tháng 6 1916, cuộc tổng tấn công của tướng Brusilov tại mặt trận phía đông bắt đầu. Chỉ trong vòng vài ngày, toàn bộ các chiến tuyến của quân Áo tại Galicia đã tan vỡ. Đến ngày 20 tháng 9, cuộc tổng tấn công này chấm dứt khi thương vong của lính Nga ngày càng tăng và sau cuộc tổng tấn công này, thương vong của quân đội Áo-Hung là 1,5 triệu người và 400 000 người bị bắt làm tù binh còn về phía Nga là 500 000 người thương vong. Thắng lợi này của quân Nga tại mặt trận phía đông đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cục của cuộc chiến tranh này vì đã đánh tan quân đội Áo Hung làm nó mất khả năng tiến hành chiến dịch lớn chống phe Hiệp Ước, cải thiện tình hình ở mặt trận phía tây làm cho quân Đức gặp thêm khó khăn trong việc tấn công Verdun, tạo điều kiện cho liên quân Anh-Pháp phản công tại trận Somme. Cuối cùng nó đã thúc đẩy Romania từ chỗ trung lập đã quyết định tham gia cuộc chiến theo khối Hiệp ước.
tướng Aleksey Brusilov.
Mặt trận phía đông 1915-1916
Năm 1915 Đức tập trung lực lượng loại nước Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông. Quân Đức trên mặt trận phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 dồn binh lực sang mặt trận phía Đông để đánh đòn tiêu diệt đối với quân đội Nga. Cuộc tấn công đã thắng lợi to lớn: trong chiến dịch Gorlice phía nam Ba Lan quân Nga thua to phải thực hiện cuộc rút lui lớn: bỏ Galicia, bỏ Ba Lan còn Đức chiếm cả Ukraina lẫn Belarus. Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc Nga nhưng Đức không thể buộc Nga ra khỏi chiến tranh. Nga hoàng vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì thực lực của Đức cũng đã cạn. Mặt trận phía Đông đến cuối năm 1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào cầm cự dai dẳng trên mặt trận dài 1200km từ sông Đi-nhi-ep đến vịnh Riga.
Mặt trận phía Tây 1915-1916
Trong những năm đó mặt trận phía Tây cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: chiến dịch tại Ypres (bắc Bỉ), Champagne và Artois (bắc Pháp) hai bên cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là quân Đức đã sử dụng vũ khí hoá học sau đó quân Hiệp Ước đáp trả gây chết ngạt rất nhiều quân sỹ hai bên. Năm 1916, diễn ra trận Verdun nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ 21 tháng 2 đến 18 tháng 12 năm 1916) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm Paris loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ Verdun để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10 km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt". Để giải nguy Verdun tháng 9 năm 1916 quân Anh đã tấn công tại trận sông Somme nhưng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên tlịch sử quân sự thế giới quân Anh sử dụng xe tăng tấn công và đạt hiệu quả chiến thuật rất cao.
Ngày 23 tháng 5 năm 1915 Ý gia nhập khối Đồng minh ba bên (Anh- Pháp- Nga) để chống Áo, 14 tháng 10 năm 1915 Bulgary tham gia vào phe liên minh Đức, Áo để chống Serbia. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ nhưng sôi động hẳn lên.
Chiến trường Ý – Áo: tháng 5 năm 1915 quân Ý mở chiến dịch Isonzo (12 lần) chống quân Áo nhưng thất bại và bị Áo phản công chiếm Gorizia sau lợi thế nhỏ bé này mặt trận Ý – Áo đi vào ổn định cho đến tận cuối năm 1917.
Chiến trường Balkans: Tại Balkans tháng 10 năm 1915 liên quân Đức – Áo – Bulgaria đánh tan quân Serbia tại Novo Brdo và quân Serbia phải rút lui sâu vào Albania và Hy Lạp. Để cứu nguy cho Serbia và gây áp lực lên Hy Lạp tham gia chống Liên minh Trung tâm, cuối năm 1915 liên quân Anh, Pháp tiến hành chiến dịch đổ bộ lên Salonica của Hy lạp nhưng nước này không tham gia chống Đức, Áo, Bulgaria. Chiến sự tại mặt trận Balkans tại Salonica ổn định, yên tĩnh lạ thường và các bên dường như không muốn đánh nhau cho đến tận cuối chiến tranh. Người ta gọi mặt trận Salonica là "trại tù binh lớn".
