Dia phuong hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Bốn | Ngày 26/04/2019 | 78

Chia sẻ tài liệu: dia phuong hoc thuộc Toán học

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA PHƯƠNG HỌC
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
* Địa phương
Địa phương là một đơn vị lãnh thổ xác định về mặt không gian, một bộ phận của một quốc gia thống nhất. Khái niệm địa phương hay vùng, theo quan điểm cổ điển, vùng là một trạng thái tổ chức chặt chẽ được thể hiện ở cảnh quan, thể hiện quan hệ ổn định giữa các sự kiện nhân văn và môi trường tự nhiên. Theo quan điểm chức năng, vùng là một cấu trúc, có một trung tâm chỉ huy điều tiết với tư cách là một yếu tố cơ bản của vùng. Như vậy, địa phương hay vùng có một mạng quan hệ: con người, hàng hóa, năng lượng, thông tin,...
Theo cách hiểu thông thường, địa phương hay vùng là một đơn vị lãnh thổ phụ thuộc vào một cấp lãnh thổ cao hơn, đồng thời lại là một vùng lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn.
Việc phân chia cấp lãnh thổ cao hơn thành các địa phương tùy thuộc vào mục đích hướng tới. Việc chọn các chỉ tiêu để phân chia phụ thuộc vào quy mô không gian của lãnh thổ được phân chia và vào tỉ lệ nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu địa phương phải sử dụng phương pháp phân tích vùng, nghiên cứu các chỉ tiêu phân vùng, các tập hợp vùng, phân tích các mối quan hệ trong vùng.
Địa phương trong khuôn khổ giáo trình này là Vùng Bắc Trung Bộ, trong đó, chủ yếu là Khu vực Thanh - Nghệ - Tĩnh.
* Địa phương học
+ Quan niệm về địa phương học
Địa phương học là tập hợp các bộ môn có nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưng đều tập trung vào nhiệm vụ nhận thức toàn diện một địa phương nhằm mục đích xây dựng địa phương đó (A. O. Berrkov 1961). Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tổng hợp các vùng, các đơn vị nghiên cứu trong vùng đó (Petter Hagg).
Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu tất cả các thành phần của điều kiện tự nhiên, từ vị trí địa lý đến tài nguyên thiên nhiên; các đặc điểm nhân văn, từ dân cư, dân tộc, các khía cạnh cơ bản của dân số (số dân, kết cấu, động lực,...) đến lịch sử hình thành và phát triển của địa phương; các vấn đề về văn hóa; các hoạt động kinh tế của con người trên lãnh thổ; nghiên cứu cấu trúc kinh tế, các đặc điểm cũng như sự phân bố trong không gian, sự biến đổi theo thời gian, các mối quan hệ kinh tế ngành, đa ngành ở trong và ngoài vùng; nghiên cứu vai trò của con người với tự nhiên, những tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường tự nhiên bao quanh,... Nghiên cứu một địa phương là nghiên cứu các đặc tính, sự phân bố và mối quan hệ giữa các thành phần riêng biệt của địa phương với nhau và giữa các thành phần với môi trường. Nghiên cứu địa phương nhất thiết phải vận dụng quan điểm nghiên cứu hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lãnh thổ, quan điểm sinh thái, quan điểm lịch sử, quan điểm dự báo.
Nghiên cứu địa phương là tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Các công trình nghiên cứu về địa phương chủ yếu gắn với việc tìm hiểu tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người của địa phương đó.
Ở Liên Xô (trước đây) và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận (phương pháp luận) và thực tiễn (tài liệu về các vùng lãnh thổ cụ thể). Theo K. F. Stroev (1974) các tài liệu về địa phương là cơ sở tốt nhất để hình thành biểu tượng và là môi trường tốt nhất để người học vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động ở địa phương người học.
Ở Pháp, kiến thức về địa phương được đưa vào chương trình địa lý phổ thông, bắt đầu từ việc tìm hiểu quê hương cho tới việc công bố các công trình nghiên cứu và hướng dẫn giảng dạy địa lý địa phương (M. Beautier và C. Daudel 1981).
Ở Việt Nam, với Dư địa chí của Nguyễn Trãi được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho địa phương học. (Dư địa chí còn gọi "An Nam vũ cống"), tác phẩm địa chí về nước Đại Việt, khoảng đầu thế kỉ 15. Sách viết bằng chữ Hán, do Nguyễn Trãi soạn năm 1435, dâng lên vua Lê Thái Tông. Sách còn có lời tập chú của Nguyễn Thiên Túng, cẩn án của Nguyễn Thiên Tích và thông luận của Lý Tử Tấn là những tác gia đương thời. Văn bản còn lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Bốn
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)