Địa phần Thực hành

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Nam | Ngày 26/04/2019 | 131

Chia sẻ tài liệu: Địa phần Thực hành thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Đặt vấn đề
I. Lời nói đầu:
Trong chương trình địa lí - nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng việc dạy và học thường có bài tập thực hành là là một mảng kiến thức rất quan trọng. Thực tế hiện nay đang đặt ra là việc sử dụng các bài tập địa lí trong nhà trường đang bị xem nhẹ. Kết quả là một bộ phận lớn học sinh không có kỹ năng giải quyết được các bài tập trong chương trình phổ thông, trong khi đề kiểm tra đánh giá, thi học sinh giỏi, kể cả kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hiện nay đều có phần kiến thức này; đó là thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận dạng biểu đồ. Chính vì vậy, phần thực hành vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 12 thường không đạt kết quả cao.
Hiện nay, có nhiều tài liệu tham khảo các tác giả đã đề cập đến những kỹ năng làm bài thực hành, tuy nhiên ở mỗi tài liệu lại chưa thể hiện sự nhất quán khi vẽ và xác định biểu đồ. Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này lại liên tục bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của trường tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng vẽ các loại biểu đồ và nhận dạng biểu đồ là một nhiệm vụ quan trong trọng của các thầy - cô giáo đối với các em học sinh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực trạng.
Trong quá trình giảng dạy Địa lí 12, tôi nhận thấy nhiều học sinh khi vẽ biểu đồ và nhận dạng biểu đồ còn hạn chế nên khi vẽ thường thiếu chính xác, tính khoa học và tính mỹ quan không cao hoặc cùng từ một bảng số liệu, nếu đặt ra một yêu cầu của đề bài khác so với ban đầu thì đa số học sinh thường còn đang lúng túng khi xác định vẽ biểu đồ nào là thích hợp. Vì vậy, nhận rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh về vẽ biểu đồ và nhận dạng biểu đồ trong các bài tập thực hành là có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách.
Nếu làm được điều này thì bài làm Địa lí của học sinh sẽ hoàn hảo hơn, giúp các em hăng say hơn trong việc học tập môn Địa lí.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
Từ thực trạng trên, để giúp học sinh có những kỹ năng vẽ biểu đồ và xác định được biểu đồ thích hợp khi làm bài kiểm tra qua các kỳ thi tôi mạnh dạn xin giới thiệu “Phương pháp rèn luyện kỹ năng vẽ các loại biểu đồ và nhận dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí THPT”.

B. Giải quyết vấn đề

I. Các giải pháp thực hiện
1. Cung cấp những kiến thức chung về kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí trong chương trình THPT.
2. Các biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí.
3. Cung cấp kiến thức thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ trong chương trình Địa lí 12.
3.1. Biểu đồ hình tròn
3.2. Biểu đồ hình cột
3.3. Biểu đồ dạng đường (đồ thị)
3.4. Biểu đồ kết hợp
3.5. Biểu đồ miền
4. Các dạng biểu đồ ứng dụng khi giảng dạy trên lớp
5. Nhận dạng biểu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)