Điểm mới và khó SH12

Chia sẻ bởi Đào Duy Toàn | Ngày 08/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Điểm mới và khó SH12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

12/15/2009
1
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 THPT
MÔN: SINH HỌC


Thanh Hoá, tháng 7 năm 2008
12/15/2009
2
NỘI DUNG TẬP HUẤN
12/15/2009
3
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH, SGK
SINH HỌC 12 THPT
A. Nội dung chương trình: 3 phần

1. Di truyền học:
- Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
- Tính qui luật của hiện tượng di truyền
- Di truyền học quần thể
- Ứng dụng di truyền học
- Di truyền học người
12/15/2009
4
2. Tiến hoá
- Bằng chứng tiến hoá
- Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
- Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
3. Sinh thái học
- Cá thể và môi trường
- Quần thể sinh vật
- Quần xã sinh vật
- Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên.
12/15/2009
5
3. Khung chương trình và phân phối chương trình sinh học 12

- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung phân phối chương trình.
- Theo đó các trường xây dựng phân phối chương trình phù hợp với thực tế.
- Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt PPCT cho các trường.
12/15/2009
6
5. Những điểm cần lưu ý
- So với chương trình SH 12 hiện hành thì chương trình SH 12 mới có những điểm mới và khó sau đây:
- Phần năm. Di truyền học: Được trình bày trọn vẹn và có đi sâu vào một số vấn đề.
- Phần sáu. Tiến hoá, ngoài việc cấu trúc lại còn thêm phần bằng chứng tiến hoá.
- Phần bảy. Sinh thái học: Được chuyển từ lớp 11 lên.
12/15/2009
7
6. So sánh chương trình Sinh học 12 chuẩn và 12 nâng cao
- Nêu được một số đặc điểm sao chép của ADN ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ.
- Lập luận được vì sao mã di truyền là mã bộ ba về mặt lí thuyết.
- Nêu được một số đặc điểm phiên mã ở tế bào nhân thực khác với tế bào nhân sơ. Nêu sơ lược về cấu trúc của gen phân đoạn ở sinh vật nhân thực: khái niệm exon và intron.
- Phân tích được mối quan hệ ADN – mARN – prôtêin – tính trạng.
12/15/2009
8
6. So sánh chương trình Sinh học 12 chuẩn và 12 nâng cao (tiếp)
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế, tính chất biểu hiện và vai trò của các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế của các dạng đột biến NST.
- Biết xác định tần số hoán vị gen, từ đó biết nguyên tắc lập bản đồ gen.
- So sánh đặc điểm di truyền ngoài NST và di truyền NST.
- Nêu được những luận điểm cơ bản của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính.
12/15/2009
9
6. So sánh chương trình Sinh học 12 chuẩn và 12 nâng cao (tiếp)
- Trình bày được các hình thức chọn lọc tự nhiên.
- Nêu được hiện tượng đa hình cân bằng di truyền
- Nêu được sơ bộ cấu trúc của loài (nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học, quần thể).
- Nêu được chiều hướng tiến hoá từng nhóm loài (tiến bộ sinh học và thoái bộ sinh học).
- Nêu được những dẫn liệu về các giai đoạn phát sinh loài người trên vùng đất Việt Nam (những di tích, bằng chứng về người cổ trên đất Việt Nam).
12/15/2009
10
6. So sánh chương trình Sinh học 12 chuẩn và 12 nâng cao (tiếp)
- Nêu được các quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: quy luật tác động tổ hợp, quy luật giới hạn. quy luật tác động không đồng đều lên chức phận sống của cơ thể và quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường.
- Phân tích được mức độ cạnh tranh giữa các loài phụ thuộc vào ổ sinh thái của chúng.
- Nêu được những nguyên nhân gây ra sự thay đổi kích thước quần thể.
12/15/2009
11
7. Giới thiệu SGK Sinh học 12 –
Những điểm mới và khó cần lưu ý
Phần ba. Di truyền học

Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
1. K/N gen (SGK)
* Lưu ý: Chỉ trình tự nuclêôtit nào điều khiển tổng hợp một sản phẩm nhất định mới gọi là gen.
12/15/2009
12
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình
nhân đôi ADN
2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc (trang 6 SGK)
- Một gen cấu trúc gồm 3 vùng: Vùng điều hoà đầu gen; vùng mã hoá; vùng kết thúc.
- Phân biệt gen phân mảnh và gen không phân mảnh
* Cần lưu ý:
Ở sinh vật nhân thực phần lớn gen cấu trúc là gen phân mảnh, còn ở sinh vật nhân sơ phần lớn là gen không phân mảnh.
12/15/2009
13
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình
nhân đôi ADN
3. Nhân đôi của ADN
* Đặc điểm tổng hợp ADN:
- 2 mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp theo 2 cách khác nhau: 1 mạch được tổng hợp liên tục, cùng hướng tái bản; mạch kia được tổng hợp gián đoạn theo kiểu ngắt quãng giật lùi.
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo tồn (khuôn mẫu và bán bảo toàn).
12/15/2009
14
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình
nhân đôi ADN
* Hình 1.2 SGK (CB) : Sơ đồ quá trình nhân đôi ADN chung cho cả sinh vật nhân sơ và nhân thực.
* Enzim ADN-pôlimeraza xúc tác kéo dài mạch mới : Chỉ gồm 1 enzim với 2 trung tâm phản ứng xúc tác tổng hợp cả 2 mạch mới.
12/15/2009
15
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình
nhân đôi ADN
* Riêng ở sinh vật nhân thực:
- Phân tử ADN có nhiều đơn vị tái bản, diễn ra đồng thời.
- Các đơn vị tái bản được tạo thành trên nhiều phân tử ADN.
- Hệ thống enzim tái bản ADN-pôlimeraza anpha,  (nhân); Trong ti thể là ADN-pôlimeraza gamma.
12/15/2009
16
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
2. Cơ chế phiên mã
- Hình 2.2. Sơ đồ khái quát về quá trình phiên mã.
+ Ở tế bào nhân sơ, mARN sau khi được tổng hợp được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
+ Ở tế bào nhân thực, mARN sau khi được tổng hợp (mARN sơ khai)  sửa đổi cắt bỏ các Intron, nối các êxôn lại  mARN trưởng thành khuếch tán qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
3. Cơ chế dịch mã (NC) :
12/15/2009
17
Bài 3. Điều hoà hoạt động gen
II. Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ.
- Hình 3.1. Mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn đường ruột (E.coli):
- K/N về opêron và gen điều hoà.
+ Đ/N: SGK trang 17.
+ 1 opêron Lac gồm : - Các gen cấu trúc (Z, Y, A);
- O (operator): Vùng vận hành;
- P (promoter): Vùng khởi động.
+ Gen điều hoà R (regulator): Không thuộc thành phần của opêron.
12/15/2009
18
Bài 3. Điều hoà hoạt động gen
- Phân biệt opêron ở sinh vật nhân sơ và ở sinh vật nhân thực:
+ Ở sinh vật nhân sơ: Opêron thuộc loại đa xistron: Gồm một nhóm gen cấu trúc. Có 1 phân tử mARN được tổng hợp chung cho các gen thuộc opêron.
+ Ở Sinh vật nhân thực: Opêron thuộc loại đơn xistron: chỉ gồm 1 gen cấu trúc.
- Hình 3.2a; hình 3.2b. Sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron Lac. Cơ chế điều hoà này xảy ra ở khâu phiên mã.
12/15/2009
19
Bài 3. Điều hoà hoạt động gen
III. Ở Sinh vật nhân thực (CN) : Phức tạp hơn.
* Xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau:
- Phiên mã (chủ yếu);
- Sau phiên mã;
- Dịch mã;
- Sau dịch mã.
- Xảy ra ngay từ trong bộ gen : gen bất hoạt, gen tăng cường, gen nhảy,…
12/15/2009
20
Bài 4. Đột biến gen
I. Đột biến gen
1. K/N (SGK trang 20). Có rất nhiều kiểu biến đổi trong cấu trúc của gen nhưng SGK chỉ xem xét những biến đổi liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen (còn gọi là đột biến điểm).
2. Các dạng đột biến gen (đột biến điểm): gồm 3 dạng (thay thế 1 cặp nuclêôtit, mất 1 cặp nuclêôtit, thêm 1 cặp nuclêôtit), không đề cập đến đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit.