Mặt trận phía Nam 1915-1916
Chiến trường Trung Cận Đông: từ tháng 2 năm 1915 đến tận tháng 1 năm 1916 liên quân Anh, Pháp mở chiến dịch hải quân đổ bộ rất lớn trong lịch sử chiến tranh thế giới – chiến dịch Dardanelles đổ bộ gần 60 vạn quân để chiếm hai eo biển Dardanelles, Bosporus và thủ đô Istambul để buộc Đế quốc Ottoman ra khỏi chiến tranh. Chiến dịch đã thất bại: Đế quốc Ottoman vẫn đứng vững và giáng trả hiệu quả, Entente ba bên phải di tản quân về Hy Lạp.
Chiến trường Kavkaz: Tại Kavkaz quân Nga có lực lượng nhỏ hơn nhưng đã đại thắng quân Ottoman tại trận Sarikamis (từ 29 tháng 12 năm 1914 đến 4 tháng 1 năm 1915) sau đó trong năm 1915, 1916 và cho đến tận cuối năm 1917 khi Nga sụp đổ vì cách mạng, quân Nga tại Kavkaz liên tiếp đánh lui quân Ottoman, tiến lên chiếm xứ nay là Armenia. Vì người Armenia theo Chính thống giáo có cảm tình với Nga nên chính quyền Đế quốc Ottoman đã thi hành chính sách diệt chủng người Armenia làm gần 1 triệu người Armenia chết, có chấn động lớn trong dư luận châu Âu và thế giới về Thế chiến I.
Giai đoạn hai (1917-1918)
Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Lại cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung tại Galicia cũng bị các sỹ quan cao cấp khác ghen ghét không hợp tác. Đến năm 1917 người Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể chịu nổi hơn chiến tranh khi quân Đức chỉ cách Thủ đô hơn 100 km. Mặt khác những người cộng sản Nga (Bolshevik) chống chiến tranh đế quốc "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng", nhân dân và binh sỹ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đó là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga
Tuy giữa hai cuộc cách mạng Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế quân đội sau cách mạng tháng 2 đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sỹ tự bỏ ngũ, tự rút lui và truy lùng các sỹ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ địch để ra yêu sách. Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận.
Trong năm 1917 lợi thế đã nghiêng sang phía Anh-Pháp-Nga ba bên, vòng vây trên biển siết chặt kinh tế Đức của Hải quân Hoàng gia Anh đã cho thấy các kết quả. Liên quân Pháp-Anh liên tục mở các cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận.
Chiến trường Trung Cận Đông: quân Anh liên tiếp chiến thắng quân Ottoman, chiếm Baghdad (Iraq) tháng 3 năm 1917 và tổ chức thành công chiến dịch Sinai và chiến dịch Palestine chiếm Jerusalem vào tháng 12 năm 1917.
Chiến trường Ý-Áo
Cuối năm 1917 cách mạng nổ ra ở Nga, không còn mặt trận phía Đông, quân Đức – Áo được tiếp viện hùng hậu trong đó có các đơn vị xung kích của Đức làm nòng cốt, đã tổ chức chiến dịch Caporetto (26 tháng 10 năm 1917) và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân Ý. Quân Anh, Pháp phải cứu viện lập phòng tuyến cố thủ tại sông Piave. Và thế trận dừng lại ở đây cho đến hết chiến tranh. Tuy thắng lợi của Đức, Áo tại Caporetto rất to lớn nhưng vai trò thứ yếu của mặt trận Ý – Áo không làm đảo lộn thế chiến lược của chiến tranh.
Mặt trận phía tây
Liên quân Anh, Pháp chủ động trên chiến trường, trong năm 1917 chỉ có họ tấn công nhưng không thể chọc thủng nổi tuyến phòng thủ của quân Đức. Cuộc tấn công tại Verdun, Ypres, Cambrai với sử dụng ồ ạt xe tăng đều thất bại. Đặc biệt từ 9 tháng 4 đến 5 tháng 5 năm này quân đội Pháp mở chiến dịch Nivelle (theo tên của Tổng tư lệnh quân đội Pháp Robert Georges Nivelle ) với số lượng áp đảo gấp 2 lần quân Đức, kết quả: với số thương vong 50 vạn và đã thất bại và ngày nay trận này được gọi là "lò mổ của Nivelle". Đến cuối năm 1917 phòng tuyến Đức tại mặt trận phía Tây vẫn chưa phá vỡ nổi.
