Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam

Chia sẻ bởi Quản Trị Viên | Ngày 03/05/2019 | 190

Chia sẻ tài liệu: Địa lý Kinh tế Xã hội Việt Nam thuộc Địa lý

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ TỰ KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM



CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ LÃNH THỔ – MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM


LÃNH THỔ VIỆT NAM LÀ MỘT KHỐI THỐNG NHẤT VÀ TOÀN VẸN, BAO GỒM VÙNG ĐẤT, VÙNG BIỂN VÀ VÙNG TRỜI
Câu hỏi 1 : Hãy phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí trong quá trình hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới
Vị trí địa lí và lãnh thổ
Toạ độ địa lí phần đất liền
Điểm cực Bắc : 23023’B (xã Lũng Cú – huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang)
Điểm cực Nam : 8027’B (Xóm Mũi – xã Đất Mũi – Huyện Ngọc Hiển – Tỉnh Cà Mau)
Điểm cực Tây : 10208’Đ (Đỉnh Khoan La San – xã Sín Thầu – huyện Mường Nhé – Tỉnh Điện Biên)
Điểm cực Đông : 109027’Đ (bản đảo Hòn Gốm – xã Vạn Thạnh – huyện Vạn Ninh – Tỉnh Khánh Hòa)
Khu vực tiếp giáp
Phía Bắc gắn liền với Trung Quốc, đường biên giới dài 1.400km
Phía Tây có đường biên giới với Lào dài 2.067 km
Biên giới với Campuchia ở Tây Nam có chiều dài 1080km
Phía Đông tiếp giáp với biển Đông với diện tích mặt biển hơn 1 triệu km2 có nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú và giá trị to lớn trong phát triển kinh tế.
Ý nghĩa của vị trí – địa lí trong việc hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới
Những thuận lợi cho việc hội nhập và phát triển kinh tế
Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á gần các nước Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển khá cao như Singapo, Malaysia, Thái Lan là những nước NICs của thế giới với mức tăng trưởng GDP 6 – 9%
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương là cầu nối giữa giữa khu vực Đông Nam Á lục địa và khu vực Đông Nam Á hải đảo.
Nằm trên bán đảo Trung Ấn giữa 2 quốc gia có nền kinh tế đang phát triển lớn mạnh là Trung Quốc và Ấn Độ
Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của châu Á với các nước NICs như Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan; gần các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản.
Mở rộng ra, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với rất nhiều nền kinh tế lớn như : Hoa Kì, Australia, Canada, New Zeland, Nga,… là khu vực có số dân đông nhất trong các tổ chức khu vực (2,65 tỷ người – 2005), GDP tìan khu vực cao nhất thế giới đạt 23.008 tỷ USD
Những thuận lợi :
Việt Nam có những thuận lợi cơ bản và những cơ hội lớn để tiếp thu kinh nghiệm quý báu về phát triển KT – XH của các nước trong khu vực.
Tranh thủ tối đa nguồn vốn, kĩ thuật – công nghệ hiện đại từ những nước phát triển trong khu vực
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khu vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Cơ hội to lớn để giao lưu kinh tế, văn hoá, tạo cơ hội hợp tác phát triển và sớm hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á và ở ranh giới trung gian, tiếp giáp với các nước lục địa và đại dương
Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á, khoảng cách từ TPHCM đến các thủ đô các quốc gia trong khu vực chênh nhau không nhiều.
Việt Nam nằm ở bán đảo Đông Dương với 2 mặt giáp biển là “chiếc cầu nối” quan trọng giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa đến các quốc gia Đông Nam Á hải đảo
Việt Nam nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp giáp giữa các lục địa (châu Á và châu Đại Dương) và giữa các đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu và Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhất Bản và các nước trong khu vực.
Những thuận lợi mang lại :
Điều kiện thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không
Xây dựng các trung tâm trung chuyển quốc tế về hàng hóa, khách quốc tế
Phát triển du lịch
Vị trí của Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại
Thu hút đầu tư nước ngoài nhờ cách chính sách mở cửa đầu tư vào các ngành ngoại thương, du lịch, kinh tế biển và quá cảnh quốc tế.
Tạo nên sự phân công lao động quốc tế
Họp tác trong phát triển các ngành kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quản Trị Viên
Dung lượng: | Lượt tài: 8
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)