12/15/2009
21
Bài 4. Đột biến gen
3. Cơ chế phát sinh đột biến gen (SGK)
* Cần lưu ý:
- Sự sai hỏng ngẫu nhiên trong tái bản ADN, là nguyên nhân phát sinh đột biến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.
- Sự bắt cặp nhầm trong tái bản ADN của các bazơnitơ dạng hiếm (hỗ biến) là nguyên nhân chính làm phát sinh đột biến thay thế cặp nuclêôtit.
- Tác nhân sinh học (nhiễm vi rút, gen nhảy) cũng là tác nhân gây đột biến gen.
12/15/2009
22
Bài 5. Đột biến cấu trúc NST
Bài 6. Đột biến số lượng NST
I. Đột biến lệch bội (dị bội thể)
II. Đột biến đa bội
12/15/2009
23
Chương II. Tính qui luật của hiện tượng di truyền
Bài 8, 9. Qui luật Men đen
Phát biểu lại nội dung các qui luật Men đen:
1. Qui luật phân li: Mỗi tính trạng đều do 1 cặp alen qui định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tại trong cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộn vào nhau. Khi giảm phân, các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.
12/15/2009
24
Bài 8, 9. Qui luật Men đen
2. Qui luật phân li độc lập: Các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
* Qui luật phân li: đúng cả cho trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
* Qui luật phân li của Men đen không cần điều kiện nghiệm đúng.
* Qui luật phân li độc lập của Men đen không cần điều kiện nghiệm đúng, ngoại trừ điều kiện các gen qui định tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
12/15/2009
25
Bài 8, 9. Qui luật Men đen
4. Các phương pháp lai được sử dụng trong nghiên cứu di truyền Men đen:
* Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
- Gồm phương pháp phân tích con lai và lai phân tích.
- Các thế hệ lai: F1, F2, F3,… (ít nhất qua 2 thế hệ).
* Lai phân tích: Cần phân biệt lai phân tích theo Men đen và lai phân tích theo nghĩa rộng.
* Lai thuận, nghịch: Mục đích nhằm xác định các tổ hợp gen thích hợp
5. Điểm mới so với Sinh học 9: Giải thích cơ sở tế bào học của qui luật phân li.
6. Sử dụng toán xác suất để giải bài tập di truyền
12/15/2009
26
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
- SGK Sinh học 12 đề cập đến sự tương tác giữa các gen không alen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Tương tác gen dễ phát hiện khi các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau.
- Tương tác gen cũng có thể xảy ra đối với các gen nằm trên cùng 1 NST, nhưng rất khó phát hiện.
- Tương tác giữa các gen, thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen.
12/15/2009
27
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
-Trong tế bào có nhiều gen cùng hoạt động và các sản phẩm của chúng thường phối hợp với nhau để cấu tạo nên tế bào cũng như điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Vì vậy cần cho học sinh thấy tương tác gen là hiện tượng phổ biến.
- Các alen của cùng 1 gen có thể tương tác theo kiểu trội lặn hoàn toàn, không hoàn toàn, đồng trội.
- Các alen thuộc các gen khác nhau có thể tương tác với nhau theo kiểu bổ trợ, át chế hoặc cộng gộp.
12/15/2009
28
Bài 11. Liên kết và hoán vị gen
- Cần giải thích vì sao trong thí nghiệm của mình Morgan không cho F1 x F1 F2 mà ông lại tiến hành phép lai phân tích cơ thể lai F1 ?
* SGK NC:
- Liên kết gen: không giải thích CSTBH (lớp 9).
- Hoán vị gen:
+ Giải thích hình 14.2 SGK (Bản đồ di truyền)
+ Khái niệm hoán vị gen và tái tổ hợp gen : Tái tổ hợp gen do HVG gây ra, tuy nhiên không phải bất kì sự hoán vị gen nào cũng dẫn đến tái tổ hợp gen.
+ TN của Morgan nhấn mạnh sự tái tổ hợp gen.
+ Tần số hoán vị gen trong TN của Morgan là 17%.
12/15/2009
29
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen.
III. Mức phản ứng của kiểu gen

