địa lý tự nhiên biển đông

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Anh | Ngày 26/04/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: địa lý tự nhiên biển đông thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA ĐỊA LÝ
Đề tài thảo luận:
Gió mùa nhiệt đới và hưởng của nó mà đến khí hậu Việt Nam
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS. Nguyễn Thám

Nhóm học viên thực hiện :

NGUYỄN VĂN NHẬT - LỚP CAO HỌC ĐỊA LÝ – K20
Nguyễn Thị Hoàng Mai
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
Phạm Nhật Lai

Gió mùa nhiệt đới và hưởng của gió mà đến Việt Nam
5.1.Gió mùa nội chí tuyến hay nhiệt đới
5. Các loại gió mùa
5.2. Gió mùa ngoại chí tuyến hay ôn đới.
65.3. Gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.
6. Gió mùa Việt Nam
2. Quan niệm về nguyên nhân hình thành gió mùa
1. Quan niệm về gió mùa
3. Đặc điểm gió mùa
4. Khái niệm Gió mùa
NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO
1. QUAN NIỆM VỀ GIÓ MÙA
Cho đến nay định nghĩa gió mùa và phân vùng gió mùa trên bản đồ thế giới của S.P Khromov (1957) vẫn là cơ sở để nghiên cứu hiện tượng này.
- Theo S.P Khrômov: ``Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi trong khu vực gió mùa, gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông``. Khromov còn đưa ra khái niệm góc gió mùa, đó là góc giữa hướng gió thịnh hành giữa mùa đông và mùa hè lớn hơn hoặc bằng 1200. Klein (1971) và Ramage (1971) thống nhất với định nghĩa này và cụ thể hoá các tiêu chuẩn xác định khu vực gió mùa , đó là khu vực thoả mãn bốn điều kiện sau:
- Hướng gió thịnh hành tháng 1 và tháng 7 phải lệch nhau một góc 120 0- 180 0.
- Tần suất trung bình của hướng gió thịnh hành tháng 1 và tháng 7 phải vượt quá 40%.
- Xảy ra sự thay thế giữa xoáy thuận, xoáy nghịch mặt đất vào mùa đông cũng như mùa hè (Klein,1957).
- Tốc độ trung bình của gió hợp thành của ít nhất một trong hai tháng nói trên phải vượt quá 3 m/s (Ramage,1971).
- Trên hình là phân vùng các khu vực gió mùa trên thế giới của S.P Khromov (1957) và khu vực gió mùa theo tiêu chuẩn về tần suất của hướng gió thịnh hành.
- Trong đó khu vực có tần suất gió thịnh hành là 40% được gọi là khu vực có xu thế gió mùa; Khu vực có tần suất gió thịnh hành từ 40% đến 60% được gọi là khu vực gió mùa; Khu vực có tần suất gió thịnh hành lớn hơn 60% được gọi là khu vực gió mùa điển hình. Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á điển hình nhất trên Trái Đất. Đông Nam Á với gió mùa mùa đông thịnh hành với tần suất 75%, thổi từ phía áp cao châu Á (áp cao Siberi) ngược hướng với gió mùa tây nam cũng với tần suất thịnh hành hơn 60% thổi từ phần phía đông nam của áp thấp Nam Á và tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo và chuyển hướng nên là khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới.
Phân vùng gió mùa của S.P.Khromov (1957). Phần giới hạn trong hình chữ nhật là khu vực gió mùa Đông Nam Á (bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Brunei, Tây Malaysia và Singapo) theo số liệu mới (Ramage, 1971) 1. Khu vực có xu thế gió mùa 2.
