Điện tích - điện trường
Chia sẻ bởi Cao Van Ngoan |
Ngày 26/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Điện tích - điện trường thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT COULOMB ( CU- LÔNG)
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật.
Một vật có thể bị nhiễm điện do: cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.
2. Điện tích. Điện tích điểm.
Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện và nó có điện tích.
Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm đang xét.
Ký hiệu: q đơn vị Culong (C) ngoài ra: 1mC = 10-3C; 1(C = 10-6C; 1nC = 109C; 1pC = 10-12C
3. Phân loại. có 2 loại: điện tích dương ( q > 0 và điện tích âm q < 0
Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
- Trong điều kiện bình thường một vật không mang điện( trung hòa về điện) tức là số tổng điện tích âm bằng tổng số điện tích dương.
- Một vật mang điện tích âm nếu vật đó thừa electron; vật mang điện tích dương nếu vật đó thiếu electron
II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi.
1. Định luật Cu-lông.
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. F = k
Trong đó:
+ k = 9.109 (N.m2 /C2) : hệ số tỉ lệ.
+ r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)
+ q1, q2 : độ lớn của hai điện tích điểm (C)
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+ Điện môi là môi trường cách điện.
+ Ở cùng khoảng cách, khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi ( lần so với khi đặt nó trong chân không. ( gọi là hằng số điện môi của môi trường (( ( 1).
+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : F = k.
+ Hằng số điện môi đặc trưng cho tính chất cách điện của chất cách điện.
------------------------------------------------------
Bài tập
Bài 1:Cho 2 điện tích , đặt cách nhau 2cm trong không khí .
Tính lực tương tác giữa hai điện tích đó.
Tính lực tương tác giữa chúng khi đặt trong dầu hỏa có ε = 2, biết khoảng cách giữa chúng không đổi.
Bài 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau khoảng r1=4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N
a. Tính độ lớn mỗi điện tích.
b. Tìm khoảng cách r2 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F2 = 3,6.10-6N.
Bài 3: Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 1 khoảng . Lực đẩy giữa chúng là .
Tìm độ lớn của các điện tích đó.
Khoảng cách giữa chúng phải bằng bao nhiêu để lực tác dụng giữa chung là.
Bài 4: Hai điện tích điểm q1 = 4.Nc; q2 = -4nC đặt trong không khí cách nhau 12cm.
a. Tính lực tương tác giữa chúng?
b. Nếu cho 2 điện tích đó vào môi trường có hằng số điện môi là ( thì lực tương tác giảm 4 lần so với lực tương tác trong không khí. Tính hằng số điện môi?
c. Để lực tương tác trong điện môi bằng lực tương tác trong không khí thì phải giảm khoảng cách giữa hai điện tích một đoạn bao nhiêu?
Bài 5: Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau một khoản r=10cm thì tương tác với nhau bằng lực F trong không khí và bằng nếu đặt trong dầu. Để lực tương tác vẫn là F thì hai điện tích phải đạt cách nhau bao nhiêu trong dầu?
Bài 6: Hai quả cầu kim loại giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau 20cm thì hút nhau bợi một lực F 1 = 5.10-7N. Nối hai quả cầu bằng một dây dẫn, xong bỏ dây dẫn đi thì hai quả cầu đẩy nhau với một lực F2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Van Ngoan
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)