1. K/N: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau là mức phản ứng của kiểu gen.
2. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của 1 kiểu gen nào đó ở động vật hay thực vật, người ta cần phải làm gì?
12/15/2009
30
Bài 14. Thực hành : Lai giống
12/15/2009
31
Bài 15 (NC). Di truyền liên kết với giới tính
- Sự di truyền chéo trong thí nghiệm là chéo toàn phần
12/15/2009
32
Bài 16 (NC). Di truyền ngoài NST
Điểm mới cần lưu ý:
- Hiện tượng bất thụ đực
- Kiến thức thực tiễn: Di truyền ti thể, đặc biệt là chỉ số ADN.
Bài 18 (NC). Bài tập chương II
Ý tưởng của tác giả SGK nhấn mạnh phương pháp giải hơn là giải hết các bài tập trong SGK
12/15/2009
33
Chương III. Di truyền học quần thể

Bài 20 (NC). Cấu trúc di truyền của quần thể
I. Khái niệm quần thể giao phối
- Khái niệm này nhấn mạnh đặc trưng về mặt di truyền.
- Thời gian trong khái niệm: Là thời gian sinh học, qua các thế hệ.
II. Tần số tương đối các alen và kiểu gen
- Lưu ý : K/N vốn gen của quần thể (quần thể không có kiểu gen mà chỉ có vốn gen).
- Cách tính tần số alen : trường hợp trội không hoàn toàn và trội hoàn toàn.
12/15/2009
34
Bài 21 (NC). Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối

Bài 21 (NC). Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối
I. Nội dung định luật Hacđi- Vanbec
Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen có xu hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
II. Điều kiện nghiệm đúng
12/15/2009
35
Chương IV. Ứng dụng di truyền học
Bài 18. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Qui trình chọn giống gồm 3 bước:
- Tạo nguồn biến dị làm nguyên liệu cho chọn lọc: Lai hữu tính, gây đột biến, công nghệ gen, công nghệ tế bào;
- Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn (chọn lọc);
- Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn.
12/15/2009
36
Bài 18. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

I. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp (Phương pháp tạo giống vật nuôi, cây trồng kinh điển) : Dựa vào việc lai tạo để tạo biến dị tổ hợp và qua đó chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn (Hình 18.1; hình 18.2 SGK)
II. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
- Chủ yếu thông qua việc lai các dòng thuần.
- Không dùng con lai F1 để làm giống
* Lưu ý: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai SGK Sinh học 12 chỉ đề cập đến một giả thuyết siêu trội (được nhiều người thừa nhận nhất).
12/15/2009
37
Bài 20. Tạo giống mới nhờ công nghệ gen

I. Công nghệ gen
1. K/N (SGK trang 84)
2. Các bước cần tiến hành trong trong kĩ thuật gen:
a) Tạo ADN tái tổ hợp
b) Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận
c) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
II. Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen
1. K/N sinh vật biến đổi gen
2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen
a) Tạo động vật biến đổi gen
b) Tạo thực vật biến đổi gen
c) Tạo vi sinh vật biến đổi gen.
12/15/2009
38
Chương V. Di truyền học người

Bài 21. Di truyền y học
I. Bệnh di truyền phân tử
II. Hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST
III. Bệnh ung thư (Hình 21.2. Quá trình hình thành ung thư vú ở người)
Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của DT học.
Cần lưu ý:
1. Liệu pháp gen- Kĩ thuật của tương lai
2. Vấn đề di truyền và khả năng trí tuệ.
3. Chỉ số ADN Bài 29 (SGK NC)
12/15/2009
39
Phần sáu. Tiến hoá
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

Bài 24. Các bằng chứng tiến hoá
I. Bằng chứng giải phẫu so sánh
II. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
III. Bằng chứng địa lí sinh vật học (Mới)
IV. Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử (Mới)
Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
12/15/2009
40
Bài 26. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

I. Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu TH
II. Các nhân tố tiến hoá
1. Thế nào là nhân tố tiến hoá : Các nhân tố làm biến đổi tần số kiểu gen và tần số alen quần thể gọi là các nhân tố tiến hoá.
2. Gồm 5 nhân tố
a) Đột biến:
* Vì sao đột biến là nhân tố tiến hoá ? Làm thay đổi tần số alen trong quần thể. Tuy nhiên tốc độ thay đổi tần số alen diễn ra chậm chạp.
* Vai trò của đột biến trong tiến hoá: Cung cấp nguồn nguyên liệu tiến hoá sơ cấp, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu.
12/15/2009
41
II. Các nhân tố tiến hoá
b) Di- nhập gen
* Vì sao di nhập gen là nhân tố tiến hoá ? Làm thay đổi tần số alen của quần thể cho và quần thể nhận.
* Vai trò: Làm thay đổi vốn gen của quần thể cho và quần thể nhận.
c) Các yếu tố ngẫu nhiên (Biến động di truyền, phiêu bạt di truyền, phiêu bạt gen)
* Vì sao các nhân tố ngẫu nhiên gọi là nhân tố tiến hoá ? Làm thay đổi mạnh mẽ tần số alen và thành phần kiểu gen cua quần thể.
12/15/2009
42
II. Các nhân tố tiến hoá
e) Giao phối không ngẫu nhiên
* Vì sao giao phối không ngẫu nhiên là NTTH ? (Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen trong quần thể)
c) Chọn lọc tự nhiên
* Vì sao CLTN là nhân tố tiến hoá ? Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
* Vai trò của CLTN: Là nhân tố định hướng tiến hoá (Qui định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá).
* Các hình thức CLTN (SGK NC): CL ổn định; CL vận động; CL phân hoá.
12/15/2009
43
II. Các nhân tố tiến hoá
3. Cần lưu ý:
* Trong 5 nhân tố tiến hoá, CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể nhanh nhất; đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất.
* Giao phối ngẫu nhiên; các cơ chế cách li không phải là nhân tố tiến hoá.
12/15/2009
44
Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

* Cần lưu ý:
- Kết quả của quá trình CLTN làm xuất hiện quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi chứ không làm xuất hiện đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- CLTN chỉ sàng lọc và nhân rộng những cá thể có kiểu hình thích nghi trong quần thể.
12/15/2009
45
Bài 28. Loài

I. Khái niệm loài sinh học
II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài.
Đây là tiêu chuẩn khách quan và chính xác nhất để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng 1 loài hay thuộc 2 loài giao phối khác nhau.
Bài 29. Quá trình hình thành loài
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lí
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
2. Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá
3. Hình thành loài bằng đột biến lớn (SGK NC)
12/15/2009
46
Bài 30. Tiến hoá lớn

I. Tiến hoá lớn và vấn đề phân loại thế giới sống
(Hình 31.1. Sơ đồ nguyên tắc phân loại các loài động vật bằng khoá lưỡng phân)
12/15/2009
47
Chương II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Bài 34. Sự phát sinh loài người

1) Theo quan niệm hiện đại thì:
- Sự tiến hoá hoá của loài người không theo trực tuyến kiểu:
Vượn người  Người vượn  Người cổ  Người hiện đại.
- Sự tiến hoá của loài người diễn ra theo kiểu phân nhánh:
12/15/2009
48
Tiến hoá phân nhánh ở người









































Người cổ Người hiện đại
Người vượn
Vượn người







Tổ tiên chung
12/15/2009
49
Phần bảy. Sinh thái học
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35. Môi trường và các nhân tố sinh thái
1. Môi trường sống:
Chia môi trường sống theo vị trí sống của sinh vật, có 4 môi trường: Môi trường nước; môi trường trên cạn; môi trường đất; môi trường sinh vật.
2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
a) Giới hạn sinh thái (SGK)
* Hình 35.1. Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật
- Đồ thị không mô tả điểm cực thuận vì trong thực tế chỉ có khoảng thuận lợi, không có điểm cực thuận.
- Đồ thị mô tả khoảng chống chịu.
12/15/2009
50