Khu vực gió mùa 3. Khu vực gió mùa điển hình
1. Quan niệm về gió mùa
Gần đây Matsumoto (1995) dùng số liệu phát xạ sóng dài nhận được từ tài liệu vệ tinh NOAA quan trắc trong 12 năm (1975-1987) và tốc độ gió vĩ hướng tại mực 200 và 850mb để phân vùng các khu vực gió mùa như biểu diễn trên hình 2.2. và hai vùng mưa ngoại nhiệt đới Maiu ở Trung Quốc và Baiu ở Nhật Bản. Vùng có độ cao hơn 3000m được tô sẫm. Matsumoto (1985)
Theo Matsumoto khu vực gió mùa Đông Nam Á (SEAM-Southeast Asia Monsoon) trải dài từ phần đông biển A Rập qua Ấn Độ, vịnh Bengal tới Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) nghĩa là bao gồm cả gió mùa Nam Á, vùng gió mùa Bắc Australia và Indonesia


Hình 2.2.
Các vùng gió mùa trong khu vực gió mùa châu Á Matsumoto
1. Quan niệm về gió mùa
2. Quan niệm về nguyên nhân hình thành gió mùa
Có nhiều quan điểm
- Halây (1686): Gió mùa là cơ chế nhiệt của mặt đất.
Ông giải thích, trong mùa đông lục địa nguội lạnh hình thành những miền cao áp, nhiệt và không khí lạnh đặc hơn không khí nóng, ngược lại áp suất giảm trong không khí nóng và nhẹ trên đại dương. Vì vậy, dòng khí chuyển động từ miền áp cao trên đất liền tới miền áp thấp trên biển. Mùa hạ một dòng khí ngược hướng chuyển động từ biển tương đối lạnh vào đất liền bị đốt nóng.
- Bôơ (1944): Gió mùa là sự thay đổi nhiệt theo mùa không có cùng hướng thịnh hành.
- Sechac (1948): Gió mùa là sự thay đổi nhiệt trong khí quyển tự do giữa mùa đông và mùa hạ phù hợp với sự thay đổi hướng của nó.
- Phlôn (1951): Gió mùa là sự thay đổi có tính chất chu kỳ của hướng gió mặt đất và trên cao, là kết quả dao động bình thường của các đới hoàn lưu hành tinh.
1. Theo quan điểm triết học
Bất kì dòng không khí nào vượt qua xích đạo và lêch hướng đều gọi là gió mùa, khác dòng tín phong không chuyển qua xích đạo và không lệch hướng.
Theo quan điểm khí tượng học:
Theo quan điểm động lực học:
Do sự tương phản về khí áp giữa lục địa và đại dương, giữa lục địa bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo mùa làm phát sinh ra một loại gió chuyển động từ áp cao đến áp thấp theo mùa có hướng ngược nhau gọi là gió mùa.
 
2. Quan niệm về nguyên nhân hình thành gió mùa
Theo quan điểm động nhóm
Ở trên đại dương, sự biến thiên mùa của hoàn lưu nhiệt đới chỉ là những giao động nhỏ về cường độ của các khâu của hoàn lưu còn nét cơ bản vẫn giữ nguyên. Còn hoàn lưu ở trên lục địa và các biển lân cận thì nhịp điệu mùa thể hiện rất rõ rệt. Lục địa hấp thu được nhiệt lập tức truyền cho các lớp không khí ở trên Lục địa làm cho nhiệt độ không khí biến thiên theo mùa rõ hơn trên đại dương. Nếu như đại dương hấp thụ, tích tụ nhiệt và được các dòng biển đưa về các vĩ độ cao thì lục địa hoạt động theo phương thức khác, bề mặt lục cao.
Mùa đông, cũng ở trên dải này nhiệt độ tương đối thấp, hình thành khu vực áp cao với gió thổi gần như Tín phong nhưng tốc độ và hướng gió không thay đổi
Mùa hè, ở vĩ độ 15 – 250 dòng bức xạ lớn cho nên không khí ở trên bị đốt nóng rất nhiều và do đó hạ áp nhiệt được hình thành. Hạ áp này dần dần có chức năng hoạt động như một rãnh thấp xích đạo và tạo nên một miền hội tụ mới. Khi đó, rãnh thấp gần xích đạo thay đổi cấu trúc và yếu đi. Tín phong Nam bán cầu vượt qua xích đạo, chậm dần lại và tạo thành dải hội tụ. Không khí được hút vào miền hạ áp trên lục địa.
* Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió
+ Nhiệt độ TB > 200C
+ Biên độ nhiệt TB Khoảng 80C
+ Lượng mưa > 1000mm
- Thời tiết diễn biến thất thường
- Mùa hạ: Gió từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương tới đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn
- Mùa đông: Gió mùa thổi từ lục địa Châu Á ra đem không khí khô và lạnh
3. Đặc điểm gió mùa
TRUNG TÂM ÁP THẤP VÀO ÁP CAO VÀO MÙA HẠ
Gió mùa là dòng không khí ổn định theo mùa với sự biến đổi căn bản của hướng gió thịnh hành từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông.
Có nghĩa là ở mỗi khu vực gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ với những hướng gió thịnh hành ngược nhau hay ít nhất cũng khác biệt rõ nét với nhau.
4. Khái niệm Gió mùa
5. Các loại Gió mùa
5.1.Gió mùa nội chí tuyến hay nhiệt đới.
Tháng giêng là mùa đông ở Bắc bán cầu, trên các đại dương áp cao cận chí tuyến bành trướng ra rất rộng, trên các lục địa áp cao cũng được thành lập do mặt đất bị lạnh đi rất nhiều. Tất cả những trung tâm áp cao ấy họp thành đai liên tục trên các miền cận chí tuyến Bắc. Lúc này ở Nam bán cầu là mùa hạ, áp thấp xích đạo hơi dịch về phía nam xích đạo. Các lục địa Nam bán cầu được đốt nóng lên nhất là lục địa Úc được đốt nóng lên dữ dội, áp thấp xuống đến dưới 1006 mb. Sự chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu làm cho không khí chuyển động thành những luồng lớn từ các áp cao Bắc bán cầu sang các áp thấp Nam bán cầu theo hướng chung là Đông Bắc – Tây Nam, cùng hướng chuyển động với gió tín phong Bắc bán cầu, khi qua xích đạo để chuyển đến các áp thấp Nam bán cầu thì chuyển hướng thành gió mùa Tây Bắc mùa hạ của Nam bán cầu.
Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1?
Nam Á
Đông Nam Á
Điển hình ở Nam Á Và Đông Nam Á
Gió mùa: Chế độ gió có quy mô lớn, thổi trên nhiều vùng rộng lớn
của bề mặt Trái Đất, với sự thay đổi hướng ngược chiều hoặc
gần như ngược chiều nhau theo mùa.
Tháng bảy tình hình khí áp ngược lại. Ở miền cận chí tuyến Bắc bán cầu, trên các đại dương trung tâm cao áp thường xuyên hoạt động và hơi dịch về phía bắc, còn trên lục địa thì khí áp xuống rất thấp do bị đốt nóng mãnh liệt, đặc biệt là trên lục địa châu Á. Phía đông cao nguyên Iran, miền Tây Bắc Ấn Độ, áp thấp hạ xuống đến 998 mb. Áp thấp xích đạo lúc này hơi dịch, lên phía Bắc xích đạo và nối liền với các áp thấp lục dịa Bắc bán cầu. Ở Nam bán cầu thời kỳ này là mùa đông, các trung tâm áp cao thường xuyên cận chí tuyến bành trướng. Trên lục địa các cao áp cũng hình thành nhất là cao áp lục địa Úc có khí áp lên đến 1021 mb. Tình trạng khí áp chênh lệch ấy làm cho các luồng không khí chuyển từ các cao áp Nam bán cầu lên các áp thấp Bắc bán cầu theo hướng Đông Nam – Tây Bắc (cùng hướng với gió Tín phong), và khi vượt qua xích đạo đến các áp thấp Bắc bán cầu thì đổi hướng thành gió mùa Tây Nam mùa hạ của bán cầu Bắc. Tất nhiên là quy luật thống trị hướng gió mùa nội chí tuyến phần nào bị phá vỡ do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa lục địa và đại dương theo mùa ở bán cầu.