Hoa Kì tham chiến
Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ 20 theo đuổi chính sách không can thiệp và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho người Anh nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn giành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh. Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện bức điện Zimmermann đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày 6 tháng 4 năm 1917 Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức.
Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh
Những người cộng sản Nga (Bolshevik) chống chiến tranh đế quốc "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng", nhân dân và binh sỹ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng 2 đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. Đây là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ địch để ra yêu sách. Sau cách mạng tháng 10, Lenin đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận. Với việc ký kết hoà ước Brest-litovsk riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trả độc lập cho Ba Lan và các vùng Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trả bồi thường cho Đức và ngoài ra nước Nga Xô viết trao trả độc lập cho Phần Lan.
Tổng tấn công mùa xuân 1918 của Đức
Cuộc tổng tấn công cuối cùng của Đức diễn ra từ ngày 21 tháng 3/1918. Trước đó quân Đức đã tung ra 225 cuộc đột kích nhỏ vào phòng tuyến Anh.
Đúng 4h 43 phút rạng sáng ngày 21 tháng 3, 6.473 đại pháo nã đạn ồ ạt xuống 1 tuyến dài 40 dặm, không bỏ sót 1 vị trí nào.
9h 35 phút sáng, 3.500 súng cối tiếp tục nã đạn và 5 phút sau, 32 sư đoàn Đức tiến lên trong khi 39 sư đoàn khác sẵn sàng vào vị trí chiến đấu. Các tổ Biệt kích Đức cũng tăng cường đánh phá khắp nơi. Khói súng, bụi mù che mất quân Đức và khi quân Anh phát giác ra thì đã quá trễ. Buổi trưa phòng tuyến thứ 1 của quân Anh bị quân Đức tràn ngập, phía Pháp tình hình cũng tương tự. Ngay ngày đầu số tù binh Anh bị bắt đã lên tới 21.000 người.
Sơ đồ tiến công mùa xuân 1918 của Đức
Ngày hôm sau các toán Biệt kích Đức tiếp tục hoạt động mạnh khắp các phòng tuyến, sau đó là các toán chiến đấu xông lên chiếm giữ các vị trí vừa bị làm suy yếu. Khắp phòng tuyến Đồng Minh các đơn vị đều phải bỏ vị trí rút về phía sau. Đại đoàn 5 của Anh và Đại đoàn 1 của Pháp đều phải lùi về bờ Tây sông Somme.
Ngày thứ 3 của cuộc chiến quân Đồng Minh đã phải lùi lại khá xa, thiệt hại nặng nề nhưng quân Đức vẫn không tiến xa được như dự kiến, kế hoạch cắt đôi liên quân Anh-Pháp rồi đánh bọc sườn quân Anh và đẩy họ ra biển vẫn không thực hiện được. Quân Đức cũng mệt mỏi, suy yếu, hao hụt nặng và thiếu tiếp liệu. Ngày 28 tháng 3 thì cuộc tiến quân của Đức đột ngột dừng lại gần thành phố Albert.
Ngày 4 tháng 4, quân Đức tiếp tục tiến nhưng không thu được kết quả nào đáng kể.
Chiến dịch Georebette
Sau chiến dịch Michael, Ludendorff tiếp tục tung ra chiến dịch Georebette. Mục tiêu của ông là chọc thủng phòng tuyến Anh ở đoạn giữa La Basses và Armentiere ngày 9 tháng 4. Trước đó 2 ngày, pháo binh Đức đã bắn cường tập vào khu vực này bằng đạn công phá lẫn đạn hơi độc.
Binh sĩ của Sư đoàn 55 của Anh trúng hơi gas của Đức ở Flandre ngày 10 tháng 4/1918
Sương mù dày đặc đã trợ chiến hiệu quả cho người Đức. Quân Anh bị đẩy lùi thêm 18 km và hôm sau tới 45 km. Nhưng cũng như lần trước, đà tiến chậm lại rồi dừng hẳn do kiệt sức và sa sút tinh thần. Tới ngày 30 tháng 4, chiến dịch kết thúc, 2 bên đều bị thiệt hại nặng. Tuy nhiên, trong khi quân Đức thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng thì quân đội Mỹ do tướng John Joseph Pershing chỉ huy đang ồ ạt ra mặt trận.
Căn cứ trên lực lượng hiện tại thì quân Đồng Minh đã có thể phản công.
Tình hình sau tổng tấn công mùa xuân của Đức 1918
Tháng 7/1918 , 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu . Mỹ tham chiến khi cả hai phe đều mệt mỏi nên trở thành nước đứng đầu phe hiệp ước.