Bài 35. Môi trường và các
nhân tố sinh thái

b) Ổ sinh thái
* K/N : Ổ sinh thái của một loài sinh vật là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
* Đồ thị mô tả ổ sinh thái của 1 loài đối với 3 nhân tố sinh thái của môi trường : Nhiệt độ; độ ẩm và hàm lượng chất khoáng đều nằm trong một giới hạn sinh thái cho phép cá thể loài này tồn tại và phát triển ổn định qua thời gian và không gian.
12/15/2009
51
Đồ thì ổ sinh thái của một loài đối với 3 nhân tố sinh thái
12/15/2009
52
Bài 35. Môi trường và các
nhân tố sinh thái

* Nguyên nhân phân hoá ổ sinh thái: Cạnh tranh về nguồn sống là nguyên nhân chủ yếu.
* Lưu ý: khi dạy về K/N ổ sinh thái: Nên đi từ K/N giới hạn sinh thái  K/N ổ sinh thái.
- Ổ sinh thái của 1 nhân tố sinh thái  Ổ sinh thái riêng.
- Tập hợp giới hạn sinh thái của các nhân tố sinh thái  Ổ sinh thái chung.
c) Nơi ở: Là nơi cư trú của loài. Nơi ở nằm gọn trong ổ sinh thái.
- SGK NC trang 192: Nơi ở chứa nhiều ổ sinh thái đặc trưng cho loài Ổ sinh thái nằm trong nơi ở.
- Việc phân chia ổ sinh thái chỉ mang tính tương đối.
12/15/2009
53
Bài 35. Môi trường và các
nhân tố sinh thái

3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
a) Thích nghi với ánh sáng
- Cây ưu sáng (chịu sáng): Có những đặc điểm thích nghi để tránh tác động có hại của ánh sáng.
- Cây ưu bóng (chịu bóng): Có những đặc điểm thích nghi nhận thêm ánh sáng.
b) Thích nghi với nhiệt độ
* Sự thích nghi của động vật với nhiệt độ:
- Qui tắc Bacman:
- Qui tắc Anlen:
- Ý nghĩa của 2 qui tắc trên
12/15/2009
54
Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

1. K/N quần thể (SGK)
2. Mối quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể : biểu hiện, nguyên nhân và hiệu quả và ý nghĩa ?
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản cuả quần thể sinh vật
Mỗi quần thể có các đặc trưng cơ bản, là những dấu hiệu phân biệt quần thể này với quần thể khác: Tỉ lệ giới tính; thành phần nhóm tuổi; sự phân bố cá thể; mật độ cá thể; kích thước quần thể; tăng trưởng của quần thể; …
12/15/2009
55
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản cuả quần thể sinh vật

I. Tỉ lệ giới tính
II. Nhóm tuổi
Hình 37.1. Các tháp tuổi của quần thể sinh vật và hình 37.2. Cấu trúc tuổi của quần thể ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau đều có các độ tuổi tương ứng với nhau.
III. Sự phân bố cá thể của quần thể
1. Phân bố theo nhóm: Điều kiện sống phân bố không đồng đều; cạnh tranh yếu; hỗ trợ mạnh.
2. Phân bố đồng đều: Ngược lại.
3. Phân bố ngẫu nhiên: Điều kiện sống phân bố ngẫu nhiên; cạnh tranh yếu; hỗ trợ yếu.
IV. Mật độ quần thể
12/15/2009
56
Bài 38. Kích thước và sự tăng trưởng của quần thể sinh vật
I. Kích thước quần thể:
- Kích thước tối đa: Phụ thuộc vào sức chứa của môi trường.
Kích thước tối thiểu: Đặc trưng cho loài
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới kích thước quần thể:
Gồm 4 yếu tố : Mức sinh sản, mức tử vong, xuất cư và nhập cư.
III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật
12/15/2009
57
III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật







Hình 38.3. Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật
12/15/2009
58
III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật

1. Hệ số sinh trưởng (r):
r = dN/N.dt
N: Là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t, dN/dt là chỉ số gia tăng cá thể của quần thể (còn gọi là hệ số tăng trưởng).
2. Tăng trưởng của QT theo tiềm năng sinh học
dN/dt = r.N hay 1/N.dN/dt = r
Tích phân cơ bản 2 vế của phương trình ta có dạng hàm số mũ : Nt = No . ert
12/15/2009
59
III. Tăng trưởng của quần thể sinh vật