+ Nằm ở vĩ độ thấp.
+ Độ cao mặt trời trên đường chân trời lớn.
+ Chịu ảnh hưởng của lực Côriôlít.
+ Chịu sự hoạt động của hoàn lưu chung của khí quyển, với các khối khí: Pc, Pm, khối khí nhiệt biển Đông Trung Hoa, Tc, Tm, và E.
+ Chịu ảnh hưởng của Frônt cực, và dải hội tụ nội chí tuyến CIT.
- Hướng di chuyển.
Về mùa đông có hướng trùng với gió tín phong nhưng mùa hạ thì không trùng với gió Tín phong.
- Tính chất.
Gió mùa đông lạnh và khô ráo, gió mùa hè mát đem lại mùa mưa ẩm. Nhưng do ảnh hưởng của vị trí địa lý và những đặc điểm của hoàn cảnh tự nhiên nên sự phân bố lượng mưa trong mùa hạ không đều.
Nguyên nhân hình thành gió mùa nội chí tuyến.
Ở miền nội chí tuyến có hoàn lưu gió màu hoạt động ổn định và biểu hiện rõ nét. Nhưng do đặc điểm của điều kiện địa lý (phân bố lục địa và đại dương) của mỗi bán cấu mà cường độ gió mỗi nơi một khác. Ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương gió mùa nhiệt đới ít phát triển (trừ phần phía tây Thái Bình Dương gần lục địa châu Á). Ở các vùng nhiệt đới thuộc các đại dương quanh năm thịnh hành gió tín phong có hướng đông rất ổn định. Ở Ấn Độ Dương hoàn lưu gió mùa ổn định quan sát thấy mức độ ảnh hưởng đến trên một phạm vi rất lớn trong miền nội chí tuyến, hầu như trên toàn miền Bắc Ấn Độ Dương, bán đảo Đông Dương và những khu vực Nam Ấn Độ Dương như bắc lục địa Úc, đảo Mađagaxca cũng như vùng rộng lớn phía đông Châu Phi. Sự phát triển mạnh mẽ của gió mùa ở những miền diễn ra ở trên đều có liên quan với đặc điểm của những điều kiện địa lý như kích thước và sự phân bố của các châu lục.
 
Các khu vực hoạt động của hoàn lưu gió mùa nội chí tuyến.
Trên bản đồ khí hậu thế giới cho thấy là trên các lục địa ngoại chí tuyến, chế độ áp cao mùa đông được thay thế bởi chế độ áp thấp mùa hạ. Ngoài ra áp cao cận chí tuyến trên các đại dương Bắc bán cầu từ tháng giêng đến tháng bảy có xu hướng chuyển dần lên các vĩ độ cao hơn, ngược lại từ tháng bảy đến tháng giêng thì hơi dịch dần xuống các vĩ độ thấp hơn, còn các áp thấp á cực trên các đại dương từ mùa đông sang mùa hạ yếu dần. Nếu như phân bố khí áp ở một nơi nào đó trong quá trình một mùa tương đối ổn định và có sự biến đổi đột ngột từ mùa này sang mùa khác thì trong chế độ gió cũng xảy ra sự biến đổi tương tự. Trong một mùa gió với hướng nhất định sẽ thịnh hành so với hướng khác. Vào mùa ngược lại gió thịnh hành sẽ thay đổi ngược lại. Chế độ gió như vậy gọi là chế độ gió mùa ngoại chí tuyến.
5.2. Gió mùa ngoại chí tuyến hay ôn đới.
Các điều kiện hình thành
- Châu Á là lục địa lớn nhất trên địa cầu.
- Được bao bọc bởi Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Có cao nguyên Trung Á và khối núi Tây Tạng cao, rộng chạy từ tây sang đông.
- Có dải áp cao Xibia được hình thành do lạnh bức xạ, hoạt động với cường độ lớn, gió thổi từ xoáy nghịch về phía nam và đông nam.
- Tầng trên khí quyển ở độ cao 700 mb đại bộ phận là gió tây.