18/7/1918, 600 xe tăng phá vỡ phòng tuyến sông Macsner.
8/8/1918, liên quân Anh-Pháp đập tan phòng tuyến sông Xen, tiêu diệt 16 sư đoàn
12/9/1918 liên quân Pháp-Mỹ đánh Sern Mihern, một phòng tuyến quan trọng của Đức.
Đồng minh tấn công thắng lợi
Đức không còn khả năng chống trả kiên cường như trước đây nữa. Cuộc tấn công của liên quân đã phát triển thắng lợi và được gọi là 100 ngày tấn công: bắt đầu từ 8 tháng 8 bằng trận Amiens, liên quân đồng loạt phối hợp tấn công: với tập đoàn quân của Pháp bên phải, quân Anh bên trái, các quân đoàn Canada và Úc làm mũi nhọn tấn công chính diện với hàng trăm xe tăng và 12 vạn quân đã đánh lui quân Đức hàng chục km. Sau mấy tuần tiến công thắng lợi ngày 21 tháng 8 quân Anh tổ chức trận Sông Somme lần thứ hai đánh lui tập đoàn quân số 2 của Đức về vị trí của tuyến Hindenburg là tuyến bắt đầu chiến tranh. Đến cuối tháng 9 sau các cố gắng bất thành liên quân dừng lại ở tuyến Hindenburg và tại đây sau cách mạng tại Đức, quân Đức đã đầu hàng.
Bắt đầu từ cuối tháng 9 năm 1918 phe Đồng minh nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là Bulgaria (29 tháng 9), 30 tháng 10 Đế quốc Ottoman đầu hàng, 4 tháng 11 Áo, Hung đầu hàng riêng biệt (Đế chế Áo – Hung cùng dòng họ Habsburg đã sụp đổ).
Ngày 11 tháng 11 năm 1918 tại toa tàu hoả tại cánh rừng Compiegne (Pháp) nơi vào năm 1871 sau chiến tranh Pháp – Phổ, phía Đức đã áp đặt các điều kiện đình chiến cho Pháp, đã ký kết sự đầu hàng của Đức.
Ngày 28 tháng 6 năm 1919 các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với Đức là Hiệp định Versailles với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức. Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary, Bulgaria, Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ – hậu thân của Đế quốc Ottoman. Thế chiến thứ nhất đã kết thúc.
Cách mạng ở Đức
Tổng chỉ huy Erich Ludendorff và một số tướng lĩnh quân phiệt. Ludendorff cùng Đô đốc Reinhard Scheer trù tính dùng toàn lực hạm đội Đức tổ chức một trận hải chiến mang tính phiêu lưu xông thẳng vào hạm đội đối phương để tỏ rõ vinh quang của hạm đội Đức. Các tướng lĩnh quân phiệt Đức âm mưu không thông báo cho Thủ tướng vì biết rằng hành động này sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên tin tức về cuộc tấn công đã được các thuỷ binh tại hải cảng Kiel biết, họ nổi loạn vì không muốn làm một việc tự sát. Náo loạn và cách mạng từ đây, Hoàng đế Wilhelm II phải cách chức Ludendorff. Chính quyền được trao từ tay giới quân nhân sang cho các chính đảng tại Quốc hội Đức (Reichstag). Ludendorff tuyên bố chính quyền dân sự sẽ làm đất nước thua trận và là "nhát dao đâmsau l ưng quân đội" đây là luận điểm của các lực lượng phục thù muốn bào chữa cho thất bại của Đức trong đó có Đảng Nazi (Đảng Công nhân Đức quốc gia Xã hội chủ nghĩa hay Đảng Quốc xã) sau này của Adolf Hitler.
Công tước Max von Baden được chỉ định làm thủ tướng và ngay lập tức bắt đầu đàm phán hoà bình. Ngày 9 tháng 11 năm 1918 von Baden tuyên bố nhà vua phải thoái vị, đế quốc Đức sụp đổ, vua Wilhelm II được Hà Lan cho tị nạn chính trị và Cộng hoà Weimar ra đời.
Thống kê thiệt hại sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1914-1916
Số người chết:5,525,000
Số người bị thương: 12,831,500
Số người mất tích: 4,121,000
1917-1918
Số người chết:4,386,000
Số người bị thương: 8,388,000
Số người mất tích: 3,629,000
Tổng cộng: 38,880,000 người
Một số hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất!!!
the end
cảm ơn cô và các bạn đã đón xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)