3. Tăng trưởng thực tế- tăng trưởng trong điều kiện hạn chế
dN/dt = r. N {(K - N )/ K}
Phương trình của đường cong thực tế có thể viết dưới dạng:
Nt = No . er( )
(No là số lượng cá thể ban đầu, Nt là số lượng cá thể ở thời điểm t, e là cơ số logarit tự nhiên e = 2,718;(K- N)/K là hệ số điều chỉnh).
12/15/2009
60
4. Chiến lược dân số của quần thể (chọn lọc theo r và theo K)
* Chọn lọc r:
- Giá trị r lớn.
- Khuynh hướng tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (J).
- Ví dụ: vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm …., các quần thể trong những hệ sinh thái trẻ.
* Chọn lọc K:
- Đường cong S luôn có giới hạn K.
- Các loài thực vật có kích thước cơ thể lớn như voi, tê giác, bò tót… và các loài cây gỗ lớn.
12/15/2009
61
Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

II. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
1. Nguyên nhân: Nhân tố vô sinh (không phụ thuộc mật độ); nhân tố hữu sinh (phụ thuôc mật độ)
3. Trạng thái cân bằng của quần thể
12/15/2009
62
3. Trạng thái cân bằng của quần thể

12/15/2009
63
3. Trạng thái cân bằng của quần thể

12/15/2009
64
Chương II. Quần xã sinh vật

Bài 40. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
II. Đặc trưng cơ bản của quần xã
1) Về thành phần loài trong quần xã
2) Về sự phân bố trong không gian của quần xã
* Phân bố theo chiều thẳng đứng: Rừng nhiệt đới : 4 tầng (Hình 40.2) + Thực vật phụ sinh
3) Đặc trưng về chức năng (học ở chương hệ sinh thái)
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
* Quan hệ hỗ trợ: Hình 40.4. trang 185 (CB).
c. Quan hệ hợp tác giữa cá và hải quỳ.
Quan hệ đối kháng:
- SGK (CB): Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác thay cho quan hệ vật ăn thịt con mồi.
12/15/2009
65
Bài 41. Diễn thế sinh thái

I. K/N diến thế sinh thái
* SGK CB:
- Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
- Theo K/N này quần xã sinh vật có thể biến đổi theo hướng đi lên hoặc đi xuống.
* SGK NC:
- Là quá trình thay thế các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tuơng đối ổn định.
- K/N này nhấn mạnh quá trình diễn thế đi lên.
12/15/2009
66
Bài 41. Diễn thế sinh thái

II. Các loại diễn thế sinh thái:
- SGK CB và CN: gồm có 2 loại DTST nguyên sinh và thứ sinh.
- Không xảy ra diễn thế phân huỷ, vì diễn thế phân huỷ không tạo ra quần xã ổn định (SGK NC).
* Cần lưu ý: Hình 41.2 (SGK CB) và hình 58.2 (SGK NC): Mỗi hình nhằm mô tả cho 1 loại diễn thế sinh thái.
III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
* Cần lưu ý:
- SGK CB: Hoạt động khai thác tài nguyên của con người là nguyên nhân bên trong đóng vai trò rất quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới suy thoái ccá quần xã sinh vật (nếu con người là thành phần của QX)
- SGK NC: Hoạt động của con người là nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế (Nếu con người không thuộc thành phần của quần xã sinh).
12/15/2009
67
Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Bài 42. Hệ sinh thái
Bài 43. Trao đổi chất trong hệ sinh thái
Bài 44. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển
12/15/2009
68
Trao đổi chất qua chu trình sinh địa hoá
12/15/2009
69
Trao đổi chất qua chu trình sinh địa hoá
* Cần lưu ý:
- Chu trình sinh địa hoá gồm 2 phần: phần vật chất tham gia vào chu trình và phần vật chất lắng đọng.
- Tuỳ thuộc phần vật chất tách khỏi chu trình lắng đọng nhiều hay ít mà phân biệt làm 2 nhóm : Chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng.
12/15/2009
70
Trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Duy Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)