- Có sự góp mặt của xoáy thuận Địa Trung Hải.
5.3. Gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.
chế hoạt động: về phía Nam và Đông Nam qua Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản hội tụ với dòng đông bắc từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 15 - 20o tạo nên frônt phân cách. Cả hai dòng này hội hợp dần với nhau tạo thành gió mùa đông bắc tại Malaixia. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Inđônêxia) nó lệch hướng thành dòng gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc bấy giờ nằm ở 10 – 15o vĩ nam (ở phía bắc Oxtrâylia lúc này là hạ áp).
Gió mùa mùa đông ở châu Á chỉ bao quát một lớp mỏng ở gần nơi phát sinh, còn ở độ cao trên 700 mb đại bộ phận là Tín phong gió tây Gió tây ở trên cao khi gặp dãy Himalaya phân thành hai nhánh Bắc và Nam, nhưng nhánh chính là nhánh Nam, khi đến phía đông khối núi hai nhánh hợp thành một dòng duy nhất tiến đến tận Nhật Bản, ở phía nam Châu Á gió mùa mùa đông hợp với bắc Thái Bình Dương phát triển lên cao tới tận 700 mb. Gió mùa mùa đông chỉ đậm nét ở phía bắc Ấn Độ, nơi đây ở trên cao cũng như ở trên mặt đất chủ yếu là gió tây và xoáy thuận từ Địa Trung Hải tới. Không khí lạnh thâm nhập theo sau lưng các nhiễu động xoáy thuận. Dãy núi Tây Tạng, Himalaya ngăn không cho không khí ôn đới tràn xuống Ấn Độ. Ở phía nam Ấn Độ tuy cũng chịu ảnh hưởng gió mùa mùa đông nhưng yếu và không phải là không khí có nguồn gốc cực mà gió này chính là Tín phong. Xét về nguồn gốc phát sinh, nó không giống với sự xâm nhập của không khí lạnh ngoại chí tuyến cùng với gió mùa Đông Á mà là một khâu của khí lưu động nội chí tuyến.
5.3. Gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.
5.3. Gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.
TV đầu mùa hạ không chỉ duy nhất có tác động của hạ áp nhiệt được hình thành ở trên lục địa. Tuy hạ áp này đã được hình thành ở tây bắc
Ấn Độ, nhưng gió mùa lại bắt dầu từ nam Trung Quốc, sau phát triển
sang Mianma, còn ở Ấn Độ lúc đó vẫn chưa xuất hiện mưa rào, tuy nhiệt
độ ở đây vào tháng 5 đã có giá trị cực đại, nhưng một tháng sau đó gió
mùa mới xuất hiện
Sở dĩ có hiện tương trên là do đầu mùa hè đới gió tây phát triển về phía
nam Himalaya đến cả độ cao 8 km tạo thành một rãnh thấp ở trên cao
theo hướng kinh tuyến ở vịnh Bangan. Chính rãnh thấp này tạo điều kiện
cho đới gió đông ở tên cao Trung Quốc, Mianma hình thành, đây là dòng
thổi về xích đạo, là một bộ phận của hoàn lưu mùa hè giữ vai trò quan
trọng trong quá trình xác lập gió mùa hè
Vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 dòng gió tây trên cao bỗng đột ngột chuyển về phía bắc khối Tây Tạng - Himalaya và rãnh thấp trên cao theo hướng kinh tuyến tiến về phía tây. Như vậy dòng gió đông trên cao được xác lập ở trên Ấn Độ mở đường cho gió mùa mùa hè ở dưới thấp. Gió mùa bùng nổ ở Ấn Độ và Pakixtan rồi sau phát triển toàn Đông Nam Á.
Núi và cao nguyên Trung Á làm cho dòng gió tây ở trên cao lệch về phía bắc và cung cấp nguồn nhiệt cho các tầng ở trên cao. Cường độ bức xạ Mặt Trời lớn tạo nên nhiệt độ cao và từ đó một hạ áp được hình thành ở phía bắc Ấn Độ. Do điều kiện địa hình nên dòng gió mùa ở đây dày, vào tháng 6 tháng 7 chiều dày có thể đến 6 km còn ở Miến Điện đến 9 km. Về phía đông do ảnh hưởng địa hình nên dòng gió mùa mỏng hơn (ở Nhật Bản chỉ khoảng 2 km).

Các tính chất chung của gió mùa Nam Á và Đông Nam Á.

- Tính không liên tục về bản chất:
+ Nguyên nhân hình thành này phát huy thì nguyên nhân khác trở thành thứ yếu. Thể hiện rõ nhất là sự hình thành gió mùa mùa hạ ở đầu và cuối mùa hạ, về hình thức giống nhau nhưng bản chất hoàn toàn khác nhau.
+ Về mùa đông đường đi từ bắc xuống nam được duy trì nhưng tới các vĩ độ khác nhau thì tính chất hoàn toàn khác nhau, thể hiện rõ ở phía năm Viêt Nam và phía nam Ấn Độ.
- Tính hai mặt của gió mùa:
Mặt ổn định và mặt bất ổn định, theo không gian và thời gian.
+ Sự ổn định thể hiện ở tính quy mô hành tinh của các trung tâm tác động và điều khiển. Do sự kết hợp của cả hai nhân tố nhiệt lực và động lực mà trên một khu vực rộng lớn của châu Á đã bị khống chế bởi nhịp điệu biến đổi thường kỳ của hoàn lưu, tạo nên quy luật địa đới của khí hậu châu Á.
- Sự bất ổn định thể hiện ở gió mùa mùa đông được bắt đầu với sự thành lập dòng xiết ở phía nam cao nguyên Tây Tạng, gây ra sự đảo lộn hoàn lưu chứ không phải tịnh tiến dần dần của các hệ thống thời tiết. Về mùa hạ, sự bùng nổ của gió mùa trên quy mô toàn châu Á, gây ra bước tiến nhảy vọt làm mờ đi tính địa đới của khí hậu.
6. Gió mùa việt nam
- Vĩ độ: Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8o30’ VB đến 22o23’VB. Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ (khoảng từ 18 - 16o trở vào) mùa đông có thể xem như gió tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của bán cầu Nam, sự thay đổi theo mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phần phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có sự giao tranh của 2 loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và Tín phong.
- Vị trí địa lý: Do tiếp giáp với biển trên suốt 3000km ranh giới phía Đông và phía Nam đã khiến cho các luồng gió mùa thổi đến nước ta, dù xuất phát từ lục địa hay hải dương, mùa đông hay mùa hạ, đều phải trải qua một đoạn đường dài trên biển. Chỉ riêng trường hợp lưỡi áp cao cực đới đầu mùa và luồng hướng Tây của gió mùa mùa hạ mới tràn tới hướng lục địa mà thôi.
- Dòng biển trong vịnh Bắc bộ và vùng biển Đông: Mùa đông, gió hướng Bắc ổn định đã làm xuất hiện một dòng biển hướng từ Bắc xuống Nam mang theo nước lạnh từ các vùng vĩ độ cao vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng đến vùng biển Trung bộ. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa nhiệt dung giữa nước và không khí, nên trong nửa đầu mùa đông, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí. Kết quả, biển đã làm cho không khí gió mùa Đông Bắc vào nửa cuối mùa đông bị ẩm ướt tới mức gần bảo hoà, là nguyên nhân tạo nên mây mù dày đặc và mưa phùn ở Bắc bộ.
Nguyên nhân hình thành gió mùa việt nam
6. Gió mùa việt nam
- Địa hình: Đối với các hệ thống phía bắc, những địa hình núi hướng theo Tây Bắc - Đông Nam thường có tác dụng ngăn frônt và biến nó thành một dải frônt tỉnh. Còn đối với gió mùa mùa hạ cũng những dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam đã phát huy hiệu ứng feonh mạnh mẽ, hình thành gió tây khô nóng. Địa hình Bắc bộ đã tạo ra áp thấp địa phương, là tâm hút gió làm lệch hướng gió Tây Nam thành gió Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc bộ, tạo nên chế độ thời tiết đặc trưng ở lãnh thổ phía Bắc.
 
Nguyên nhân hình thành gió mùa việt nam
Các kiểu thời tiết do gió mùa gây nên ở nước ta.
Do sự tác động giữa gió mùa và Tín phong làm cho thời tiết của nước ta có nhiều biến động. Ở miền bắc thường có những giai đoạn lạnh thường xen kẽ với những quãng ngày nóng ấm, nhưng về mùa hạ đem lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Tình trạng không thuần nhất về bản chất của gió mùa làm xuất hiện những nhiễu động trong cơ chế hoàn lưu. Những nhiễu động này có quy mô và tính chất rất khác nhau, đó là:
- Frônt cực đới: Nhiễu động mạnh mẽ nhất trong mùa đông, hàng năm có khoảng 15 – 20 đợt frônt tràn tới khu vực nước ta. Tuy nhiên frônt thường yếu, không gây ra những biến đổi quan trọng về điều kiện nhiệt ẩm.
- Hội tụ nội chí tuyến: là dạng nhiễu động đặc trung của gió mùa mùa hạ, đặc điểm là tịnh tiến từ phía nam lên phía bắc và tan đi ở vĩ độ ngoài chí tuyến. Hội tụ thường đem lại mưa lớn, đó là nguyên nhân của hiện tượng mưa ngâu ở miền bắc.
- Bão: Là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất trong cơ chế gió mùa, có ý nghĩa quan trọng về mặt thời tiết. Bão thường gây mưa lớn và làm biến động đến lượng mưa của nước ta trong năm
- Rãnh nhiệt đới: là một dạng nhiễu động yếu trong tầng đối lưu trên cao, cùng với frônt cực đới, đây là nhân tố gây mưa có hệ thống trong mùa đông ở nước ta.
6. Gió mùa việt nam
6. Gió mùa việt nam
Trên Trái Đất, gió mùa nội chí tuyến là những luồng không khí chuyển động rộng lớn nhất, là hiện tượng duy nhất làm cho những khối không khí khổng lồ chuyển từ bán cầu này sang bán cầu khác, xoá cả khu lặng gió xích đạo và cận chí tuyến. Trong đại thể, gió mùa mùa hạ mát đem theo mưa, gió mùa mùa đông lạnh và khô ráo. Nhưng không phải miền nào thuộc lĩnh vực gió mùa đều có khí hậu như vậy, ở miền trung Việt Nam là một ví dụ, mùa hạ kh- Vĩ độ: Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8o30’ VB đến 22o23’VB. Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ (khoảng từ 18 - 16o trở vào) mùa đông có thể xem như gió tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của bán cầu Nam, sự thay đổi theo mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phần phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có sự giao tranh của 2 loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và Tín phong.
- Vị trí địa lý: Do tiếp giáp với biển trên suốt 3000km ranh giới phía Đông và phía Nam đã khiến cho các luồng gió mùa thổi đến nước ta, dù xuất phát từ lục địa hay hải dương, mùa đông hay mùa hạ, đều phải trải qua một đoạn đường dài trên biển. Chỉ riêng trường hợp lưỡi áp cao cực đới đầu mùa và luồng hướng Tây của gió mùa mùa hạ mới tràn tới hướng lục địa mà thôi.
- Dòng biển trong vịnh Bắc bộ và vùng biển Đông: Mùa đông, gió hướng Bắc ổn định đã làm xuất hiện một dòng biển hướng từ Bắc xuống Nam mang theo nước lạnh từ các vùng vĩ độ cao vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng đến vùng biển Trung bộ. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa nhiệt dung giữa nước và không khí, nên trong nửa đầu mùa đông, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí. Kết quả, biển đã làm cho không khí gió mùa Đông Bắc vào nửa cuối mùa đông bị ẩm ướt tới mức gần bảo hoà, là nguyên nhân tạo nên mây mù dày đặc và mưa phùn ở Bắc bộ.
- Địa hình: Đối với các hệ thống phía bắc, những địa hình núi hướng theo Tây Bắc - Đông Nam thường có tác dụng ngăn frônt và biến nó thành một dải frônt tỉnh. Còn đối với gió mùa mùa hạ cũng những dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam đã phát huy hiệu ứng feonh mạnh mẽ, hình thành gió tây khô nóng. Địa hình Bắc bộ đã tạo ra áp thấp địa phương, là tâm hút gió làm lệch hướng gió Tây Nam thành gió Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc bộ, tạo nên chế độ thời tiết đặc trưng ở lãnh thổ phía Bắc.
6. Gió mùa việt nam
Các kiểu thời tiết do gió mùa gây nên ở nước ta.
Do sự tác động giữa gió mùa và Tín phong làm cho thời tiết của nước ta có nhiều biến động. Ở miền bắc thường có những giai đoạn lạnh thường xen kẽ với những quãng ngày nóng ấm, nhưng về mùa hạ đem lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Tình trạng không thuần nhất về bản chất của gió mùa làm xuất hiện những nhiễu động trong cơ chế hoàn lưu. Những nhiễu động này có quy mô và tính chất rất khác nhau, đó là:
- Frônt cực đới: Nhiễu động mạnh mẽ nhất trong mùa đông, hàng năm có khoảng 15 – 20 đợt frônt tràn tới khu vực nước ta. Tuy nhiên frônt thường yếu, không gây ra những biến đổi quan trọng về điều kiện nhiệt ẩm.
- Hội tụ nội chí tuyến: là dạng nhiễu động đặc trung của gió mùa mùa hạ, đặc điểm là tịnh tiến từ phía nam lên phía bắc và tan đi ở vĩ độ ngoài chí tuyến. Hội tụ thường đem lại mưa lớn, đó là nguyên nhân của hiện tượng mưa ngâu ở miền bắc.
- Bão: Là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất trong cơ chế gió mùa, có ý nghĩa quan trọng về mặt thời tiết. Bão thường gây mưa lớn và làm biến động đến lượng mưa của nước ta trong năm
6. Gió mùa việt nam
- Rãnh nhiệt đới: là một dạng nhiễu động yếu trong tầng đối lưu trên cao, cùng với frônt cực đới, đây là nhân tố gây mưa có hệ thống trong mùa đông ở nước ta.
Trên Trái Đất, gió mùa nội chí tuyến là những luồng không khí chuyển động rộng lớn nhất, là hiện tượng duy nhất làm cho những khối không khí khổng lồ chuyển từ bán cầu này sang bán cầu khác, xoá cả khu lặng gió xích đạo và cận chí tuyến. Trong đại thể, gió mùa mùa hạ mát đem theo mưa, gió mùa mùa đông lạnh và khô ráo. Nhưng không phải miền nào thuộc lĩnh vực gió mùa đều có khí hậu như vậy, ở miền trung Việt Nam là một ví dụ, m ô nóng, mưa vào mùa thu và đầu mùa đông.
6. Gió mùa việt nam
Hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở khu vực Nam Á và Đông nam Á. lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rấ lớn giữa mùa hạ và mùa đông.
7. Gió mùa việt nam
Vì sao mùa xuân lại có mưa phùn
Cuối mùa đông cao áp xibia chuyển dịch về phía đông khi vào miến bắc Việt Nam thổi qua vịnh Bắc bộ mang theo nhiều hơi nước .
Bắc Trung Bộ mưa nhiều về những tháng cuối năm
Do yếu tố vị trí địa lí, địa hình -nhiệt độ lượng mưa, frônt, dải hội tụ…
NamTrung Bộ ,Nam Bộ mùa đông lại khô nóng suốt mùa
Do ở những vĩ độ thấp hơn, gần xích đạo hơn, ít ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc và chưa phải mùa hoạt động của gió mùa Tây Nam.
BÀI BÁO CÁO KẾT THÚC
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN HỌC VIÊN!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)